Ngày 24/3, Phố Wall có phiên giao dịch không thành công khi các chỉ số chứng khoán bất ngờ lao dốc trong 20 phút.
Hôm thứ Ba, trong buổi điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Timothy Geithner và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Ben Bernanke đã bày tỏ thái độ tức giận trước việc trả thưởng của AIG cho các quan chức của tập đoàn này.
Đồng thời đề nghị trao thêm quyền để có thể đóng cửa các định chế tài chính có vấn đề như AIG, tránh việc phải giải cứu trong tương lai. Đây được coi là một động thái mới sau khi hai cơ quan vừa công bố kế hoạch phối hợp hành động nhằm giúp ổn định và ngăn ngừa rủi ro đối với hệ thống tài chính Mỹ.
Trong một nghiên cứu về xu hướng đầu tư gần đây cho thấy, các quỹ hưu trí (pension fund) ở Mỹ dường như không quan tâm nhiều đến hoạt động đầu tư trên thị trường cổ phiếu mà tập trung nhiều vào thị trường trái phiếu.
Theo thống kê, năm 2008, tài sản của quỹ hưu trí đã mất 300 tỷ USD và hiện chỉ còn lại khoảng 900 tỷ USD.
Các chỉ số giảm mạnh vào cuối ngày giao dịch
Hôm thứ Ba, tờ New York Times cho biết Tập đoàn Goldman Sachs có thể sẽ trả lại 10 tỷ USD đã vay từ Chính phủ Mỹ trong “Chương trình giải trừ các tài sản xấu – TARP” vào tháng 10/2008. Thông tin này ngay lập tức đã bị người phát ngôn Ed Canaday của Goldman Sachs bác bỏ.
Trong khi đó, theo nguồn tin của Wall Street Journal, Goldman Sachs cho biết đang trong tiến trình đàm phán để bán lại 4,9% cổ phần trong Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC).
Hiện Goldman Sachs đang nắm giữ 7,5 tỷ USD giá trị cổ phần của ICBC, tuy nhiên theo điều khoản quy định, mọi giao dịch chuyển nhượng cổ phần ICBC sẽ phải đợi đến cuối tháng 4/2009 - khi một nửa số cổ phần mà Goldman Sachs đang nắm giữ mới có thể đưa vào giao dịch. Năm 2006, Goldman Sachs đã chi 2,6 tỷ USD để mua cổ phần của ICBC.
Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu Goldman Sachs (NYSE-GS) giảm 1,43%, chốt ở mức 110,33 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã mất điểm sau khi giới đầu tư đã có những đánh giá lại hiệu quả của kế hoạch mua lại nợ xấu của các định chế tài chính Mỹ trị giá 1.000 tỷ USD.
Bên cạnh đó, với phiên tăng điểm 7% của thị trường và mức tăng hơn 20% của nhiều cổ phiếu khối ngân hàng cũng đủ hấp dẫn để nhiều nhà đầu tư tăng mạnh bán ra chốt lời.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ mở cửa ngày giao dịch đều thấp hơn phiên giao dịch trước hơn 1% giá trị. Phiên buổi sáng, dù đón nhiều đợt lên điểm nhưng thị trường không thể hình thành nên xu thế tăng điểm và vượt qua ngưỡng giá trị đóng cửa phiên giao dịch trước.
Đến hơn 13 giờ chiều (giờ địa phương), sắc xanh chỉ xuất hiện trên bảng điện tử được ít phút bởi đà tăng mạnh của chỉ số Dow Jones và S&P 500.
Tuy nhiên, sức cầu yếu và mức độ bán cổ phiếu ngày một gia tăng để chốt lãi đã khiến cả ba chỉ số nhanh chóng đi xuống.
Đến hơn 14 giờ, cả ba chỉ số bắt đầu giảm điểm nhưng biên độ giảm của chỉ số Dow Jones và S&P 500 đều ở mức thấp, sau đó thị trường bất ngờ lao dốc trong 20 phút cuối cùng ngày giao dịch, đưa chỉ số S&P 500 mất 2% và chỉ số Nasdaq hạ 2,5%.
Cổ phiếu khối ngân hàng - vốn dẫn đầu về biên độ tăng điểm phiên trước đó, đã giảm mạnh trong phiên này, đưa chỉ số S&P Tài chính mất 6,5%, trong đó cổ phiếu Bank of America hạ 8,3%, cổ phiếu JPMorgan Chase xuống 9,2%, cổ phiếu Citigroup giảm 3,51%.
Giá dầu đi xuống nên các cổ phiếu khối năng lượng cũng mát điểm, trong đó cổ phiếu Exxon Mobil hạ 1,7%. Cổ phiếu General Electric mất 0,6% sau khi Deutsche Bank đưa ra khuyến nghị cổ phiếu của hãng ở mức ổn định.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 24/3: chỉ số Dow Jones giảm 115,89 điểm, tương đương -1,49%, chốt ở mức 7.659,97.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 39,25 điểm, tương đương -2,52%, chốt ở mức 1.516,52.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 16,67 điểm, tương đương 2,03%, đóng cửa ở mức 806,25.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,65 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.144 cổ phiếu giảm điểm và có 917 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,02 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.873 cổ phiếu mất điểm và có to 793 cổ phiếu lên điểm.
Chứng khoán Đức và Pháp cùng tăng điểm
Chứng khoán châu Âu đã hình thành xu hướng trái chiều khi thị trường Đức và Pháp đều lên điểm trong khi chứng khoán Anh lại mất điểm.
Cổ phiếu khối ngân hàng, năng lượng và khai mỏ đều giảm điểm là nguyên nhân quan trọng khiến thị trường không duy trì được xu hướng lên điểm như phiên trước đó.
Cổ phiếu HSBC mất 6,3%, cổ phiếu BNP Paribas, Nordea Bank và Credit Suisse giảm từ 3,7-7,4%; cổ phiếu BG Group, BP, Royal Dutch Shell và Total giảm từ 0,4-0,8%.
Tuy nhiên, nhờ sức tăng của cổ phiếu khối hàng tiêu dùng, dược phẩm nên đã tạo lập nên thế cân bằng hơn cho thị trường.
Cổ phiếu của Nestle, Unilever và Danone tăng từ 1,6% đến 3,7%; cổ phiếu Sanofi-Aventis, Roche và Novo Nordisk tăng từ 0,3-3,2%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 41,35 điểm, tương đương 1,05%, chốt ở mức 3911,46. Khối lượng giao dịch đạt 2,55 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tăng 0,26%, khối lượng giao dịch đạt 32 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 0,17%, khối lượng giao dịch đạt 207 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á tăng điểm ở các thị trường
Phiên tăng điểm mạnh của chứng khoán Phố Wall nhờ kế hoạch mua lại nợ xấu của các định chế tài chính Mỹ - mà Chính phủ nước này vừa công bố, đã tạo động lực lớn giúp các thị trường chứng khoán khu vực tăng điểm.
Cổ phiếu khối tài chính đã dẫn đầu về biên độ tăng điểm, qua đó kéo thị trường khởi sắc phiên giao dịch hôm thứ Ba.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục tăng 1,9% lên 83,82 điểm, sau khi đã tăng gần 4% phiên trước đó.
Chứng khoán Nhật tiếp tục tăng điểm với biên độ lớn lên mức cao nhất trong vòng hơn 2 tháng qua, do cổ phiếu khối tài chính tăng vọt. Bên cạnh đó, cổ phiếu khối các nhà xuất khẩu lớn cũng khởi sắc nhờ đồng Yên giảm giá so với USD, đã góp phần đẩy thị trường đi lên.
Cổ phiếu khối ngân hàng liên tục tăng điểm trong ngày, trong đó cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group tăng 4,5%, cổ phiếu Mizuho Financial Group tiến thêm 5%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group lên 3,2%...
Cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu đã tăng mạnh trước đà giảm giá của đồng Yên so với Euro và USD. Cổ phiếu Canon tăng 4,4%, cổ phiếu Toyota tiến thêm 3,6%, cổ phiếu Nippon Steel lên 2,2%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 272,77 điểm, tương đương 3,32%, chốt ở mức 8.488,3 – mức cao nhất kể từ ngày 9/1/2009. Khối lượng giao dịch đạt 2,6 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Chuyển qua thị trường khác, Chính phủ Singapore vừa cho biết sẽ chi 18-20 tỷ Đôla Singapore (11,9-13,2 tỷ USD) để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng trong năm 2009.
Bên cạnh đó, năm 2010 và 2011, quốc đảo sẽ tiếp tục đầu tư thêm 15 -17 tỷ Đôla Singapore mỗi năm vào các dự án xây dựng và cơ sở hạ tầng.
Trong tháng 1/2009, Singapore đã chi 20,5 tỷ Đôla Singapore cho gói kích cầu của Chính phủ, trong đó rót 4,4 tỷ Đôla Singapore cho cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Straits Times tăng 46,49 điểm, tương đương 2,79%, chốt ở mức 1.710,57.
Chuyển qua thị trường khác, Hàn Quốc vừa cho biết đã hoàn tất kế hoạch chi 17,7 nghìn tỷ Won (12,66 tỷ USD), tương đương 2% GDP hàng năm của nước này, để giúp nền kinh tế trụ vững trước nguy cơ lâm vào suy thoái.
Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chiến lược Yoon Jeung-Hyun cho hay, Chính phủ Hàn Quốc tung gói kích thích kinh tế này sẽ nhằm đưa nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng 1,5% trong năm 2009.
Mục đích của gói gói kích thích kinh tế này là nhằm hỗ trợ những người thu nhập thấp, tạo việc làm và giúp các doanh nghiệp nhỏ.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI tiếp tục tăng 22,2 điểm, tương đương 1,85%, chốt ở mức 1.221,7.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 2,3%. Chỉ số ASX của Australia lên 0,98%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 3,44%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ nhích 1,62%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiến thêm 0,56%.
(Theo VnEconomy)
Hôm thứ Ba, trong buổi điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Timothy Geithner và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Ben Bernanke đã bày tỏ thái độ tức giận trước việc trả thưởng của AIG cho các quan chức của tập đoàn này.
Đồng thời đề nghị trao thêm quyền để có thể đóng cửa các định chế tài chính có vấn đề như AIG, tránh việc phải giải cứu trong tương lai. Đây được coi là một động thái mới sau khi hai cơ quan vừa công bố kế hoạch phối hợp hành động nhằm giúp ổn định và ngăn ngừa rủi ro đối với hệ thống tài chính Mỹ.
Trong một nghiên cứu về xu hướng đầu tư gần đây cho thấy, các quỹ hưu trí (pension fund) ở Mỹ dường như không quan tâm nhiều đến hoạt động đầu tư trên thị trường cổ phiếu mà tập trung nhiều vào thị trường trái phiếu.
Theo thống kê, năm 2008, tài sản của quỹ hưu trí đã mất 300 tỷ USD và hiện chỉ còn lại khoảng 900 tỷ USD.
Các chỉ số giảm mạnh vào cuối ngày giao dịch
Hôm thứ Ba, tờ New York Times cho biết Tập đoàn Goldman Sachs có thể sẽ trả lại 10 tỷ USD đã vay từ Chính phủ Mỹ trong “Chương trình giải trừ các tài sản xấu – TARP” vào tháng 10/2008. Thông tin này ngay lập tức đã bị người phát ngôn Ed Canaday của Goldman Sachs bác bỏ.
Trong khi đó, theo nguồn tin của Wall Street Journal, Goldman Sachs cho biết đang trong tiến trình đàm phán để bán lại 4,9% cổ phần trong Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC).
Hiện Goldman Sachs đang nắm giữ 7,5 tỷ USD giá trị cổ phần của ICBC, tuy nhiên theo điều khoản quy định, mọi giao dịch chuyển nhượng cổ phần ICBC sẽ phải đợi đến cuối tháng 4/2009 - khi một nửa số cổ phần mà Goldman Sachs đang nắm giữ mới có thể đưa vào giao dịch. Năm 2006, Goldman Sachs đã chi 2,6 tỷ USD để mua cổ phần của ICBC.
Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu Goldman Sachs (NYSE-GS) giảm 1,43%, chốt ở mức 110,33 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã mất điểm sau khi giới đầu tư đã có những đánh giá lại hiệu quả của kế hoạch mua lại nợ xấu của các định chế tài chính Mỹ trị giá 1.000 tỷ USD.
Bên cạnh đó, với phiên tăng điểm 7% của thị trường và mức tăng hơn 20% của nhiều cổ phiếu khối ngân hàng cũng đủ hấp dẫn để nhiều nhà đầu tư tăng mạnh bán ra chốt lời.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ mở cửa ngày giao dịch đều thấp hơn phiên giao dịch trước hơn 1% giá trị. Phiên buổi sáng, dù đón nhiều đợt lên điểm nhưng thị trường không thể hình thành nên xu thế tăng điểm và vượt qua ngưỡng giá trị đóng cửa phiên giao dịch trước.
Đến hơn 13 giờ chiều (giờ địa phương), sắc xanh chỉ xuất hiện trên bảng điện tử được ít phút bởi đà tăng mạnh của chỉ số Dow Jones và S&P 500.
Tuy nhiên, sức cầu yếu và mức độ bán cổ phiếu ngày một gia tăng để chốt lãi đã khiến cả ba chỉ số nhanh chóng đi xuống.
Đến hơn 14 giờ, cả ba chỉ số bắt đầu giảm điểm nhưng biên độ giảm của chỉ số Dow Jones và S&P 500 đều ở mức thấp, sau đó thị trường bất ngờ lao dốc trong 20 phút cuối cùng ngày giao dịch, đưa chỉ số S&P 500 mất 2% và chỉ số Nasdaq hạ 2,5%.
Cổ phiếu khối ngân hàng - vốn dẫn đầu về biên độ tăng điểm phiên trước đó, đã giảm mạnh trong phiên này, đưa chỉ số S&P Tài chính mất 6,5%, trong đó cổ phiếu Bank of America hạ 8,3%, cổ phiếu JPMorgan Chase xuống 9,2%, cổ phiếu Citigroup giảm 3,51%.
Giá dầu đi xuống nên các cổ phiếu khối năng lượng cũng mát điểm, trong đó cổ phiếu Exxon Mobil hạ 1,7%. Cổ phiếu General Electric mất 0,6% sau khi Deutsche Bank đưa ra khuyến nghị cổ phiếu của hãng ở mức ổn định.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 24/3: chỉ số Dow Jones giảm 115,89 điểm, tương đương -1,49%, chốt ở mức 7.659,97.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 39,25 điểm, tương đương -2,52%, chốt ở mức 1.516,52.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 16,67 điểm, tương đương 2,03%, đóng cửa ở mức 806,25.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,65 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.144 cổ phiếu giảm điểm và có 917 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,02 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.873 cổ phiếu mất điểm và có to 793 cổ phiếu lên điểm.
Chứng khoán Đức và Pháp cùng tăng điểm
Chứng khoán châu Âu đã hình thành xu hướng trái chiều khi thị trường Đức và Pháp đều lên điểm trong khi chứng khoán Anh lại mất điểm.
Cổ phiếu khối ngân hàng, năng lượng và khai mỏ đều giảm điểm là nguyên nhân quan trọng khiến thị trường không duy trì được xu hướng lên điểm như phiên trước đó.
Cổ phiếu HSBC mất 6,3%, cổ phiếu BNP Paribas, Nordea Bank và Credit Suisse giảm từ 3,7-7,4%; cổ phiếu BG Group, BP, Royal Dutch Shell và Total giảm từ 0,4-0,8%.
Tuy nhiên, nhờ sức tăng của cổ phiếu khối hàng tiêu dùng, dược phẩm nên đã tạo lập nên thế cân bằng hơn cho thị trường.
Cổ phiếu của Nestle, Unilever và Danone tăng từ 1,6% đến 3,7%; cổ phiếu Sanofi-Aventis, Roche và Novo Nordisk tăng từ 0,3-3,2%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 41,35 điểm, tương đương 1,05%, chốt ở mức 3911,46. Khối lượng giao dịch đạt 2,55 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tăng 0,26%, khối lượng giao dịch đạt 32 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 0,17%, khối lượng giao dịch đạt 207 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á tăng điểm ở các thị trường
Phiên tăng điểm mạnh của chứng khoán Phố Wall nhờ kế hoạch mua lại nợ xấu của các định chế tài chính Mỹ - mà Chính phủ nước này vừa công bố, đã tạo động lực lớn giúp các thị trường chứng khoán khu vực tăng điểm.
Cổ phiếu khối tài chính đã dẫn đầu về biên độ tăng điểm, qua đó kéo thị trường khởi sắc phiên giao dịch hôm thứ Ba.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục tăng 1,9% lên 83,82 điểm, sau khi đã tăng gần 4% phiên trước đó.
Chứng khoán Nhật tiếp tục tăng điểm với biên độ lớn lên mức cao nhất trong vòng hơn 2 tháng qua, do cổ phiếu khối tài chính tăng vọt. Bên cạnh đó, cổ phiếu khối các nhà xuất khẩu lớn cũng khởi sắc nhờ đồng Yên giảm giá so với USD, đã góp phần đẩy thị trường đi lên.
Cổ phiếu khối ngân hàng liên tục tăng điểm trong ngày, trong đó cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group tăng 4,5%, cổ phiếu Mizuho Financial Group tiến thêm 5%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group lên 3,2%...
Cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu đã tăng mạnh trước đà giảm giá của đồng Yên so với Euro và USD. Cổ phiếu Canon tăng 4,4%, cổ phiếu Toyota tiến thêm 3,6%, cổ phiếu Nippon Steel lên 2,2%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 272,77 điểm, tương đương 3,32%, chốt ở mức 8.488,3 – mức cao nhất kể từ ngày 9/1/2009. Khối lượng giao dịch đạt 2,6 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Chuyển qua thị trường khác, Chính phủ Singapore vừa cho biết sẽ chi 18-20 tỷ Đôla Singapore (11,9-13,2 tỷ USD) để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng trong năm 2009.
Bên cạnh đó, năm 2010 và 2011, quốc đảo sẽ tiếp tục đầu tư thêm 15 -17 tỷ Đôla Singapore mỗi năm vào các dự án xây dựng và cơ sở hạ tầng.
Trong tháng 1/2009, Singapore đã chi 20,5 tỷ Đôla Singapore cho gói kích cầu của Chính phủ, trong đó rót 4,4 tỷ Đôla Singapore cho cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Straits Times tăng 46,49 điểm, tương đương 2,79%, chốt ở mức 1.710,57.
Chuyển qua thị trường khác, Hàn Quốc vừa cho biết đã hoàn tất kế hoạch chi 17,7 nghìn tỷ Won (12,66 tỷ USD), tương đương 2% GDP hàng năm của nước này, để giúp nền kinh tế trụ vững trước nguy cơ lâm vào suy thoái.
Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chiến lược Yoon Jeung-Hyun cho hay, Chính phủ Hàn Quốc tung gói kích thích kinh tế này sẽ nhằm đưa nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng 1,5% trong năm 2009.
Mục đích của gói gói kích thích kinh tế này là nhằm hỗ trợ những người thu nhập thấp, tạo việc làm và giúp các doanh nghiệp nhỏ.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI tiếp tục tăng 22,2 điểm, tương đương 1,85%, chốt ở mức 1.221,7.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 2,3%. Chỉ số ASX của Australia lên 0,98%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 3,44%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ nhích 1,62%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiến thêm 0,56%.
(Theo VnEconomy)
No comments:
Post a Comment