Ngày 31/8, chứng khoán Mỹ đã mất điểm trước lo ngại về sức khỏe kinh tế thế giới sau phiên bán tháo cổ phiếu tại thị trường Trung Quốc.
Hôm thứ Hai, tờ Financial Times đã loan tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thu lời 14 tỷ USD lợi nhuận từ các khoản cho vay trong 2 năm trở lại đây.
Tờ báo này cũng cho biết FED đã thu về khoảng 19 tỷ USD lợi tức và các khoản phí khi bơm tiền tăng tính thanh khoản cho các định chế tài chính trong thời kỳ khủng hoảng tài chính lan rộng. Việc mua trái phiếu từ tháng 8/2007 cũng đã giúp FED thu về khoản trái tức trị giá 5 tỷ USD. Hiện FED vẫn chưa có phản ứng gì trước thông tin này.
Cùng ngày, Tập đoàn Walt Disney đã đồng ý chi 4 tỷ USD để thâu tóm Marvel Entertainment Inc - hãng sản xuất một số phim nổi tiếng như Iron Man, Spider-Man, The Fantastic Four...
Theo thỏa thuận, Disney sẽ trả 30 USD/cổ phiếu, cộng thêm 0,745 cổ phiếu Disney cho mỗi cổ phiếu Marvel - công ty được thành lập năm 1939.
Thương vụ này đang gây sự chú ý trong ngành công nghiệp giải trí ở Mỹ bởi quy mô trong ngành là lớn nhất kể từ đầu năm tới nay. Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu Walt Disney tăng 4,1% lên 16,06 USD/cổ phiếu, còn cổ phiếu Marvel tăng 25,2% lên 48,37 USD/cổ phiếu.
Cổ phiếu khối năng lượng giảm mạnh
Chứng khoán Mỹ đã mất điểm trước lo ngại về sức khỏe kinh tế thế giới sau phiên bán tháo cổ phiếu tại thị trường Trung Quốc.
Cả ba chỉ số chính mở cửa với mức giảm trên 0,75% trước những thông tin tiêu cực từ chứng khoán toàn cầu mà xuất phát điểm là thị trường Trung Quốc.
Xu thế giảm điểm được duy trì trong cả ngày giao dịch. Các chỉ số nhiều lần giảm hơn 1% giá trị so với phiên liền kề, riêng chỉ số Nasdaq có lúc giảm gần 1,5%. Sức cầu khá yếu nên các chỉ số không một lần “xanh” trở lại.
Cổ phiếu khối năng lượng đã đồng loạt giảm điểm sau khi giá dầu xuống dưới 70 USD/thùng, trong đó cổ phiếu Chevron hạ 1,1%, cổ phiếu Exxon Mobil mất 1,4% - chỉ số S&P khối năng lượng hạ 1,8%.
Sau khi tăng điểm mạnh tuần trước, cổ phiếu khối tài chính phiên đầu tuần đã có diễn biến ngược lại sau khi chuyên gia phân tích Richard Bove của Công ty Chứng khoán Rochdale cảnh báo sự tăng giá quá mức của cổ phiếu một số ngân hàng, bảo hiểm. Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu Citigroup hạ 4,4%, cổ phiếu AIG trượt 9,8%.
Dù giảm điểm phiên cuối tháng, nhưng trong tháng 8, chỉ số Dow Jones vẫn tăng 3,5%, chỉ số S&P 500 lên 3,4% và chỉ số Nasdaq tiến thêm 1,5%. Như vậy, chứng khoán Mỹ đã có mạch tăng điểm 6 tháng liên tục trong năm 2009.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 31/8: chỉ số Dow Jones giảm 47,92 điểm, tương đương - 0,5%, chốt ở mức 9.496,28.
Chỉ số Nasdaq hạ 19,71 điểm, tương đương -0,97%, chốt ở mức 2.009,06.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 8,31 điểm, tương đương -0,81%, đóng cửa ở mức 1.020,62.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,38 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 11 cổ phiếu giảm điểm thì có 4 cổ phiếu tăng điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,33 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 19 cổ phiếu giảm điểm thì có 7 cổ phiếu tăng điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Công bố doanh số bán ôtô trong tháng 8/2009; công bố chỉ số ISM của lĩnh vực sản xuất; tổng mức chi tiêu vào lĩnh vực xây dựng tháng 7/2009; doanh số nhà chờ bán.
Thứ Tư: ADP Employment thông báo về thị trường việc làm tháng 8/2009; công bố năng suất và chi phí lao động tháng 7/2009; công bố số lượng đơn đặt hàng các nhà máy tháng 7/2009.
Thứ Năm: Công bố số lượng người đăng ký thất nghiệp lần đầu; doanh số bán lẻ tháng 8/2009; chỉ số ISM lĩnh vực dịch vụ.
Thứ Sáu: Bộ Lao động công bố báo cáo về thị trường việc làm tháng 8/2009.
Chứng khoán Trung Quốc sụt giảm 6,7%
hiên giảm điểm mạnh của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã kéo chứng khoán châu Á đồng loạt đi xuống hôm 31/8.
Ngay khi thị trường chứng khoán Trung Quốc mở cửa, chỉ số Shanghai Composite đã giảm mạnh, và tiếp tục hình thành xu thế giảm điểm cho đến hết ngày giao dịch.
Trên bảng điện tử ngập sắc đỏ với hàng loạt cổ phiếu cùng giảm điểm sâu, trong đó cổ phiếu của Industrial Bank, China Petroleum & Chemical Corp giảm hết biên độ, 10%.
Quan sát diễn biến cho thấy mỗi khi thị trường giảm điểm sâu thì lượng khớp lệnh lại tăng vọt. Tuy nhiên, do lượng bán quá mạnh, áp đảo sức cầu nên thị trường không thể phục hồi trở lại.
Diễn biến này khác hẳn những gì xảy ra ngày 17/8 khi Shanghai Composite mỗi khi giảm điểm sâu thì lại có lực cầu nâng đỡ nên đã phục hồi nhẹ và “chỉ” giảm gần 5,8% khi kết thúc ngày giao dịch, dù trước đó đã mất hơn 6%.
Lo ngại nguồn cung tín dụng giảm sẽ ảnh hưởng tới sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, đã tác động tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư. Với phiên giảm điểm này, chỉ số Shanghai Composite đã hạ 23% so với thời điểm lên cao nhất trong năm 2009 được thiết lập ngày 4/8/2009.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 192,94 điểm, tương đương -6,7% - mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2008, chốt ở ngưỡng 2.667,74.
Phiên giảm điểm của chứng khoán Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực tới chứng khoán châu Á khi sắc đỏ phủ hầu khắp các thị trường.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm 0,6% xuống 113,28 điểm. Hiện giá cổ phiếu trong chỉ số này được giao dịch cao gấp 1,5 lần so với giá trị sổ sách của cổ phiếu.
Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã mất điểm do đồng Yên lên giá mạnh và sự sụt giảm của chứng khoán Trung Quốc. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 41,61 điểm, tương đương 0,4%, chốt ở mức 10.492,53.
Chuyển qua diễn biến thị trường Ấn Độ, cơ quan thống kê của nước này vừa cho biết GDP trong quý 2/2009 đã tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức tăng 5,8% trong quý 1/2009. Dù đón nhận thông tin tích cực, nhưng chứng khoán Ấn Độ lại mất điểm phiên đầu tuần. Tính đến 16h, chỉ số BSE giảm 1,56%, chốt ở mức 15.673,7.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,24%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 1,91%. Chỉ số ASX của Australia xuống 0,26%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 1,43%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc trượt 1%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 1,86%.
(Theo VnEconomy)
Hôm thứ Hai, tờ Financial Times đã loan tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thu lời 14 tỷ USD lợi nhuận từ các khoản cho vay trong 2 năm trở lại đây.
Tờ báo này cũng cho biết FED đã thu về khoảng 19 tỷ USD lợi tức và các khoản phí khi bơm tiền tăng tính thanh khoản cho các định chế tài chính trong thời kỳ khủng hoảng tài chính lan rộng. Việc mua trái phiếu từ tháng 8/2007 cũng đã giúp FED thu về khoản trái tức trị giá 5 tỷ USD. Hiện FED vẫn chưa có phản ứng gì trước thông tin này.
Cùng ngày, Tập đoàn Walt Disney đã đồng ý chi 4 tỷ USD để thâu tóm Marvel Entertainment Inc - hãng sản xuất một số phim nổi tiếng như Iron Man, Spider-Man, The Fantastic Four...
Theo thỏa thuận, Disney sẽ trả 30 USD/cổ phiếu, cộng thêm 0,745 cổ phiếu Disney cho mỗi cổ phiếu Marvel - công ty được thành lập năm 1939.
Thương vụ này đang gây sự chú ý trong ngành công nghiệp giải trí ở Mỹ bởi quy mô trong ngành là lớn nhất kể từ đầu năm tới nay. Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu Walt Disney tăng 4,1% lên 16,06 USD/cổ phiếu, còn cổ phiếu Marvel tăng 25,2% lên 48,37 USD/cổ phiếu.
Cổ phiếu khối năng lượng giảm mạnh
Chứng khoán Mỹ đã mất điểm trước lo ngại về sức khỏe kinh tế thế giới sau phiên bán tháo cổ phiếu tại thị trường Trung Quốc.
Cả ba chỉ số chính mở cửa với mức giảm trên 0,75% trước những thông tin tiêu cực từ chứng khoán toàn cầu mà xuất phát điểm là thị trường Trung Quốc.
Xu thế giảm điểm được duy trì trong cả ngày giao dịch. Các chỉ số nhiều lần giảm hơn 1% giá trị so với phiên liền kề, riêng chỉ số Nasdaq có lúc giảm gần 1,5%. Sức cầu khá yếu nên các chỉ số không một lần “xanh” trở lại.
Cổ phiếu khối năng lượng đã đồng loạt giảm điểm sau khi giá dầu xuống dưới 70 USD/thùng, trong đó cổ phiếu Chevron hạ 1,1%, cổ phiếu Exxon Mobil mất 1,4% - chỉ số S&P khối năng lượng hạ 1,8%.
Sau khi tăng điểm mạnh tuần trước, cổ phiếu khối tài chính phiên đầu tuần đã có diễn biến ngược lại sau khi chuyên gia phân tích Richard Bove của Công ty Chứng khoán Rochdale cảnh báo sự tăng giá quá mức của cổ phiếu một số ngân hàng, bảo hiểm. Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu Citigroup hạ 4,4%, cổ phiếu AIG trượt 9,8%.
Dù giảm điểm phiên cuối tháng, nhưng trong tháng 8, chỉ số Dow Jones vẫn tăng 3,5%, chỉ số S&P 500 lên 3,4% và chỉ số Nasdaq tiến thêm 1,5%. Như vậy, chứng khoán Mỹ đã có mạch tăng điểm 6 tháng liên tục trong năm 2009.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 31/8: chỉ số Dow Jones giảm 47,92 điểm, tương đương - 0,5%, chốt ở mức 9.496,28.
Chỉ số Nasdaq hạ 19,71 điểm, tương đương -0,97%, chốt ở mức 2.009,06.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 8,31 điểm, tương đương -0,81%, đóng cửa ở mức 1.020,62.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,38 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 11 cổ phiếu giảm điểm thì có 4 cổ phiếu tăng điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,33 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 19 cổ phiếu giảm điểm thì có 7 cổ phiếu tăng điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Công bố doanh số bán ôtô trong tháng 8/2009; công bố chỉ số ISM của lĩnh vực sản xuất; tổng mức chi tiêu vào lĩnh vực xây dựng tháng 7/2009; doanh số nhà chờ bán.
Thứ Tư: ADP Employment thông báo về thị trường việc làm tháng 8/2009; công bố năng suất và chi phí lao động tháng 7/2009; công bố số lượng đơn đặt hàng các nhà máy tháng 7/2009.
Thứ Năm: Công bố số lượng người đăng ký thất nghiệp lần đầu; doanh số bán lẻ tháng 8/2009; chỉ số ISM lĩnh vực dịch vụ.
Thứ Sáu: Bộ Lao động công bố báo cáo về thị trường việc làm tháng 8/2009.
Chứng khoán Trung Quốc sụt giảm 6,7%
hiên giảm điểm mạnh của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã kéo chứng khoán châu Á đồng loạt đi xuống hôm 31/8.
Ngay khi thị trường chứng khoán Trung Quốc mở cửa, chỉ số Shanghai Composite đã giảm mạnh, và tiếp tục hình thành xu thế giảm điểm cho đến hết ngày giao dịch.
Trên bảng điện tử ngập sắc đỏ với hàng loạt cổ phiếu cùng giảm điểm sâu, trong đó cổ phiếu của Industrial Bank, China Petroleum & Chemical Corp giảm hết biên độ, 10%.
Quan sát diễn biến cho thấy mỗi khi thị trường giảm điểm sâu thì lượng khớp lệnh lại tăng vọt. Tuy nhiên, do lượng bán quá mạnh, áp đảo sức cầu nên thị trường không thể phục hồi trở lại.
Diễn biến này khác hẳn những gì xảy ra ngày 17/8 khi Shanghai Composite mỗi khi giảm điểm sâu thì lại có lực cầu nâng đỡ nên đã phục hồi nhẹ và “chỉ” giảm gần 5,8% khi kết thúc ngày giao dịch, dù trước đó đã mất hơn 6%.
Lo ngại nguồn cung tín dụng giảm sẽ ảnh hưởng tới sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, đã tác động tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư. Với phiên giảm điểm này, chỉ số Shanghai Composite đã hạ 23% so với thời điểm lên cao nhất trong năm 2009 được thiết lập ngày 4/8/2009.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 192,94 điểm, tương đương -6,7% - mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2008, chốt ở ngưỡng 2.667,74.
Phiên giảm điểm của chứng khoán Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực tới chứng khoán châu Á khi sắc đỏ phủ hầu khắp các thị trường.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm 0,6% xuống 113,28 điểm. Hiện giá cổ phiếu trong chỉ số này được giao dịch cao gấp 1,5 lần so với giá trị sổ sách của cổ phiếu.
Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã mất điểm do đồng Yên lên giá mạnh và sự sụt giảm của chứng khoán Trung Quốc. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 41,61 điểm, tương đương 0,4%, chốt ở mức 10.492,53.
Chuyển qua diễn biến thị trường Ấn Độ, cơ quan thống kê của nước này vừa cho biết GDP trong quý 2/2009 đã tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức tăng 5,8% trong quý 1/2009. Dù đón nhận thông tin tích cực, nhưng chứng khoán Ấn Độ lại mất điểm phiên đầu tuần. Tính đến 16h, chỉ số BSE giảm 1,56%, chốt ở mức 15.673,7.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,24%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 1,91%. Chỉ số ASX của Australia xuống 0,26%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 1,43%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc trượt 1%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 1,86%.
(Theo VnEconomy)
No comments:
Post a Comment