Chương trình 700 tỷ USD cứu ngành ngân hàng kéo dài đến tháng 10/2010. Chính phủ Mỹ thừa nhận thua lỗ 61 tỷ USD khi cứu AIG, Chrysler và GM. FED thanh tra tổ chức xếp hạng tín dụng.
Các chuyên gia phân tích nâng hạng một số cổ phiếu, nỗi lo về khả năng thua lỗ tín dụng giảm bớt.
Chỉ số S&P 500 tăng 0,4% lên mức 1.095,95 điểm tại thị trường New York.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 51,08 điểm tương đương 0,5% lên mức 10.337,05 điểm.
Sau khi hồi phục được 64% từ mức thấp nhất trong 12 năm thiết lập ngày 09/03, chỉ số S&P 500 từ giữa tháng 10 đến nay không ghi nhận mức thay đổi đáng kể bởi thị trường lo lắng về khả năng đà phục hồi kinh tế sẽ khó có thể được duy trì.
Chỉ số MSCI của TTCK 23 nước phát giảm 0,2% sau khi triển vọng tín dụng của Tây Ban Nha bị S&P hạ xuống mức tiêu cực.
Chỉ số chính của TTCK Tây Ban Nha, Hy Lạp và Áo giảm hơn 2%.
Phiên hôm qua, các chỉ số giảm điểm ngay từ đầu phiên, đến khoảng gần 11h sáng, ba chỉ số chính hồi phục. Đà tăng điểm của S&P 500 và Nasdaq chỉ giữ được khoảng 30 phút còn Dow Jones tăng điểm đến khoảng 1h chiều. Từ khoảng 3h chiều, các chỉ số chính hồi phục trở lại và chốt phiên S&P 500 tăng 0,4%, Dow Jones tăng 0,5% và Nasdaq tăng 0,49%.
Vào đầu phiên, các chỉ số giảm điểm bởi nhà đầu tư lo ngại khi xếp hạng nợ của Tây Ban Nha, Hy Lạp và một số nước khác bị hạ.
Nhà đầu tư bắt đầu tìm đến sự an toàn nhiều hơn sau khi S&P hạ triển vọng đối với xếp hạng nợ của Tây Ban Nha. Thế nhưng việc các chuyên gia phân tích nâng hạng đối với cổ phiếu 3M, công ty viễn thông Sprint Nextel khiến nhà đầu tư lạc quan.
Lo ngại về khả năng tài chính của các ngân hàng nay đã chuyển sang nỗi lo lớn hơn về tình hình tài chính của chính phủ các nước. Cảnh báo từ phía S&P đối với Tây Ban Nha chỉ được đưa ra 1 ngày sau khi xếp hạng tín dụng của chính phủ Hy Lạp bị hạ.
Từ khi vụ việc Dubai gây chấn động thế giới 2 tuần trước đây, nhà đầu tư chú ý nhiều hơn đến dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán cũng biến động theo hướng đi của đồng USD, điều này đã xảy ra suốt nhiều tháng nay. Khi đồng USD giảm, giá hàng hóa trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác, lợi nhuận của những công ty kinh doanh ngoài nước Mỹ cải thiện.
Đồng USD đã ổn định và tăng giá trong tuần này, chuỗi thời gian sụt giảm liên tiếp từ tháng 3/2009 bị gián đoạn. Đồng USD giảm, nhà đầu tư tận dụng lãi suất thấp, nguồn tài chính chi phí thấp để đầu tư vào các loại tài sản mang lại lợi tức cao hơn như cổ phiếu hay hàng hóa. Dấu hiệu kinh tế phục hồi khiến nhu cầu đối với các loại tài sản an toàn giảm.
Cổ phiếu 3M, hãng sản xuất 55 nghìn loại mặt hàng khác nhau, tăng 3,4% và có mức tăng mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số công nghiệp Dow Jones.
Cổ phiếu AK Steel Holding, tập đoàn sản xuất thép, tăng 6,2% trong nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500 bởi kế hoạch nâng giá đối với sản phẩm thép các bon.
Chính phủ Mỹ thua lỗ 61 tỷ USD khi cứu AIG, Chrysler và General Motors
Bộ Tài chính Mỹ lần đầu tiên thừa nhận đã thiệt hại 61 tỷ USD đối với hai chương trình quan trọng được đưa ra để cứu kinh tế khỏi khủng hoảng tài chính tệ hại nhất trong nhiều thập kỷ.
Số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính Mỹ cho thấy chính phủ mất hơn 30 tỷ USD đối với tiền đã bơm bào Tập đoàn bảo hiểm AIG và mất hơn 30 tỷ USD khi giải cứu hãng xe Chrysler và General Motors.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính tuyên bố mức thua lỗ trên sẽ giảm đi phần nào bởi Bộ Tài chính có lãi từ việc giải cứu các ngân hàng. Mức lãi dự kiến khoảng 19,5 tỷ USD.
Như vậy nhìn chung, nếu tính cả mức lãi trên, người đóng thuế Mỹ vẫn thiệt hại 41,5 tỷ USD.
Kéo dài chương trình 700 tỷ USD cứu ngành ngân hàng đến tháng 10/2010
Chính quyền Tổng thống Obama đã quyết định kéo dài chương trình 700 tỷ USD cứu ngành tài chính cho đến tháng 10/2010. Quyết định này đã gây ra tranh cãi lớn giữa đại diện Đảng Dân chủ - những người muốn sử dụng số tiền còn lại trong kế hoạch này để tạo việc làm và đại diện Đảng Cộng hòa – người cho rằng nếu tiếp tục sử dụng số tiền trên, thâm hụt ngân sách sẽ tăng cao.
Chính quyền Tổng thống Obama cho rằng tiền trong kế hoạch giải cứu vẫn cần thiết để ngăn thêm những vấn đề trong hệ thống ngân hàng. Ở thời điểm công bố quyết định này vào ngày thứ Tư, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết việc kéo dài chương trình sẽ có tác dụng hỗ trợ những chủ sở hữu nhà ở hiện đang “khốn khổ” với thu hồi nhà và doanh nghiệp nhỏ khó khăn trong tiếp cận tín dụng.
Mức thua lỗ mà chính phủ Mỹ sẽ phải gánh từ chương trình giải cứu này sẽ thấp hơn 141 tỷ USD cho đến 200 tỷ USD so với dự báo đưa ra trước đây 2 tháng.
Tổng thống Obama cho rằng số tiền tiết kiệm được sẽ có thể giúp giảm thâm hụt ngân sách liên bang và tạo việc làm trên các thị trường khác chứ không phải phố Wall.
Bank of America đã trả lại 45 tỷ USD cho chính phủ Mỹ
Ngày thứ Tư, Bank of America cho biết đã trả lại chính phủ 45 tỷ USD nhận của chính phủ trong chương trình giải trừ tài sản xấu (TARP).
Bank of America trả lại tiền chính phủ vừa bằng tiền sẵn có và việc bán 19,29 tỷ USD trái phiếu sẽ chuyển sang cổ phiếu thường. Việc này vẫn còn tùy thuộc vào quyết định của các cổ đông.
Trong bài phát biểu mới đây, giám đốc điều hành của Bank of America cho biết ngân hàng đã giải quyết được cản trở lớn đối với hoạt động của ngân hàng và ngân hàng sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc giúp kinh tế Mỹ phục hồi.
FED “chĩa mũi dùi” vào các công ty xếp hạng tín dụng
Quan chức từ Ủy ban chứng khoán Mỹ và Bộ Tư pháp Mỹ cho biết các nhân viên thuộc hai cơ quan này hiện đang xem xét đến vai trò của các công ty xếp hạng tín dụng trên phố Wall trong khủng hoảng tài chính.
Ba công ty xếp hạng tín dụng lớn bao gồm Moody, Standard & Poor's và Fitch cho đến nay đã chịu nhiều chỉ trích về việc không đưa ra cảnh báo sớm về những rủi ro của thị trường chứng khoán thế chấp dưới chuẩn, sự sụp đổ của thị trường này là nguyên nhân trực tiếp tạo ra khủng hoảng tài chính.
Một bộ luật có hiệu lực từ năm 2007 sẽ cho phép Ủy ban chứng khoán Mỹ tiến hành những hành động thanh tra chống lại các cơ quan xếp hạng tín dụng dựa trên những tuyên bố sai lầm mà họ đưa ra.
Thông tin kinh tế Mỹ trong tuần
Ngày thứ Năm: Báo cáo về thương mại Mỹ, số lượng người Mỹ thất nghiệp lần đầu tính theo tuần
Ngày thứ Sáu: Doanh số bán lẻ Mỹ, chỉ số giá xuất khẩu và nhập khẩu, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ, trữ lượng hàng tồn kho doanh nghiệp Mỹ.
(Theo Bloomberg,AP,Reuters)
Các chuyên gia phân tích nâng hạng một số cổ phiếu, nỗi lo về khả năng thua lỗ tín dụng giảm bớt.
Chỉ số S&P 500 tăng 0,4% lên mức 1.095,95 điểm tại thị trường New York.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 51,08 điểm tương đương 0,5% lên mức 10.337,05 điểm.
Sau khi hồi phục được 64% từ mức thấp nhất trong 12 năm thiết lập ngày 09/03, chỉ số S&P 500 từ giữa tháng 10 đến nay không ghi nhận mức thay đổi đáng kể bởi thị trường lo lắng về khả năng đà phục hồi kinh tế sẽ khó có thể được duy trì.
Chỉ số MSCI của TTCK 23 nước phát giảm 0,2% sau khi triển vọng tín dụng của Tây Ban Nha bị S&P hạ xuống mức tiêu cực.
Chỉ số chính của TTCK Tây Ban Nha, Hy Lạp và Áo giảm hơn 2%.
Phiên hôm qua, các chỉ số giảm điểm ngay từ đầu phiên, đến khoảng gần 11h sáng, ba chỉ số chính hồi phục. Đà tăng điểm của S&P 500 và Nasdaq chỉ giữ được khoảng 30 phút còn Dow Jones tăng điểm đến khoảng 1h chiều. Từ khoảng 3h chiều, các chỉ số chính hồi phục trở lại và chốt phiên S&P 500 tăng 0,4%, Dow Jones tăng 0,5% và Nasdaq tăng 0,49%.
Vào đầu phiên, các chỉ số giảm điểm bởi nhà đầu tư lo ngại khi xếp hạng nợ của Tây Ban Nha, Hy Lạp và một số nước khác bị hạ.
Nhà đầu tư bắt đầu tìm đến sự an toàn nhiều hơn sau khi S&P hạ triển vọng đối với xếp hạng nợ của Tây Ban Nha. Thế nhưng việc các chuyên gia phân tích nâng hạng đối với cổ phiếu 3M, công ty viễn thông Sprint Nextel khiến nhà đầu tư lạc quan.
Lo ngại về khả năng tài chính của các ngân hàng nay đã chuyển sang nỗi lo lớn hơn về tình hình tài chính của chính phủ các nước. Cảnh báo từ phía S&P đối với Tây Ban Nha chỉ được đưa ra 1 ngày sau khi xếp hạng tín dụng của chính phủ Hy Lạp bị hạ.
Từ khi vụ việc Dubai gây chấn động thế giới 2 tuần trước đây, nhà đầu tư chú ý nhiều hơn đến dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán cũng biến động theo hướng đi của đồng USD, điều này đã xảy ra suốt nhiều tháng nay. Khi đồng USD giảm, giá hàng hóa trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác, lợi nhuận của những công ty kinh doanh ngoài nước Mỹ cải thiện.
Đồng USD đã ổn định và tăng giá trong tuần này, chuỗi thời gian sụt giảm liên tiếp từ tháng 3/2009 bị gián đoạn. Đồng USD giảm, nhà đầu tư tận dụng lãi suất thấp, nguồn tài chính chi phí thấp để đầu tư vào các loại tài sản mang lại lợi tức cao hơn như cổ phiếu hay hàng hóa. Dấu hiệu kinh tế phục hồi khiến nhu cầu đối với các loại tài sản an toàn giảm.
Cổ phiếu 3M, hãng sản xuất 55 nghìn loại mặt hàng khác nhau, tăng 3,4% và có mức tăng mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số công nghiệp Dow Jones.
Cổ phiếu AK Steel Holding, tập đoàn sản xuất thép, tăng 6,2% trong nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500 bởi kế hoạch nâng giá đối với sản phẩm thép các bon.
Chính phủ Mỹ thua lỗ 61 tỷ USD khi cứu AIG, Chrysler và General Motors
Bộ Tài chính Mỹ lần đầu tiên thừa nhận đã thiệt hại 61 tỷ USD đối với hai chương trình quan trọng được đưa ra để cứu kinh tế khỏi khủng hoảng tài chính tệ hại nhất trong nhiều thập kỷ.
Số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính Mỹ cho thấy chính phủ mất hơn 30 tỷ USD đối với tiền đã bơm bào Tập đoàn bảo hiểm AIG và mất hơn 30 tỷ USD khi giải cứu hãng xe Chrysler và General Motors.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính tuyên bố mức thua lỗ trên sẽ giảm đi phần nào bởi Bộ Tài chính có lãi từ việc giải cứu các ngân hàng. Mức lãi dự kiến khoảng 19,5 tỷ USD.
Như vậy nhìn chung, nếu tính cả mức lãi trên, người đóng thuế Mỹ vẫn thiệt hại 41,5 tỷ USD.
Kéo dài chương trình 700 tỷ USD cứu ngành ngân hàng đến tháng 10/2010
Chính quyền Tổng thống Obama đã quyết định kéo dài chương trình 700 tỷ USD cứu ngành tài chính cho đến tháng 10/2010. Quyết định này đã gây ra tranh cãi lớn giữa đại diện Đảng Dân chủ - những người muốn sử dụng số tiền còn lại trong kế hoạch này để tạo việc làm và đại diện Đảng Cộng hòa – người cho rằng nếu tiếp tục sử dụng số tiền trên, thâm hụt ngân sách sẽ tăng cao.
Chính quyền Tổng thống Obama cho rằng tiền trong kế hoạch giải cứu vẫn cần thiết để ngăn thêm những vấn đề trong hệ thống ngân hàng. Ở thời điểm công bố quyết định này vào ngày thứ Tư, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết việc kéo dài chương trình sẽ có tác dụng hỗ trợ những chủ sở hữu nhà ở hiện đang “khốn khổ” với thu hồi nhà và doanh nghiệp nhỏ khó khăn trong tiếp cận tín dụng.
Mức thua lỗ mà chính phủ Mỹ sẽ phải gánh từ chương trình giải cứu này sẽ thấp hơn 141 tỷ USD cho đến 200 tỷ USD so với dự báo đưa ra trước đây 2 tháng.
Tổng thống Obama cho rằng số tiền tiết kiệm được sẽ có thể giúp giảm thâm hụt ngân sách liên bang và tạo việc làm trên các thị trường khác chứ không phải phố Wall.
Bank of America đã trả lại 45 tỷ USD cho chính phủ Mỹ
Ngày thứ Tư, Bank of America cho biết đã trả lại chính phủ 45 tỷ USD nhận của chính phủ trong chương trình giải trừ tài sản xấu (TARP).
Bank of America trả lại tiền chính phủ vừa bằng tiền sẵn có và việc bán 19,29 tỷ USD trái phiếu sẽ chuyển sang cổ phiếu thường. Việc này vẫn còn tùy thuộc vào quyết định của các cổ đông.
Trong bài phát biểu mới đây, giám đốc điều hành của Bank of America cho biết ngân hàng đã giải quyết được cản trở lớn đối với hoạt động của ngân hàng và ngân hàng sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc giúp kinh tế Mỹ phục hồi.
FED “chĩa mũi dùi” vào các công ty xếp hạng tín dụng
Quan chức từ Ủy ban chứng khoán Mỹ và Bộ Tư pháp Mỹ cho biết các nhân viên thuộc hai cơ quan này hiện đang xem xét đến vai trò của các công ty xếp hạng tín dụng trên phố Wall trong khủng hoảng tài chính.
Ba công ty xếp hạng tín dụng lớn bao gồm Moody, Standard & Poor's và Fitch cho đến nay đã chịu nhiều chỉ trích về việc không đưa ra cảnh báo sớm về những rủi ro của thị trường chứng khoán thế chấp dưới chuẩn, sự sụp đổ của thị trường này là nguyên nhân trực tiếp tạo ra khủng hoảng tài chính.
Một bộ luật có hiệu lực từ năm 2007 sẽ cho phép Ủy ban chứng khoán Mỹ tiến hành những hành động thanh tra chống lại các cơ quan xếp hạng tín dụng dựa trên những tuyên bố sai lầm mà họ đưa ra.
Thông tin kinh tế Mỹ trong tuần
Ngày thứ Năm: Báo cáo về thương mại Mỹ, số lượng người Mỹ thất nghiệp lần đầu tính theo tuần
Ngày thứ Sáu: Doanh số bán lẻ Mỹ, chỉ số giá xuất khẩu và nhập khẩu, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ, trữ lượng hàng tồn kho doanh nghiệp Mỹ.
(Theo Bloomberg,AP,Reuters)
No comments:
Post a Comment