Tiếp tục phiên thứ 5 tăng điểm liên tục, hôm qua VN-Index đóng cửa với mức tăng 0,91 điểm, đạt 547,69 điểm. Thị trường liệu có giữ được xu hướng này sau ngày 2.9 là điều mà các nhà đầu tư (NĐT) quan tâm nhất hiện nay.
Hướng đến ngưỡng 560 điểm
Trong phiên 1.9, dù chỉ số chứng khoán vẫn duy trì mức tăng nhưng đối với nhiều mã, đây là một phiên điều chỉnh giảm trước ngày nghỉ lễ 2.9. VN-Index tăng điểm nhẹ vào cuối phiên là do một số cổ phiếu (CP) bứt phá tăng kịch trần với khối lượng giao dịch đột biến. Chẳng hạn như SSI, HAG, VSH, CII, SFI,... đang thu hút sự chú ý của các NĐT cả trong và ngoài nước. Hơn nữa, khối lượng giao dịch toàn thị trường vẫn tiếp tục sôi động khi lực cầu tiếp tục gia tăng mạnh mẽ với gần 4.500 tỉ đồng được duy trì trên cả hai sàn chứng khoán.
Một điều khá ngạc nhiên là nếu như ở các phiên tăng điểm trước đó, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được cho là có tác động của TTCK các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật,... thì lần này VN-Index đã đi ngược. NĐT nước ngoài vẫn tiếp tục mua ròng trên cả hai sàn chứng khoán trong thời gian qua nhưng khối lượng giao dịch của khối này hiện chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong thị trường.
Phần lớn các NĐT đang có tâm lý lạc quan, chờ đợi thông tin gói kích cầu thứ 2 của Chính phủ có thể sẽ được công bố chính thức sau kỳ nghỉ lễ 2.9 cùng với việc duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức 30% của các ngân hàng. Từ đó các công ty chứng khoán dự báo mốc tâm lý 550 điểm sẽ được VN-Index chinh phục trong vài phiên tới để đi đến đỉnh cao hơn. Trong khi đó, nhiều NĐT đang kỳ vọng VN-Index có khả năng lặp lại đỉnh cũ ở mức 561 điểm tạo ra vào ngày 27.8.2008.
Một chuyên gia chứng khoán tại TP.HCM phân tích, tính chỉ số P/E của toàn thị trường Việt Nam hiện nay đang ở mức 19 lần thì vẫn còn thấp hơn nhiều thị trường trong khu vực như Thái Lan 24,9, Singapore là 30,3, Thượng Hải là 25,2,... "P/E đó là thấp hay cao thì khó nói nhưng có sự so sánh để thấy rằng TTCK Việt Nam vẫn còn hấp dẫn NĐT. Nếu so sánh chỉ số này trong quá khứ của chính nó - có khi tăng đến 30 lần - thì hiện nay không phải là quá cao. Trong khi đó nếu mức kỳ vọng của NĐT vào thời gian tới và tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đều khả quan thì P/E cuối năm nay sẽ thấp hơn nữa", vị chuyên gia này nói.
Tăng cả trung và dài hạn
Điều thú vị hiện nay là có sự trùng hợp về ngưỡng kháng cự gần nhất của VN-Index dưới góc độ phân tích kỹ thuật và cả về mặt tâm lý, VN-Index nằm xoay quanh mức 560 điểm. Xét tổng thể, tình hình kinh tế trong và ngoài nước hiện nay đã tốt hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2008. Nếu như sau đợt nghỉ lễ 2.9.2008, thị trường bắt đầu đi xuống sau khi Ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ sụp đổ và hàng loạt thông tin xấu của ngành tài chính thế giới diễn ra thì nay, các thông tin xấu dường như không còn nữa. Thay vào đó sẽ là thông tin về kết quả kinh doanh quý 3 của doanh nghiệp niêm yết, thông tin chia cổ tức và thưởng CP... sẽ được NĐT chờ đón. Điều đó cũng sẽ góp phần tạo nên sự phân hóa giữa các CP trên thị trường.
Theo nhận định của Công ty chứng khoán Đà Nẵng, tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay khả quan hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2008. Đặc biệt yếu tố cơ bản của nền kinh tế cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết ngày nay đã tốt hơn. Do vậy rất nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục xu thế tăng sau lễ 2.9. Điều này cho thấy xu hướng từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, khi thị trường đã đạt đến những đỉnh cao mới thì tâm lý bán chốt lời là điều không tránh khỏi. Khi đó thị trường có những phiên điều chỉnh nhưng cũng chỉ ở mức thấp. Bên cạnh đó, dòng tiền hiện vẫn đang lưu giữ trong thị trường và hầu như chưa có kênh đầu tư nào khác hấp dẫn hơn để hút tiền ra khỏi chứng khoán.
Trên thực tế, khi lượng giao dịch hằng ngày trên thị trường vẫn duy trì ở các mức cao như hiện nay thì NĐT cũng đã yên tâm hơn. Cơ hội cho NĐT đầu tư trung và dài hạn là rất lớn. Nhất là dự báo năm nay sẽ có gần một nửa doanh nghiệp niêm yết vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm đến 60% do kinh tế đã dần phục hồi.
(Theo ThanhNien)
Hướng đến ngưỡng 560 điểm
Trong phiên 1.9, dù chỉ số chứng khoán vẫn duy trì mức tăng nhưng đối với nhiều mã, đây là một phiên điều chỉnh giảm trước ngày nghỉ lễ 2.9. VN-Index tăng điểm nhẹ vào cuối phiên là do một số cổ phiếu (CP) bứt phá tăng kịch trần với khối lượng giao dịch đột biến. Chẳng hạn như SSI, HAG, VSH, CII, SFI,... đang thu hút sự chú ý của các NĐT cả trong và ngoài nước. Hơn nữa, khối lượng giao dịch toàn thị trường vẫn tiếp tục sôi động khi lực cầu tiếp tục gia tăng mạnh mẽ với gần 4.500 tỉ đồng được duy trì trên cả hai sàn chứng khoán.
Một điều khá ngạc nhiên là nếu như ở các phiên tăng điểm trước đó, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được cho là có tác động của TTCK các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật,... thì lần này VN-Index đã đi ngược. NĐT nước ngoài vẫn tiếp tục mua ròng trên cả hai sàn chứng khoán trong thời gian qua nhưng khối lượng giao dịch của khối này hiện chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong thị trường.
Phần lớn các NĐT đang có tâm lý lạc quan, chờ đợi thông tin gói kích cầu thứ 2 của Chính phủ có thể sẽ được công bố chính thức sau kỳ nghỉ lễ 2.9 cùng với việc duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức 30% của các ngân hàng. Từ đó các công ty chứng khoán dự báo mốc tâm lý 550 điểm sẽ được VN-Index chinh phục trong vài phiên tới để đi đến đỉnh cao hơn. Trong khi đó, nhiều NĐT đang kỳ vọng VN-Index có khả năng lặp lại đỉnh cũ ở mức 561 điểm tạo ra vào ngày 27.8.2008.
Một chuyên gia chứng khoán tại TP.HCM phân tích, tính chỉ số P/E của toàn thị trường Việt Nam hiện nay đang ở mức 19 lần thì vẫn còn thấp hơn nhiều thị trường trong khu vực như Thái Lan 24,9, Singapore là 30,3, Thượng Hải là 25,2,... "P/E đó là thấp hay cao thì khó nói nhưng có sự so sánh để thấy rằng TTCK Việt Nam vẫn còn hấp dẫn NĐT. Nếu so sánh chỉ số này trong quá khứ của chính nó - có khi tăng đến 30 lần - thì hiện nay không phải là quá cao. Trong khi đó nếu mức kỳ vọng của NĐT vào thời gian tới và tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đều khả quan thì P/E cuối năm nay sẽ thấp hơn nữa", vị chuyên gia này nói.
Tăng cả trung và dài hạn
Điều thú vị hiện nay là có sự trùng hợp về ngưỡng kháng cự gần nhất của VN-Index dưới góc độ phân tích kỹ thuật và cả về mặt tâm lý, VN-Index nằm xoay quanh mức 560 điểm. Xét tổng thể, tình hình kinh tế trong và ngoài nước hiện nay đã tốt hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2008. Nếu như sau đợt nghỉ lễ 2.9.2008, thị trường bắt đầu đi xuống sau khi Ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ sụp đổ và hàng loạt thông tin xấu của ngành tài chính thế giới diễn ra thì nay, các thông tin xấu dường như không còn nữa. Thay vào đó sẽ là thông tin về kết quả kinh doanh quý 3 của doanh nghiệp niêm yết, thông tin chia cổ tức và thưởng CP... sẽ được NĐT chờ đón. Điều đó cũng sẽ góp phần tạo nên sự phân hóa giữa các CP trên thị trường.
Theo nhận định của Công ty chứng khoán Đà Nẵng, tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay khả quan hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2008. Đặc biệt yếu tố cơ bản của nền kinh tế cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết ngày nay đã tốt hơn. Do vậy rất nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục xu thế tăng sau lễ 2.9. Điều này cho thấy xu hướng từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, khi thị trường đã đạt đến những đỉnh cao mới thì tâm lý bán chốt lời là điều không tránh khỏi. Khi đó thị trường có những phiên điều chỉnh nhưng cũng chỉ ở mức thấp. Bên cạnh đó, dòng tiền hiện vẫn đang lưu giữ trong thị trường và hầu như chưa có kênh đầu tư nào khác hấp dẫn hơn để hút tiền ra khỏi chứng khoán.
Trên thực tế, khi lượng giao dịch hằng ngày trên thị trường vẫn duy trì ở các mức cao như hiện nay thì NĐT cũng đã yên tâm hơn. Cơ hội cho NĐT đầu tư trung và dài hạn là rất lớn. Nhất là dự báo năm nay sẽ có gần một nửa doanh nghiệp niêm yết vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm đến 60% do kinh tế đã dần phục hồi.
(Theo ThanhNien)
No comments:
Post a Comment