Monday, November 16, 2009

VN-Index giảm nhẹ sau 3 phiên tăng liên tiếp

Các mã tăng trần hầu hết là cổ phiếu penny, ngoại trừ NTL, VIC, VIS tăng trần, bluechips hầu hết đều giảm điểm trong bối cảnh thanh khoản thấp.

VN-Index đuối sức vào cuối ngày khi mở đầu phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số này tăng nhẹ 2,76 điểm, cuối phiên giảm 2,51 điểm.

Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, thanh khoản ngân hàng đang gặp căng thẳng khi chênh lệch giữa lãi xuất huy động và lãi suất cho vay (NIM) đang có sự bất thường. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại không áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận đối với các các khoản vay đầu tư chứng khoán, bất động sản, tài sản tài chính (vàng, ngoại tệ....).

Vấn đề tại các ngân hàng hiện nay là trần lãi suất cho vay đang ở mức 10,5%/năm, trong khi đó, tại một số ngân hàng, lãi suất huy động 1 tháng là 9,9%/năm (tại NHTM cổ phần Sài Gòn SCB, lãi suất kỳ hạn 1, 2, 3 tuần bắt đầu từ ngày 11/11 lần lượt là 7,8%, 8,2%, 8,8%/năm).

Trả lời báo giới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu lý giải điều này như sau: “Khi ngân hàng thực hiện hỗ trợ lãi suất, một yêu cầu bắt buộc là không được từ chối cho vay nếu đối tượng đủ điều kiện. Hơn nữa, những hợp đồng tín dụng đã ký từ trước đã đến ngày giải ngân cũng là một áp lực về vốn đối với ngân hàng”.

Trong khi lãi suất huy động được đẩy cao, giá vàng trong nước tăng giảm thất thường, giá vàng thế giới sáng nay đã đạt đỉnh mới 1.125 USD/ounce...đã ảnh hưởng một phần đến dòng tiền đổ vào chứng khoán.

Hơn nữa, chưa đầy 2 tháng nữa, kết thúc ngày 31/12/2009, thu nhập từ đầu tư chứng khoán sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân và điều này cũng làm giảm một phần sự hấp dẫn vào kênh đầu tư này.

Trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam sáng nay (16/11), Vn-Index đóng cửa giảm 2,51 điểm xuống 545,7 điểm (mức giảm 0,46%) sau khi đã có lúc tăng trên 6 điểm, vượt ngưỡng 550 điểm.

Thị trường đóng cửa với 53 mã tăng giá, 103 mã giảm giá và 29 mã đứng giá. Thanh khoản tiếp tục giảm mạnh, đạt 47,988 triệu cổ phiếu, tương đương 2.342,24 tỷ đồng.

Thị trường đang dần tìm lại trạng thái cân bằng khi tại thời điểm tháng 10, thanh khoản trên sàn HoSe liên tục đạt trên 80 triệu cổ phiếu/phiên, đỉnh cao ngày 23/10 là 136,9 triệu cổ phiếu/phiên, như vậy hiện nay khối lượng khớp lệnh trên sàn chỉ bằng ½ so với thời điểm giữa tháng 10.

Thanh khoản trên hai sàn giảm dần trong suốt nửa đầu tháng 11 và hiện đang dao động cân bằng quanh ngưỡng 50 triệu cổ phiếu/phiên.

Trong số các cổ phiếu tăng trần và không còn dư bán sáng nay, đáng chú ý có VIC trong nhóm bluechips. VIC tăng 5.000 đồng lên 108.000 đồng/cp, khớp lệnh hơn 190.000 đơn vị, VIS của CTCP Thép Việt Ý cũng tăng 5.000 đồng lên 106.000 đồng/cp, khớp lệnh hơn 560.000 đơn vị; NTL tăng 7.000 đồng lên 158.000 đồng/cp, các mã khác như SJS, MCG..đầu phiên tăng trần, cuối phiên chỉ tăng nhẹ.

Trong khi đó, SSI có lúc tăng hơn 1.000 đồng lên 87.000 đồng/cp, cuối phiên giảm 1.500 đồng xuống 84.500 đồng/cp, STB giảm 700 đồng, VCB giảm 200 đồng, VNM giảm 1.000 đồng, PVF, REE, SAM, NKD, KDC, DRC, HAG, FPT...giảm điểm đồng loạt.

Các cổ phiếu giảm sàn phiên này là CYC, BT6, SAV...Các mã tăng trần là AGF (dư mua trần hơn 1 triệu đơn vị), HDC, DQC, HMC, ITC, LBM, SVC...

Tại sàn Hà Nội, HNX Index tăng điểm trong phần lớn thời gian giao dịch. Tuy nhiên, từ 10h, chỉ số này đã bắt đầu mất điểm và kết thúc ngày tại 183,17 điểm, giảm 0,47 điểm so với phiên trước.

Tại thời điểm đóng cửa, toàn thị trường có 110 mã tăng giá, 27 mã đứng giá và 101 mã giảm giá.

Ngoại trừ VSP tăng trần thì hầu hết các cổ phiếu chủ chốt khác đều không có biến động mạnh. BVS giảm 2.300 đồng, ACB, KLS, PVI và PVX giảm nhẹ. Phía tăng giá SHB và SHS. VCG và NTP đứng giá.

Nhìn chung, về cuối ngày, lực mua đối với nhóm cổ phiếu lớn giảm dần. Trong khi đó, nhiều cổ phiếu nhỏ lại tăng mạnh. Hầu hết những mã giảm mạnh nhất tuần trước như CTM, TKU, PHC… đều đã tăng giá trở lại.

Nhiều cổ phiếu nhỏ tăng trần với lượng dư mua lớn như CVT, GGG, KKC, HBE, HUT, PHC, PVG, TKU, TST, VTV… Nhóm cổ phiếu Sông Đà cũng có hơn chục mã tăng trần: MEC, S12, S96, SD2, SD7, SDA, SDD, SDP, STP, STL …

Những mã giảm sàn là DHI, EFI, HAD, HCT và MKV.

Tổng khối lượng giao dịch đạt 24,4 triệu đơn vị, trị giá 1.027 tỷ đồng. VCG dẫn đầu với 2,41 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp đến là SHB (2,25 triệu), VSP (1,72 triệu), KLS (1,46 triệu)…

(Theo CafeF)

No comments:

Khách Truy Cập Trong Ngày

PCR Designs Group

Giải Pháp Kinh Doanh

Thiết Kế Website

Quản Trị Website

Quảng Bá Website

Thương Mại Điện Tử

Câu Chuyện Doanh Nhân