Số lượng người nộp đơn thất nghiệp lần đầu rơi xuống mức thấp nhất trong 1 năm, số liệu về thâm hụt thương mại khiến nhà đầu tư tin tưởng kinh tế đang hồi phục mạnh hơn.
Chỉ số S&P 500 tăng 0,6% lên mức 1.102,35 điểm tại thị trường New York.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 68,78 điểm tương đương 0,7% lên mức 10.405,83 điểm.
Chỉ số Nasdaq tăng 0,3% lên mức 2.190,86 điểm.
Sau khi tăng 64% từ mức thấp nhất trong 12 năm thiết lập ngày 09/03, chỉ số S&P 500 từ giữa tháng 10 đến nay không có nhiều thay đổi.
Số lượng người đăng ký thất nghiệp lần đầu giảm xuống 5,16 triệu, thấp hơn dự báo 5,45 triệu của các chuyên gia. Số lượng người thất nghiệp lần đầu trung bình trong 4 tuần qua rơi xuống 473.750 – mức thấp nhất trong 1 năm.
Thâm hụt thương mại Mỹ tháng 10/2009 giảm 7,6% xuống 32,9 tỷ USD, đồng USD yếu, xuất khẩu đi lên mạnh.
Đồng USD yếu giúp nhu cầu của thế giới đối với hàng hóa của Mỹ tăng lên bởi nó trở nên rẻ hơn trong mắt người nước ngoài. Xuất khẩu Mỹ tháng 10 tăng 2,5% và như vậy có tháng tăng thứ 6 liên tiếp.
Ông James Cox, chuyên gia nghiên cứu tại Harris Financial Group ở Colonial Heights, nhận xét nhu cầu đối với hàng hóa Mỹ tăng đã giúp cải thiện kinh tế nước này.
Số liệu từ lĩnh vực thương mại giảm bớt nỗi lo từ thị trường việc làm. Bộ Lao động Mỹ công bố số lượng người Mỹ bị sa thải trong tuần tăng cao hơn dự kiến lên mức 474 nghìn sau khi giảm liên tiếp 5 tuần. Con số này cao hơn dự báo của các chuyên gia tuy nhiên mức trung bình của 4 tuần rơi xuống mức thấp nhất trong 1 năm và không có nhiều biến động vẫn khiến thị trường tin tưởng.
Phiên hôm qua, các chỉ số tăng điểm ngay từ đầu phiên, đà tăng điểm được duy trì trong suốt phiên giao dịch nhưng có phần giảm vào khoảng giữa phiên. Ở mức cao nhất vào đầu phiên, Dow Jones tăng 0,9%, S&P 500 tăng 0,8%.
Cổ phiếu các công ty sản xuất nguyên liệu thô hạ 0,21%. Cổ phiếu năng lượng tăng 0,6%. Cổ phiếu tài chính tăng 0,43%. Cổ phiếu công nghệ tăng 0,29%.
Thị trường chứng khoán tăng điểm khi đồng USD ổn định. Đã nhiều tháng nay, thị trường chứng khoán và đồng USD đã biến động ngược hướng. Lãi suất cơ bản đồng USD thấp kỷ lục khiến đồng USD mất sức hấp dẫn đối với những nhà đầu tư tin tưởng vào sự phục hồi kinh tế và tìm đến tài sản có độ rủi ro cao nhưng mang lại lợi tức tốt hơn so với tiền mặt.
Những tuần gần đây, dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế đã khiến người ta kỳ vọng vào khả năng FED sẽ nâng lãi suất cơ bản sớm hơn dự kiến. Đồng USD như vậy sẽ mạnh hơn và có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán khi nhà đầu tư điều chỉnh lại danh mục đầu tư của họ.
Ông Anthony Chan, chuyên gia kinh tế trưởng tại JP Morgan, cho rằng số liệu về thị trường việc làm hôm qua giảm bớt sự hào hứng của nhà đầu tư đối với số liệu xuất khẩu và đó là lý do tại sao thị trường không thể tăng cao hơn.
Cổ phiếu ngân hàng Wells Fargo hạ mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu ngân hàng thuộc chỉ số S&P 500. Prudential Financial công bố có thể bán khoảng 5 tỷ USD cổ phiếu ngân hàng Wells Fargo.
Cổ phiếu Citigroup tăng khoảng 1,3% sau đó đà tăng giảm bớt và chốt phiên tăng 1%. Chuyên gia thuộc Deutsche Bank AG nâng xếp hạng đối với cổ phiếu Citigroup. Chuyên gia phân tích Matt O’Connor và David Ho của Deustche Bank cho rằng kế hoạch tăng vốn để trả lại tiền giải cứu của ngân hàng này sẽ có ảnh hưởng tích cực lên lợi nhuận tính trên mỗi cổ phiếu trong ngắn hạn. Citigroup đang từ chối đề nghị tăng vốn thêm 20 tỷ USD, thay vào đó ngân hàng chỉ muốn tăng vốn từ 10 đến 15 tỷ USD.
Vụ việc cứu AIG
Bộ trưởng Tài chính Mỹ hôm qua tuyên bố chính phủ Mỹ sẽ không thể lấy lại được số tiền đã đầu tư để cứu Tập đoàn bảo hiểm AIG, hai hãng xe General Motors và Chrysler. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ sẽ có lãi đối với các khoản đầu tư vào ngân hàng.
Thông tin kinh tế Mỹ trong tuần
Ngày thứ Sáu: Doanh số bán lẻ Mỹ, chỉ số giá xuất khẩu và nhập khẩu, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ, trữ lượng hàng tồn kho doanh nghiệp Mỹ.
(Theo Bloomberg, Reuters)
Chỉ số S&P 500 tăng 0,6% lên mức 1.102,35 điểm tại thị trường New York.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 68,78 điểm tương đương 0,7% lên mức 10.405,83 điểm.
Chỉ số Nasdaq tăng 0,3% lên mức 2.190,86 điểm.
Sau khi tăng 64% từ mức thấp nhất trong 12 năm thiết lập ngày 09/03, chỉ số S&P 500 từ giữa tháng 10 đến nay không có nhiều thay đổi.
Số lượng người đăng ký thất nghiệp lần đầu giảm xuống 5,16 triệu, thấp hơn dự báo 5,45 triệu của các chuyên gia. Số lượng người thất nghiệp lần đầu trung bình trong 4 tuần qua rơi xuống 473.750 – mức thấp nhất trong 1 năm.
Thâm hụt thương mại Mỹ tháng 10/2009 giảm 7,6% xuống 32,9 tỷ USD, đồng USD yếu, xuất khẩu đi lên mạnh.
Đồng USD yếu giúp nhu cầu của thế giới đối với hàng hóa của Mỹ tăng lên bởi nó trở nên rẻ hơn trong mắt người nước ngoài. Xuất khẩu Mỹ tháng 10 tăng 2,5% và như vậy có tháng tăng thứ 6 liên tiếp.
Ông James Cox, chuyên gia nghiên cứu tại Harris Financial Group ở Colonial Heights, nhận xét nhu cầu đối với hàng hóa Mỹ tăng đã giúp cải thiện kinh tế nước này.
Số liệu từ lĩnh vực thương mại giảm bớt nỗi lo từ thị trường việc làm. Bộ Lao động Mỹ công bố số lượng người Mỹ bị sa thải trong tuần tăng cao hơn dự kiến lên mức 474 nghìn sau khi giảm liên tiếp 5 tuần. Con số này cao hơn dự báo của các chuyên gia tuy nhiên mức trung bình của 4 tuần rơi xuống mức thấp nhất trong 1 năm và không có nhiều biến động vẫn khiến thị trường tin tưởng.
Phiên hôm qua, các chỉ số tăng điểm ngay từ đầu phiên, đà tăng điểm được duy trì trong suốt phiên giao dịch nhưng có phần giảm vào khoảng giữa phiên. Ở mức cao nhất vào đầu phiên, Dow Jones tăng 0,9%, S&P 500 tăng 0,8%.
Cổ phiếu các công ty sản xuất nguyên liệu thô hạ 0,21%. Cổ phiếu năng lượng tăng 0,6%. Cổ phiếu tài chính tăng 0,43%. Cổ phiếu công nghệ tăng 0,29%.
Thị trường chứng khoán tăng điểm khi đồng USD ổn định. Đã nhiều tháng nay, thị trường chứng khoán và đồng USD đã biến động ngược hướng. Lãi suất cơ bản đồng USD thấp kỷ lục khiến đồng USD mất sức hấp dẫn đối với những nhà đầu tư tin tưởng vào sự phục hồi kinh tế và tìm đến tài sản có độ rủi ro cao nhưng mang lại lợi tức tốt hơn so với tiền mặt.
Những tuần gần đây, dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế đã khiến người ta kỳ vọng vào khả năng FED sẽ nâng lãi suất cơ bản sớm hơn dự kiến. Đồng USD như vậy sẽ mạnh hơn và có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán khi nhà đầu tư điều chỉnh lại danh mục đầu tư của họ.
Ông Anthony Chan, chuyên gia kinh tế trưởng tại JP Morgan, cho rằng số liệu về thị trường việc làm hôm qua giảm bớt sự hào hứng của nhà đầu tư đối với số liệu xuất khẩu và đó là lý do tại sao thị trường không thể tăng cao hơn.
Cổ phiếu ngân hàng Wells Fargo hạ mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu ngân hàng thuộc chỉ số S&P 500. Prudential Financial công bố có thể bán khoảng 5 tỷ USD cổ phiếu ngân hàng Wells Fargo.
Cổ phiếu Citigroup tăng khoảng 1,3% sau đó đà tăng giảm bớt và chốt phiên tăng 1%. Chuyên gia thuộc Deutsche Bank AG nâng xếp hạng đối với cổ phiếu Citigroup. Chuyên gia phân tích Matt O’Connor và David Ho của Deustche Bank cho rằng kế hoạch tăng vốn để trả lại tiền giải cứu của ngân hàng này sẽ có ảnh hưởng tích cực lên lợi nhuận tính trên mỗi cổ phiếu trong ngắn hạn. Citigroup đang từ chối đề nghị tăng vốn thêm 20 tỷ USD, thay vào đó ngân hàng chỉ muốn tăng vốn từ 10 đến 15 tỷ USD.
Vụ việc cứu AIG
Bộ trưởng Tài chính Mỹ hôm qua tuyên bố chính phủ Mỹ sẽ không thể lấy lại được số tiền đã đầu tư để cứu Tập đoàn bảo hiểm AIG, hai hãng xe General Motors và Chrysler. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ sẽ có lãi đối với các khoản đầu tư vào ngân hàng.
Thông tin kinh tế Mỹ trong tuần
Ngày thứ Sáu: Doanh số bán lẻ Mỹ, chỉ số giá xuất khẩu và nhập khẩu, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ, trữ lượng hàng tồn kho doanh nghiệp Mỹ.
(Theo Bloomberg, Reuters)
No comments:
Post a Comment