Hiện thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ vẫn chỉ là sân chơi của các đại gia.
Nhiều NĐT đã bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào trái phiếu với mức sinh lời lớn trong giai đoạn tháng 5 - 6 vừa qua, nguyên nhân không chỉ vì những lo ngại về lãi suất ngân hàng có thể tăng cao, mà đôi khi bởi chính sự hạn hẹp của nguồn vốn.
Không ít NĐT đã thốt lên rằng, giá như có đơn vị trung gian nào đó chia nhỏ gói trái phiếu ra, chắc chắn họ sẽ không bỏ lỡ những cơ hội hiếm hoi như vậy.
Tháng 5 - 6/2008, nền kinh tế Việt Nam ở giai đoạn đỉnh điểm của những khó khăn với lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại tăng cao. Việc ngoại tệ liên tục tăng giá, nhất là trên thị trường tự do và DN "khát" tín dụng đã đẩy lãi suất ngân hàng tăng vọt (lãi suất huy động tới 18%, thậm chí cao hơn; lãi suất cho vay 21 - 22%), DN rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Những khó khăn của nền kinh tế đã làm giảm lòng tin của không ít nhà ĐTNN. Hệ quả là trái phiếu chính phủ (loại còn thời gian đáo hạn dưới 2 năm) giảm giá mạnh. Lợi suất trái phiếu liên tục bị đẩy lên cao, có thời điểm lên tới trên 25%.
Nhiều người cho rằng, nếu giá USD lên tới 22.000 đồng (như một số báo cáo nhận định khi đó) thì việc chuyển qua mua USD đang ở mức giá gần 17.000 đồng, sau đó gửi ngân hàng để hưởng lãi suất 7%/năm vẫn hấp dẫn hơn nhiều so với việc giữ trái phiếu. Do đó, trái phiếu có thời gian đáo hạn dưới 3 năm chủ yếu được bán ra với giá dưới 75.000 đồng/TP.
Giai đoạn này, một số NHTM trong nước và NĐT lớn đã mạnh dạn mua vào. Điểm chung của những NĐT này là mạnh và trường vốn. Không ít tổ chức và cá nhân không mua, một phần vì tin vào những dự báo bi quan của một số tổ chức nước ngoài về tương lai nền kinh tế Việt Nam, một phần không có đủ vốn để tài trợ cho các giao dịch.
Quan sát thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ, đến thời điểm này, đây vẫn là sân chơi của các đại gia. Mỗi lô giao dịch trái phiếu hiện tại giá trị từ vài chục đến hàng trăm tỷ đồng.
Việc kinh doanh trái phiếu thường chỉ hưởng từ chênh lệnh lãi suất sau dấu phẩy khoảng 3, 4 số 0, do đó NĐT cá nhân ít người đủ tự tin và kiên nhẫn cũng như đủ vốn để đầu tư. Chính vì vậy, vào giai đoạn trái phiếu chính phủ bị bán ra ồ ạt với mức lợi suất cao ngất ngưởng, nhiều NĐT nhỏ chỉ biết nhìn và tiếc nuối.
Thực tế, những dự đoán bi quan về nền kinh tế Việt Nam của giới phân tích nước ngoài đã không xảy ra: lãi suất ngân hàng đã không bị đẩy đến 25%; USD thậm chí có lúc rơi vào cảnh "chợ chiều vắng khách" khi mà nhiều NHTM gợi ý khách hàng vay bằng USD thay vì bằng VND, với tỷ giá USD/VND về khoảng 16.000 đồng/USD… Việc bán trái phiếu của nhà ĐTNN ở giai đoạn trước đó có thể nói là một hành động thiệt đơn, thiệt kép.
Tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng giảm so với tháng trước đó, kết hợp với những thông tin tích cực của kinh tế vĩ mô và xu hướng toàn cầu đã giúp Ngân hàng Nhà nước thay đổi chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng thận trọng.
Với 2 lần liên tục điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng đã được điều chỉnh về khoảng 12% và 16 - 18%.
Lúc này, trái phiếu chính phủ lại "lên ngôi", nhiều trái phiếu được giao dịch ở mức lợi suất 11 - 13%. Giá trái phiếu loại còn thời gian đáo hạn dưới 2 năm lên tới hơn 93.000 đồng/TP. Như vậy, so sánh với mức giá mua thời kỳ tháng 6, NĐT có cơ hội thu lãi khoảng 25%.
Vấn đề đặt ra ở đây là rất nhiều NĐT không có đủ tiền hoặc lượng tiền nhàn rỗi không đủ dài để có thể tự kinh doanh trái phiếu. Do đó, NĐT cần một đơn vị trung gian làm công việc "chia nhỏ" gói trái phiếu vốn đang được giao dịch theo lô lớn thành từng gói nhỏ và theo các mức thời gian khác nhau.
Theo đó, thay vì giao dịch theo một lô lớn vài chục tỷ đồng tới vài trăm tỷ đồng trở lên với mức lợi suất 25%, một đơn vị trung gian (dealer) có thể mua lại, sau đó tính toán dòng tiền, cơ cấu lại để đưa ra các gói trái phiếu khác nhau (về thời gian và giá trị), ví dụ gói trái phiếu 1 năm, 2 năm… lợi suất 17% hoặc gói trái phiếu đúng kỳ hạn nhưng tổng giá trị chỉ khoảng 100 triệu đồng/lô.
Điều này chắc chắn sẽ thu hút được nhiều NĐT tham gia, kể cả những người chỉ quen gửi tiết kiệm.
Trên thực tế, nghiệp vụ này không mới ở TTCK các nước phát triển. Tại thị trường Mỹ, nghiệp vụ Streasury's Separate Trading of Registered Interest and Principal Securities program (Streasury STRIPs) đơn giản là nghiệp vụ tách trái phiếu chính phủ Mỹ thành loại trái phiếu zero-coupon và tách coupon thành từng trái phiếu có kỳ hạn khác nhau với rủi ro tín dụng bằng 0.
Ví dụ, Chính phủ Mỹ phát hành trái phiếu kỳ hạn 10 năm, giá trị 400 triệu USD, lãi suất 10% (trả lãi 2 lần/năm). Khi đó, trái phiếu này có thể được các dealer mua lại và tách trái phiếu kỳ hạn 10 năm này thành nhiều loại, ví dụ các notes, trái phiếu kỳ hạn 6 tháng, 1 năm, 1,5 năm… với giá trị mỗi loại 5 triệu USD, lãi suất từng thời kỳ khác nhau và trái phiếu kỳ hạn 10 năm không coupon. Với các loại chứng khoán sinh ra từ nghiệp vụ STRIPs này, Chính phủ Mỹ hoàn toàn chịu trách nhiệm về các rủi ro liên quan.
Một nghiệp vụ khác cũng được quan tâm là gộp các trái phiếu kỳ hạn khác nhau và các trái phiếu zero-coupon thành trái phiếu có coupon với mức lợi suất khác để hưởng chênh lệch (nghiệp vụ reconstitution).
Ngoài ra, dù không áp dụng với gói trái phiếu chính phủ, nhưng nghiệp vụ chứng khoán hóa các khoản nợ có đảm bảo thông qua việc tách tạo các loại chứng khoán nhằm linh hoạt hơn với túi tiền NĐT cũng được áp dụng phổ biến để làm tăng tính sôi động trên thị trường và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho huy động vốn trong nền kinh tế.
Tại Việt Nam, nửa đầu tháng 6/2008, CTCK Sài Gòn (SSI) đã thử áp dụng nghiệp vụ STRIPs với thời gian đáo hạn linh hoạt dưới 6 tháng, lãi suất 17%. Mỗi gói có giá trị tối thiểu 100 triệu đồng đối với trái phiếu, 50 triệu đồng đối với kỳ phiếu, phí giao dịch dao động từ 0,2 - 0,6% tùy theo thời gian đáo hạn… SSI cũng đưa ra cam kết mua lại bất cứ khi nào nếu NĐT muốn bán lại với lãi suất năm 17%. Tuy nhiên, ngay sau đấy, thông tin về dịch vụ mới này của SSI bị chìm nghỉm trên thị trường!
Hiện cơ hội đầu tư trái phiếu với mức sinh lời lớn như vậy đã qua, nhiều ý kiến cho rằng, nhắc lại thì có ích gì, ngoài việc làm cho người ta cảm thấy tiếc nuối!
Nhưng, nếu so sánh mức lợi suất trái phiếu giao dịch trên thị trường hiện nay với mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng trong thời gian 2 - 3 năm tới, thì có thể nói, cơ hội kinh doanh là không nhỏ.
Đối với việc kinh doanh trái phiếu của SSI, giá như có một sự linh hoạt từ phía cơ quan quản lý trong việc đưa ra đảm bảo mức độ an toàn cho các chứng khoán phát sinh từ nghiệp vụ STRIPs như tại Mỹ, hoặc NĐT am tường hơn thì có lẽ đâu mấy NĐT cá nhân phải ngậm ngùi nhìn cơ hôi lớn vuột khỏi tầm tay.
(Theo ĐTCK)
Nhiều NĐT đã bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào trái phiếu với mức sinh lời lớn trong giai đoạn tháng 5 - 6 vừa qua, nguyên nhân không chỉ vì những lo ngại về lãi suất ngân hàng có thể tăng cao, mà đôi khi bởi chính sự hạn hẹp của nguồn vốn.
Không ít NĐT đã thốt lên rằng, giá như có đơn vị trung gian nào đó chia nhỏ gói trái phiếu ra, chắc chắn họ sẽ không bỏ lỡ những cơ hội hiếm hoi như vậy.
Tháng 5 - 6/2008, nền kinh tế Việt Nam ở giai đoạn đỉnh điểm của những khó khăn với lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại tăng cao. Việc ngoại tệ liên tục tăng giá, nhất là trên thị trường tự do và DN "khát" tín dụng đã đẩy lãi suất ngân hàng tăng vọt (lãi suất huy động tới 18%, thậm chí cao hơn; lãi suất cho vay 21 - 22%), DN rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Những khó khăn của nền kinh tế đã làm giảm lòng tin của không ít nhà ĐTNN. Hệ quả là trái phiếu chính phủ (loại còn thời gian đáo hạn dưới 2 năm) giảm giá mạnh. Lợi suất trái phiếu liên tục bị đẩy lên cao, có thời điểm lên tới trên 25%.
Nhiều người cho rằng, nếu giá USD lên tới 22.000 đồng (như một số báo cáo nhận định khi đó) thì việc chuyển qua mua USD đang ở mức giá gần 17.000 đồng, sau đó gửi ngân hàng để hưởng lãi suất 7%/năm vẫn hấp dẫn hơn nhiều so với việc giữ trái phiếu. Do đó, trái phiếu có thời gian đáo hạn dưới 3 năm chủ yếu được bán ra với giá dưới 75.000 đồng/TP.
Giai đoạn này, một số NHTM trong nước và NĐT lớn đã mạnh dạn mua vào. Điểm chung của những NĐT này là mạnh và trường vốn. Không ít tổ chức và cá nhân không mua, một phần vì tin vào những dự báo bi quan của một số tổ chức nước ngoài về tương lai nền kinh tế Việt Nam, một phần không có đủ vốn để tài trợ cho các giao dịch.
Quan sát thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ, đến thời điểm này, đây vẫn là sân chơi của các đại gia. Mỗi lô giao dịch trái phiếu hiện tại giá trị từ vài chục đến hàng trăm tỷ đồng.
Việc kinh doanh trái phiếu thường chỉ hưởng từ chênh lệnh lãi suất sau dấu phẩy khoảng 3, 4 số 0, do đó NĐT cá nhân ít người đủ tự tin và kiên nhẫn cũng như đủ vốn để đầu tư. Chính vì vậy, vào giai đoạn trái phiếu chính phủ bị bán ra ồ ạt với mức lợi suất cao ngất ngưởng, nhiều NĐT nhỏ chỉ biết nhìn và tiếc nuối.
Thực tế, những dự đoán bi quan về nền kinh tế Việt Nam của giới phân tích nước ngoài đã không xảy ra: lãi suất ngân hàng đã không bị đẩy đến 25%; USD thậm chí có lúc rơi vào cảnh "chợ chiều vắng khách" khi mà nhiều NHTM gợi ý khách hàng vay bằng USD thay vì bằng VND, với tỷ giá USD/VND về khoảng 16.000 đồng/USD… Việc bán trái phiếu của nhà ĐTNN ở giai đoạn trước đó có thể nói là một hành động thiệt đơn, thiệt kép.
Tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng giảm so với tháng trước đó, kết hợp với những thông tin tích cực của kinh tế vĩ mô và xu hướng toàn cầu đã giúp Ngân hàng Nhà nước thay đổi chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng thận trọng.
Với 2 lần liên tục điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng đã được điều chỉnh về khoảng 12% và 16 - 18%.
Lúc này, trái phiếu chính phủ lại "lên ngôi", nhiều trái phiếu được giao dịch ở mức lợi suất 11 - 13%. Giá trái phiếu loại còn thời gian đáo hạn dưới 2 năm lên tới hơn 93.000 đồng/TP. Như vậy, so sánh với mức giá mua thời kỳ tháng 6, NĐT có cơ hội thu lãi khoảng 25%.
Vấn đề đặt ra ở đây là rất nhiều NĐT không có đủ tiền hoặc lượng tiền nhàn rỗi không đủ dài để có thể tự kinh doanh trái phiếu. Do đó, NĐT cần một đơn vị trung gian làm công việc "chia nhỏ" gói trái phiếu vốn đang được giao dịch theo lô lớn thành từng gói nhỏ và theo các mức thời gian khác nhau.
Theo đó, thay vì giao dịch theo một lô lớn vài chục tỷ đồng tới vài trăm tỷ đồng trở lên với mức lợi suất 25%, một đơn vị trung gian (dealer) có thể mua lại, sau đó tính toán dòng tiền, cơ cấu lại để đưa ra các gói trái phiếu khác nhau (về thời gian và giá trị), ví dụ gói trái phiếu 1 năm, 2 năm… lợi suất 17% hoặc gói trái phiếu đúng kỳ hạn nhưng tổng giá trị chỉ khoảng 100 triệu đồng/lô.
Điều này chắc chắn sẽ thu hút được nhiều NĐT tham gia, kể cả những người chỉ quen gửi tiết kiệm.
Trên thực tế, nghiệp vụ này không mới ở TTCK các nước phát triển. Tại thị trường Mỹ, nghiệp vụ Streasury's Separate Trading of Registered Interest and Principal Securities program (Streasury STRIPs) đơn giản là nghiệp vụ tách trái phiếu chính phủ Mỹ thành loại trái phiếu zero-coupon và tách coupon thành từng trái phiếu có kỳ hạn khác nhau với rủi ro tín dụng bằng 0.
Ví dụ, Chính phủ Mỹ phát hành trái phiếu kỳ hạn 10 năm, giá trị 400 triệu USD, lãi suất 10% (trả lãi 2 lần/năm). Khi đó, trái phiếu này có thể được các dealer mua lại và tách trái phiếu kỳ hạn 10 năm này thành nhiều loại, ví dụ các notes, trái phiếu kỳ hạn 6 tháng, 1 năm, 1,5 năm… với giá trị mỗi loại 5 triệu USD, lãi suất từng thời kỳ khác nhau và trái phiếu kỳ hạn 10 năm không coupon. Với các loại chứng khoán sinh ra từ nghiệp vụ STRIPs này, Chính phủ Mỹ hoàn toàn chịu trách nhiệm về các rủi ro liên quan.
Một nghiệp vụ khác cũng được quan tâm là gộp các trái phiếu kỳ hạn khác nhau và các trái phiếu zero-coupon thành trái phiếu có coupon với mức lợi suất khác để hưởng chênh lệch (nghiệp vụ reconstitution).
Ngoài ra, dù không áp dụng với gói trái phiếu chính phủ, nhưng nghiệp vụ chứng khoán hóa các khoản nợ có đảm bảo thông qua việc tách tạo các loại chứng khoán nhằm linh hoạt hơn với túi tiền NĐT cũng được áp dụng phổ biến để làm tăng tính sôi động trên thị trường và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho huy động vốn trong nền kinh tế.
Tại Việt Nam, nửa đầu tháng 6/2008, CTCK Sài Gòn (SSI) đã thử áp dụng nghiệp vụ STRIPs với thời gian đáo hạn linh hoạt dưới 6 tháng, lãi suất 17%. Mỗi gói có giá trị tối thiểu 100 triệu đồng đối với trái phiếu, 50 triệu đồng đối với kỳ phiếu, phí giao dịch dao động từ 0,2 - 0,6% tùy theo thời gian đáo hạn… SSI cũng đưa ra cam kết mua lại bất cứ khi nào nếu NĐT muốn bán lại với lãi suất năm 17%. Tuy nhiên, ngay sau đấy, thông tin về dịch vụ mới này của SSI bị chìm nghỉm trên thị trường!
Hiện cơ hội đầu tư trái phiếu với mức sinh lời lớn như vậy đã qua, nhiều ý kiến cho rằng, nhắc lại thì có ích gì, ngoài việc làm cho người ta cảm thấy tiếc nuối!
Nhưng, nếu so sánh mức lợi suất trái phiếu giao dịch trên thị trường hiện nay với mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng trong thời gian 2 - 3 năm tới, thì có thể nói, cơ hội kinh doanh là không nhỏ.
Đối với việc kinh doanh trái phiếu của SSI, giá như có một sự linh hoạt từ phía cơ quan quản lý trong việc đưa ra đảm bảo mức độ an toàn cho các chứng khoán phát sinh từ nghiệp vụ STRIPs như tại Mỹ, hoặc NĐT am tường hơn thì có lẽ đâu mấy NĐT cá nhân phải ngậm ngùi nhìn cơ hôi lớn vuột khỏi tầm tay.
(Theo ĐTCK)
No comments:
Post a Comment