Phiên cuối tháng 8, chứng khoán thế giới đồng loạt điều chỉnh, giữa những lo ngại tốc độ phục hồi của nền kinh tế không theo kịp đà tăng trưởng của thị trường cổ phiếu.
Làn sóng bán tháo cổ phiếu ngân hàng kéo chứng khoán phố Wall đi xuống. Xu thế điều chỉnh được cả 3 chỉ số chính phát đi ngay từ những phút đầu ngày giao dịch, khi các thông tin kinh tế hỗ trợ không nhiều và áp lực chốt lời sau tuần tăng điểm mạnh liền trước đè nặng tâm lý nhà đầu tư. Càng vào giữa phiên, bầu không khí có phần dịu hơn do thông tin về việc các doanh nghiệp trong nước đang xúc tiến nhanh các thương vụ thâu tóm và sát nhập (M&A). Trong đó nổi bật nhất là thương vụ Walt Disney Co mua lại hãng giải trí Marvel Entertainment Inc, nhằm tái khẳng định vị thế dẫn đầu trong làng giải trí truyền hình Mỹ.
Ngày 31/8, chỉ số Dow Jones Industrial mất 47,92 điểm, tương ứng 0,5%, xuống 9.496,28 điểm. Standard & Poor 500 đóng cửa tại 1.020,62 điểm, âm 0,8%. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng điều chỉnh 1%, và sẽ khởi đầu tháng 9 ở mốc 2.009,28 điểm. Trên thị trường New York, cứ 5 mã cổ phiếu rớt giá mới có 1 mã tăng, biên độ rộng nhất trong 2 tuần gần đây.
Giá dầu thô trong phiên đầu tuần đã trượt mạnh trên 4% xuống ngưỡng 70 đôla mỗi thùng, giữa những lo ngại việc Chính phủ Trung Quốc thắt chặt tín dụng sẽ kéo chậm tốc độ phục hồi của nền kinh tế tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới.
Khép lại tháng 8, phố Wall đánh dấu tháng tăng điểm thứ sáu liên tiếp của cả 3 chỉ số với việc Dow tích lũy 3,5%, S&P phục hồi 3,4%, và Nasdaq tiến 1,5%.
Tội đồ cổ phiếu ngân hàng, khai mỏ kéo chứng khoán châu Âu trượt mạnh. Chốt phiên, chỉ số tổng hợp 18 hàn thử biểu khu vực Eurozone DJ Stoxx 600 hạ 0,6%, xuống 236 điểm. Trong tháng 8, việc 2 nền kinh tế đầu tàu là Pháp và Đức bất ngờ phát tín hiệu phục hồi sớm, khi tăng trưởng GDP đạt con số dương, tạo đà tâm lý lạc quan giúp Stoxx 600 tăng 4,9% sau 4 tuần giao dịch. Phiên này, bảng điện tử của 17 thị trường trong khu vực mở cửa chìm trong sắc đỏ khi kết thúc phiên, chứng khoán Đức và Pháp cùng điều chỉnh 1,1%, trong khi đó, sàn cổ phiếu London đóng cửa nghỉ lễ.
Tại châu Á, bảng điện tử cũng chìm ngập trong sắc đỏ. Chứng khoán Trung Quốc lao dốc với biên độ tồi nhất kể từ tháng 6 năm 2008, với 6,7% giá trị bốc hơi trên chỉ số Shanghai Composite, cổ phiếu các ngân hàng dẫn đầu mức trượt, trong đó phần lớn giảm hết biên độ 10%. Những lo ngại về khả năng thắt chặt tín dụng của chính phủ cùng các báo cáo thống kê về xuất khẩu vẫn yếu, khiến nhà đầu tư hoang mang và đua nhau bán tháo cổ phiếu. Khép lại chuỗi 8 tháng phục hồi liên tiếp của sàn chứng khoán Thượng Hải, chỉ số Shanghai bốc hơi 23% trong tháng 8, đánh dấu biên độ điều chỉnh theo tháng cao kỷ lục thứ hai trong vòng 15 năm và chính thức rơi vào chu kỳ thị trường con gấu.
Ngoại trừ việc chứng khoán Trung Quốc giảm sâu, các hàn thử biểu khác trong khu vực chỉ điều chỉnh với biên độ hẹp, theo đó giúp chỉ số tổng hợp 23 sàn cổ phiếu châu Á MSCI tránh được phiên trượt mạnh trong ngày đầu tuần, chốt tại 113,28 điểm, hạ 0,6%.
Tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 phản ứng khá thận trọng trước tuyên bố thắng cử của Đảng Dân Chủ sau gần 50 năm, bằng việc giảm nhẹ 0,4%. Cương lĩnh lãnh đạo và các chính sách nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới hiện còn đang là một ẩn số, khi đỗ trễ để các thay đổi của tân Thủ tướng Yukio Hatoyama phát huy hiệu quả phải từ 3 đến 6 tháng tiếp theo.
Cùng ngày, Cơ quan thống kê trung ương Ấn Độ cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế đầu tàu khu vực Tây Á trong quý II là 6,1%, trước đó, trong 3 tháng đầu năm là 5,8%. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2007, quy mô nền kinh tế của Ấn Độ được mở rộng với đà tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Tuy nhiên, phong vũ BSE vẫn điều chỉnh 1,6% vào chung cuộc do ảnh hưởng từ việc sàn cổ phiếu Trung Quốc rung lắc. Các hàn thử biểu từ Singapore, sang Hàn Quốc và Hong Kong cũng không nằm ngoài xu thế chung khi lần lượt giảm điểm trong khoảng từ 1% đến 1,9%. Chứng khoán Australia hạ 0,3% do những phỏng đoán Ngân hàng Trung ương (RBA) sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất ở mức thấp kỷ lục 3%.
(Theo VnExpress)
Làn sóng bán tháo cổ phiếu ngân hàng kéo chứng khoán phố Wall đi xuống. Xu thế điều chỉnh được cả 3 chỉ số chính phát đi ngay từ những phút đầu ngày giao dịch, khi các thông tin kinh tế hỗ trợ không nhiều và áp lực chốt lời sau tuần tăng điểm mạnh liền trước đè nặng tâm lý nhà đầu tư. Càng vào giữa phiên, bầu không khí có phần dịu hơn do thông tin về việc các doanh nghiệp trong nước đang xúc tiến nhanh các thương vụ thâu tóm và sát nhập (M&A). Trong đó nổi bật nhất là thương vụ Walt Disney Co mua lại hãng giải trí Marvel Entertainment Inc, nhằm tái khẳng định vị thế dẫn đầu trong làng giải trí truyền hình Mỹ.
Ngày 31/8, chỉ số Dow Jones Industrial mất 47,92 điểm, tương ứng 0,5%, xuống 9.496,28 điểm. Standard & Poor 500 đóng cửa tại 1.020,62 điểm, âm 0,8%. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng điều chỉnh 1%, và sẽ khởi đầu tháng 9 ở mốc 2.009,28 điểm. Trên thị trường New York, cứ 5 mã cổ phiếu rớt giá mới có 1 mã tăng, biên độ rộng nhất trong 2 tuần gần đây.
Giá dầu thô trong phiên đầu tuần đã trượt mạnh trên 4% xuống ngưỡng 70 đôla mỗi thùng, giữa những lo ngại việc Chính phủ Trung Quốc thắt chặt tín dụng sẽ kéo chậm tốc độ phục hồi của nền kinh tế tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới.
Khép lại tháng 8, phố Wall đánh dấu tháng tăng điểm thứ sáu liên tiếp của cả 3 chỉ số với việc Dow tích lũy 3,5%, S&P phục hồi 3,4%, và Nasdaq tiến 1,5%.
Tội đồ cổ phiếu ngân hàng, khai mỏ kéo chứng khoán châu Âu trượt mạnh. Chốt phiên, chỉ số tổng hợp 18 hàn thử biểu khu vực Eurozone DJ Stoxx 600 hạ 0,6%, xuống 236 điểm. Trong tháng 8, việc 2 nền kinh tế đầu tàu là Pháp và Đức bất ngờ phát tín hiệu phục hồi sớm, khi tăng trưởng GDP đạt con số dương, tạo đà tâm lý lạc quan giúp Stoxx 600 tăng 4,9% sau 4 tuần giao dịch. Phiên này, bảng điện tử của 17 thị trường trong khu vực mở cửa chìm trong sắc đỏ khi kết thúc phiên, chứng khoán Đức và Pháp cùng điều chỉnh 1,1%, trong khi đó, sàn cổ phiếu London đóng cửa nghỉ lễ.
Tại châu Á, bảng điện tử cũng chìm ngập trong sắc đỏ. Chứng khoán Trung Quốc lao dốc với biên độ tồi nhất kể từ tháng 6 năm 2008, với 6,7% giá trị bốc hơi trên chỉ số Shanghai Composite, cổ phiếu các ngân hàng dẫn đầu mức trượt, trong đó phần lớn giảm hết biên độ 10%. Những lo ngại về khả năng thắt chặt tín dụng của chính phủ cùng các báo cáo thống kê về xuất khẩu vẫn yếu, khiến nhà đầu tư hoang mang và đua nhau bán tháo cổ phiếu. Khép lại chuỗi 8 tháng phục hồi liên tiếp của sàn chứng khoán Thượng Hải, chỉ số Shanghai bốc hơi 23% trong tháng 8, đánh dấu biên độ điều chỉnh theo tháng cao kỷ lục thứ hai trong vòng 15 năm và chính thức rơi vào chu kỳ thị trường con gấu.
Ngoại trừ việc chứng khoán Trung Quốc giảm sâu, các hàn thử biểu khác trong khu vực chỉ điều chỉnh với biên độ hẹp, theo đó giúp chỉ số tổng hợp 23 sàn cổ phiếu châu Á MSCI tránh được phiên trượt mạnh trong ngày đầu tuần, chốt tại 113,28 điểm, hạ 0,6%.
Tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 phản ứng khá thận trọng trước tuyên bố thắng cử của Đảng Dân Chủ sau gần 50 năm, bằng việc giảm nhẹ 0,4%. Cương lĩnh lãnh đạo và các chính sách nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới hiện còn đang là một ẩn số, khi đỗ trễ để các thay đổi của tân Thủ tướng Yukio Hatoyama phát huy hiệu quả phải từ 3 đến 6 tháng tiếp theo.
Cùng ngày, Cơ quan thống kê trung ương Ấn Độ cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế đầu tàu khu vực Tây Á trong quý II là 6,1%, trước đó, trong 3 tháng đầu năm là 5,8%. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2007, quy mô nền kinh tế của Ấn Độ được mở rộng với đà tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Tuy nhiên, phong vũ BSE vẫn điều chỉnh 1,6% vào chung cuộc do ảnh hưởng từ việc sàn cổ phiếu Trung Quốc rung lắc. Các hàn thử biểu từ Singapore, sang Hàn Quốc và Hong Kong cũng không nằm ngoài xu thế chung khi lần lượt giảm điểm trong khoảng từ 1% đến 1,9%. Chứng khoán Australia hạ 0,3% do những phỏng đoán Ngân hàng Trung ương (RBA) sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất ở mức thấp kỷ lục 3%.
(Theo VnExpress)
No comments:
Post a Comment