Không nên quy định cứng hình thức nộp thuế ngay từ đầu năm, mà nên để đến cuối năm, NĐT thấy mình thuận lợi theo phương pháp nào thì nộp thuế theo hình thức đó.
Gần đây, giới đầu tư lại hâm nóng câu chuyện cần giãn thời gian nộp thuế thu nhập cá nhân từ kinh doanh chứng khoán (có hiệu lực từ ngày 1/1/2009). Một quan chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, cơ quan này đã đề xuất lên Bộ tài chính việc giãn thời gian thực hiện sắc thuế trên như một trong nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ TTCK.
Khó giãn!
Thời gian qua, hoạt động phát hành chứng khoán huy động vốn, đấu giá cổ phần lần đầu, cổ phần hóa các DNNN suy giảm nghiêm trọng. Điều này không chỉ do TTCK điều chỉnh giảm sâu sau một thời gian tăng "nóng", mà còn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới đã và đang diễn ra, cũng như những khó khăn từ kinh tế vĩ mô trong nước.
Xuất phát từ thực trạng trên, nhiều NĐT tổ chức và cá nhân đã lên tiếng kiến nghị hoãn thu thuế thu nhập cá nhân từ kinh doanh chứng khoán.
Kiến nghị trên của UBCK đang được Bộ Tài chính cân nhắc trình Chính phủ xem xét. Sau đó, nếu Chính phủ thấy hợp lý sẽ đề xuất Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tài chính, kiến nghị này khó được chấp thuận, bởi ít nhất 2 nguyên nhân.
Thứ nhất, nếu lấy lý do TTCK suy giảm để yêu cầu được giãn thời gian nộp thuế cho NĐT cá nhân là thiếu tính thuyết phục. Bởi khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, lạm phát và chính sách thắt chặt tín dụng ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực kinh doanh, chứ không riêng chứng khoán. Nếu tạm dừng thu thuế đối với kinh doanh chứng khoán thì với các lĩnh vực khác tính sao?
Bên cạnh đó, dù muốn hay không, từ trước tới nay không ít người quan niệm rằng: phải là những người có nhiều tiền mới tham gia đầu tư chứng khoán. Do đó, không có lý do gì lại miễn, hoãn thuế cho đối tượng này, trong khi có những đối tượng khác khó khăn hơn vẫn phải nộp thuế.
Thứ hai, Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với hộ kinh doanh, thuế chuyển quyền sử dụng đất là là một sắc thuế quan trọng, điều chỉnh nhiều đối tượng trong xã hội và có khả năng mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách.
Trong khi đó, năm 2009 được dự đoán là năm khó khăn cho thu ngân sách do giá dầu thô (chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu ngân sách) sụt giảm và tăng trưởng GDP được dự báo ở mức thấp (6,5%). Chính vì thế, các nguồn khác bù đắp như thuế thu nhập cá nhân là rất quan trọng.
Nếu cứ mỗi đối tượng kinh doanh vì khó khăn mà lại giãn không thu thuế có thể ảnh hưởng đến thuế thu nhập cá nhân nói riêng và nguồn thu thuế nói chung.
Cần gỡ khó cho NĐT
Giám đốc một CTCK tại Hà Nội cho biết, theo Thông tư 84/2008/TT-BTC, NĐT không được chuyển lỗ đầu tư giữa các năm, nghĩa là năm nào quyết toán hết trong năm đó. Quy định như vậy khiến NĐT chứng khoán bị thiệt thòi so với các loại hình đầu tư kinh doanh khác.
Trước đây, khi Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân còn ở dạng dự thảo, có nội dung cho phép NĐT được chuyển lỗ trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, khi được ban hành, Nghị định 100/2008/NĐ-CP không đề cập đến nội dung này. "Nếu không kết chuyển trong 5 năm thì cũng nên cho phép kết chuyển 2 - 3 năm, bởi nếu không sẽ không khuyến khích NĐT tham gia thị trường", vị giám đốc này nói.
Trong hai cách nộp thuế, việc nộp theo phương pháp 0,1% giá trị mỗi lần chuyển nhượng khá đơn giản cho cả NĐT, cơ quan thuế và CTCK. Nhưng nhược điểm của cách này là trường hợp NĐT bị lỗ vẫn phải đóng thuế.
Đối với phương pháp nộp 20% tổng lợi nhuận (phản ánh đúng bản chất của chính sách thuế: có phát sinh thu nhập mới phải nộp thuế), NĐT phải thực hiện ít nhất 4 thủ tục hành chính: đăng ký phương pháp nộp thuế theo mẫu; thực hiện đăng ký thuế và có mã số thuế; thực hiện chế độ kế toán có hóa đơn chứng từ, xác định thu nhập tính thuế từ việc chuyển nhượng chứng khoán theo quy định; việc nộp thuế được tính toán trên tổng các loại chứng khoán đã giao dịch trong năm dương lịch.
Tâm lý ngại thủ tục hành chính có thể khiến NĐT lựa chọn nộp theo phương pháp 0,1% trên giá giao dịch, thay vì 20% trên khoản thực lãi.
Nhiều NĐT cho rằng, nếu Nhà nước không có chủ trương giãn thu thuế từ kinh doanh chứng khoán thì Bộ Tài chính cần cho phép ngành thuế có những quy định thông thoáng, đơn giản, dễ thực hiện đối với phương pháp nộp thuế 20%. Chỉ có như thế mới giữ chân được NĐT - những người "giữ lửa" cho TTCK. Mặt khác, đảm bảo ngân sách không bị thất thu và việc thu thuế phản ánh đúng bản chất vì dù sao họ cũng đã bị khấu trừ 0,1% giá trị mỗi lần chuyển nhượng.
Đồng thời, việc hoàn thuế cần thực hiện đơn giản, cho phép NĐT được kết chuyển lỗ trong vòng 2 - 3 năm... Có như vậy, việc thu thuế mới được giới đầu tư “tâm phục”!
(Theo ĐTCK)
Gần đây, giới đầu tư lại hâm nóng câu chuyện cần giãn thời gian nộp thuế thu nhập cá nhân từ kinh doanh chứng khoán (có hiệu lực từ ngày 1/1/2009). Một quan chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, cơ quan này đã đề xuất lên Bộ tài chính việc giãn thời gian thực hiện sắc thuế trên như một trong nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ TTCK.
Khó giãn!
Thời gian qua, hoạt động phát hành chứng khoán huy động vốn, đấu giá cổ phần lần đầu, cổ phần hóa các DNNN suy giảm nghiêm trọng. Điều này không chỉ do TTCK điều chỉnh giảm sâu sau một thời gian tăng "nóng", mà còn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới đã và đang diễn ra, cũng như những khó khăn từ kinh tế vĩ mô trong nước.
Xuất phát từ thực trạng trên, nhiều NĐT tổ chức và cá nhân đã lên tiếng kiến nghị hoãn thu thuế thu nhập cá nhân từ kinh doanh chứng khoán.
Kiến nghị trên của UBCK đang được Bộ Tài chính cân nhắc trình Chính phủ xem xét. Sau đó, nếu Chính phủ thấy hợp lý sẽ đề xuất Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tài chính, kiến nghị này khó được chấp thuận, bởi ít nhất 2 nguyên nhân.
Thứ nhất, nếu lấy lý do TTCK suy giảm để yêu cầu được giãn thời gian nộp thuế cho NĐT cá nhân là thiếu tính thuyết phục. Bởi khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, lạm phát và chính sách thắt chặt tín dụng ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực kinh doanh, chứ không riêng chứng khoán. Nếu tạm dừng thu thuế đối với kinh doanh chứng khoán thì với các lĩnh vực khác tính sao?
Bên cạnh đó, dù muốn hay không, từ trước tới nay không ít người quan niệm rằng: phải là những người có nhiều tiền mới tham gia đầu tư chứng khoán. Do đó, không có lý do gì lại miễn, hoãn thuế cho đối tượng này, trong khi có những đối tượng khác khó khăn hơn vẫn phải nộp thuế.
Thứ hai, Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với hộ kinh doanh, thuế chuyển quyền sử dụng đất là là một sắc thuế quan trọng, điều chỉnh nhiều đối tượng trong xã hội và có khả năng mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách.
Trong khi đó, năm 2009 được dự đoán là năm khó khăn cho thu ngân sách do giá dầu thô (chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu ngân sách) sụt giảm và tăng trưởng GDP được dự báo ở mức thấp (6,5%). Chính vì thế, các nguồn khác bù đắp như thuế thu nhập cá nhân là rất quan trọng.
Nếu cứ mỗi đối tượng kinh doanh vì khó khăn mà lại giãn không thu thuế có thể ảnh hưởng đến thuế thu nhập cá nhân nói riêng và nguồn thu thuế nói chung.
Cần gỡ khó cho NĐT
Giám đốc một CTCK tại Hà Nội cho biết, theo Thông tư 84/2008/TT-BTC, NĐT không được chuyển lỗ đầu tư giữa các năm, nghĩa là năm nào quyết toán hết trong năm đó. Quy định như vậy khiến NĐT chứng khoán bị thiệt thòi so với các loại hình đầu tư kinh doanh khác.
Trước đây, khi Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân còn ở dạng dự thảo, có nội dung cho phép NĐT được chuyển lỗ trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, khi được ban hành, Nghị định 100/2008/NĐ-CP không đề cập đến nội dung này. "Nếu không kết chuyển trong 5 năm thì cũng nên cho phép kết chuyển 2 - 3 năm, bởi nếu không sẽ không khuyến khích NĐT tham gia thị trường", vị giám đốc này nói.
Trong hai cách nộp thuế, việc nộp theo phương pháp 0,1% giá trị mỗi lần chuyển nhượng khá đơn giản cho cả NĐT, cơ quan thuế và CTCK. Nhưng nhược điểm của cách này là trường hợp NĐT bị lỗ vẫn phải đóng thuế.
Đối với phương pháp nộp 20% tổng lợi nhuận (phản ánh đúng bản chất của chính sách thuế: có phát sinh thu nhập mới phải nộp thuế), NĐT phải thực hiện ít nhất 4 thủ tục hành chính: đăng ký phương pháp nộp thuế theo mẫu; thực hiện đăng ký thuế và có mã số thuế; thực hiện chế độ kế toán có hóa đơn chứng từ, xác định thu nhập tính thuế từ việc chuyển nhượng chứng khoán theo quy định; việc nộp thuế được tính toán trên tổng các loại chứng khoán đã giao dịch trong năm dương lịch.
Tâm lý ngại thủ tục hành chính có thể khiến NĐT lựa chọn nộp theo phương pháp 0,1% trên giá giao dịch, thay vì 20% trên khoản thực lãi.
Nhiều NĐT cho rằng, nếu Nhà nước không có chủ trương giãn thu thuế từ kinh doanh chứng khoán thì Bộ Tài chính cần cho phép ngành thuế có những quy định thông thoáng, đơn giản, dễ thực hiện đối với phương pháp nộp thuế 20%. Chỉ có như thế mới giữ chân được NĐT - những người "giữ lửa" cho TTCK. Mặt khác, đảm bảo ngân sách không bị thất thu và việc thu thuế phản ánh đúng bản chất vì dù sao họ cũng đã bị khấu trừ 0,1% giá trị mỗi lần chuyển nhượng.
Đồng thời, việc hoàn thuế cần thực hiện đơn giản, cho phép NĐT được kết chuyển lỗ trong vòng 2 - 3 năm... Có như vậy, việc thu thuế mới được giới đầu tư “tâm phục”!
(Theo ĐTCK)
No comments:
Post a Comment