Phiên giao dịch 10/12, các thị trường châu Á biến động mạnh giữa tăng và giảm điểm. Tình hình nợ chính phủ và số liệu kinh tế yếu kém của Nhật Bản tiếp tục là những yếu tố khiến nhà đầu tư thêm lo lắng.
Số lượng đơn đặt hàng máy móc, chỉ số quan trọng để tính mức chi phí đầu tư của kinh tế Nhật Bản, trong tháng 10/2009 sụt mạnh 4,5% so với tháng trước đó.
Trước đó, số liệu từ Văn phòng Nội các Nhật Bản đưa ra ngày 9/12 cho thấy, tăng trưởng GDP của nước này trong quý 3/2009 ở 1,3%, thấp hơn so với mức 4,8% công bố ban đầu.
Ngoài ra, theo ông Ben Kwong Man Bun, quan chức thuộc KGI Asia Limited tại Hồng Kông, những yếu tố không chắc chắn xung quanh nền kinh tế Mỹ và hệ thống tài chính như vấn đề của Dubai, xếp hạng nợ của Tây Ban Nha, Hy Lạp... cũng đang khiến nhà đầu tư lo ngại.
Chính vì vậy, bất chấp phiên tăng điểm trước đó của Phố Wall, hầu hết các chỉ số chứng khoán chủ chốt ở châu Á vẫn biến động mạnh. Dầu thô tụt xuống dưới 71 USD/thùng cũng đè nặng lên giá chứng khoán. Trên thị trường ngoại hối, USD tăng giá nhẹ so với cả Yen Nhật và Euro.
Chốt phiên giao dịch ngày 10/12, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 141,90 điểm, tương đương 1,4%, xuống 9.862,82 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 41,72 điểm, tương đương 0,2%, xuống 21.700,04 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 18,56 điểm, tương đương 1,1%, lên 1.652,73 điểm. Chứng khoán Australia giảm 0,7%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,5%.
Đêm qua, trên sàn chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 51,08 điểm, tương đương 0,5%, lên 10.337,05 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,01 điểm, tương đương 0,4%, lên 1.095,95 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 10,74 điểm lên 2.183,73 điểm.
Sau khi hồi phục được 64% từ mức thấp nhất trong 12 năm thiết lập ngày 9/3, từ giữa tháng 10 tới nay, chỉ số S&P 500 không ghi nhận mức thay đổi đáng kể, bởi thị trường quan ngại khả năng đà phục hồi kinh tế khó có thể được duy trì.
(Theo AP, BLB)
Số lượng đơn đặt hàng máy móc, chỉ số quan trọng để tính mức chi phí đầu tư của kinh tế Nhật Bản, trong tháng 10/2009 sụt mạnh 4,5% so với tháng trước đó.
Trước đó, số liệu từ Văn phòng Nội các Nhật Bản đưa ra ngày 9/12 cho thấy, tăng trưởng GDP của nước này trong quý 3/2009 ở 1,3%, thấp hơn so với mức 4,8% công bố ban đầu.
Ngoài ra, theo ông Ben Kwong Man Bun, quan chức thuộc KGI Asia Limited tại Hồng Kông, những yếu tố không chắc chắn xung quanh nền kinh tế Mỹ và hệ thống tài chính như vấn đề của Dubai, xếp hạng nợ của Tây Ban Nha, Hy Lạp... cũng đang khiến nhà đầu tư lo ngại.
Chính vì vậy, bất chấp phiên tăng điểm trước đó của Phố Wall, hầu hết các chỉ số chứng khoán chủ chốt ở châu Á vẫn biến động mạnh. Dầu thô tụt xuống dưới 71 USD/thùng cũng đè nặng lên giá chứng khoán. Trên thị trường ngoại hối, USD tăng giá nhẹ so với cả Yen Nhật và Euro.
Chốt phiên giao dịch ngày 10/12, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 141,90 điểm, tương đương 1,4%, xuống 9.862,82 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 41,72 điểm, tương đương 0,2%, xuống 21.700,04 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 18,56 điểm, tương đương 1,1%, lên 1.652,73 điểm. Chứng khoán Australia giảm 0,7%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,5%.
Đêm qua, trên sàn chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 51,08 điểm, tương đương 0,5%, lên 10.337,05 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,01 điểm, tương đương 0,4%, lên 1.095,95 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 10,74 điểm lên 2.183,73 điểm.
Sau khi hồi phục được 64% từ mức thấp nhất trong 12 năm thiết lập ngày 9/3, từ giữa tháng 10 tới nay, chỉ số S&P 500 không ghi nhận mức thay đổi đáng kể, bởi thị trường quan ngại khả năng đà phục hồi kinh tế khó có thể được duy trì.
(Theo AP, BLB)
No comments:
Post a Comment