Chốt phiên giao dịch ngày 2/9, chứng khoán châu Á hạ điểm. Chỉ số MSCI khu vực giảm mạnh nhất trong vòng 2 tuần qua, do hai doanh nghiệp Seven & I và Sekisui cắt giảm dự báo mức lãi.
Giá cổ phiếu của Seven & I, chủ chuỗi cửa hàng tự chọn lớn nhất thế giới và công ty xây dựng nhà ở lớn nhất Nhật Bản - Sekisui giảm hơn 2% tại thị trường Tokyo. Tập đoàn ngân hàng lớn nhất Australia về giá trị thị trường, Westpac, giảm 2,3%. Hãng sản xuất chíp nhớ số 1 Nhật Bản, Elpida, giảm tới 16%.
Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 1,5% xuống 112, 31 điểm vào lúc 7h47 tối tại Tokyo, mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 17/8 tới nay. Chỉ số này đã tăng 59% từ mức thấp nhất trong vòng hơn 5 năm nay thiết lập hôm 9/3.
“Chúng tôi vẫn thận trọng đối với thị trường này” - Pearlyn Wong, chuyên gia phân tích đầu tư thuộc công ty Bank Julius Baer có trụ sở ở Singapore, nhận định.
Chỉ số chứng khoán Nhật Bản, Nikkei 225, giảm 2,4%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,8%. Cổ phiếu của Air China giảm 4,6% trên thị trường Hồng Kông, sau khi Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ tăng giá dầu.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 1,7%, bất kể báo cáo trước đó của chính phủ nước này cho thấy kinh tế Australia đã tăng trưởng nhanh hơn trong quý 2. Cổ phiếu của tập đoàn khai khoáng lớn thứ 3 thế giới, Rio Tinto, giảm 2,2% tại Sydney do giá đồng và dầu thô giảm mạnh trên thị trường New York.
Chỉ số chứng khoán Trung Quốc, Shanghai Composite, tăng 1,16% sau khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố, Chính phủ Trung Quốc sẽ duy trì chính sách tài chính nới lỏng. Tập đoàn bất động sản Poly, nhà phát triển địa ốc lớn thứ hai ở nước này, đã tăng 3,7%.
Khoảng 35% trong số 635 công ty thuộc chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương đã báo cáo lãi ròng cao hơn dự báo của các chuyên gia phân tích, trong khi 21% báo cáo không đạt, theo số liệu tập hợp của Bloomberg.
(Theo Bloomberg)
Giá cổ phiếu của Seven & I, chủ chuỗi cửa hàng tự chọn lớn nhất thế giới và công ty xây dựng nhà ở lớn nhất Nhật Bản - Sekisui giảm hơn 2% tại thị trường Tokyo. Tập đoàn ngân hàng lớn nhất Australia về giá trị thị trường, Westpac, giảm 2,3%. Hãng sản xuất chíp nhớ số 1 Nhật Bản, Elpida, giảm tới 16%.
Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 1,5% xuống 112, 31 điểm vào lúc 7h47 tối tại Tokyo, mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 17/8 tới nay. Chỉ số này đã tăng 59% từ mức thấp nhất trong vòng hơn 5 năm nay thiết lập hôm 9/3.
“Chúng tôi vẫn thận trọng đối với thị trường này” - Pearlyn Wong, chuyên gia phân tích đầu tư thuộc công ty Bank Julius Baer có trụ sở ở Singapore, nhận định.
Chỉ số chứng khoán Nhật Bản, Nikkei 225, giảm 2,4%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,8%. Cổ phiếu của Air China giảm 4,6% trên thị trường Hồng Kông, sau khi Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ tăng giá dầu.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 1,7%, bất kể báo cáo trước đó của chính phủ nước này cho thấy kinh tế Australia đã tăng trưởng nhanh hơn trong quý 2. Cổ phiếu của tập đoàn khai khoáng lớn thứ 3 thế giới, Rio Tinto, giảm 2,2% tại Sydney do giá đồng và dầu thô giảm mạnh trên thị trường New York.
Chỉ số chứng khoán Trung Quốc, Shanghai Composite, tăng 1,16% sau khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố, Chính phủ Trung Quốc sẽ duy trì chính sách tài chính nới lỏng. Tập đoàn bất động sản Poly, nhà phát triển địa ốc lớn thứ hai ở nước này, đã tăng 3,7%.
Khoảng 35% trong số 635 công ty thuộc chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương đã báo cáo lãi ròng cao hơn dự báo của các chuyên gia phân tích, trong khi 21% báo cáo không đạt, theo số liệu tập hợp của Bloomberg.
(Theo Bloomberg)
No comments:
Post a Comment