Friday, December 4, 2009

VN-Index đảo chiều vào cuối tuần

Sau 2 phiên giảm liên tiếp trước đó, thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào phiên giao dịch cuối tuần (4/12) đã đảo chiều tăng điểm nhẹ trở lại. Lực cầu vào sàn có dấu hiệu được cải thiện đã kéo cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index cùng tăng điểm sau khi giằng co khá mạnh. Tuy nhiên, tâm lý thận trọng dè dặt của nhà đầu tư đã khiến giao dịch trở nên trầm lắng và khá buồn tẻ.

Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 5,07 điểm lên 499,87 điểm (tăng 1,02%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2.533.590 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 94,45 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 107 mã tăng giá (3 mã tăng trần), 50 mã đứng giá tham chiếu, 34 mã giảm giá (1 mã giảm sàn).

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, giao dịch tiếp tục diễn ra khá ảm đạm. Áp lực bán ra tăng lên đã kéo khá nhiều cổ phiếu giảm giá khiến đà tăng của chỉ số VN-Index chậm lại. Tuy nhiên, VN-Index vẫn giữ được màu xanh khi kết thúc đợt khớp lệnh liên tục với số điểm khiêm tốn có được trong đợt này.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 0,7 điểm, lên 495,5 điểm (tăng 0,14%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 27.298.850 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 1.148,09 tỷ đồng.

Trong 15 phút giao dịch cuối cùng, thị trường ghi nhận sự giằng co giữa cung và cầu. Kết thúc phiên giao dịch ngày 04/12/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 494,96 điểm, tăng 0,16 điểm (+0,03%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 32.572.630 đơn vị, giảm 19,10% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 1.383,316 tỷ đồng, giảm 14,01%.

Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 2.268.120 đơn vị, với tổng giá trị hơn 89,54 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 34.840.750 đơn vị (-17,94%) và tổng giá trị giao dịch đạt 1.472,856 tỷ đồng (-12,85%).

Trong tổng số 191 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 76 mã tăng giá (10 mã tăng trần), 78 mã giảm giá (2 mã giảm sàn), 37 mã đứng giá tham chiếu.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 2 mã tăng, 5 mã giảm và 3 mã đứng giá là VNM, PVF, EIB.

Cụ thể, MSN tăng trần 1.600 đồng/cổ phiếu (+4,91%), đạt 34.200 đồng. HAG tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (+1,56%), đạt 65.000 đồng.

Còn lại, CTG giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,34%), còn 28.900 đồng. STB giảm 300 đồng/cổ phiếu (-1,19%), còn 25.000 đồng. BVH giảm 300 đồng/cổ phiếu (-1,09%), còn 27.200 đồng. VCB giảm 800 đồng/cổ phiếu (-1,70%), còn 46.200 đồng. VIC giảm 4.000 đồng/cổ phiếu (-3,64%), còn 106.000 đồng.

Mã STB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với hơn 3,1 triệu đơn vị (chiếm 9,64% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 25.000 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 300 đồng (-1,19%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 26,94% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 2 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là TCM, GMC lên các mức giá tương ứng là 18.900 đồng/cổ phiếu và 27.300 đồng/cổ phiếu. Ngược lại, có 2 mã cùng có mức giảm 4,90% là TTC, BTP xuống các mức giá tương ứng là 9.700 đồng/cổ phiếu và 13.600 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DIG là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 4.500 đồng lên mức 103.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 528 nghìn cổ phiếu. Trong khi đó, mã VIC lại giảm tới 4.000 đồng xuống còn 106.000 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch đạt gần 266 nghìn đơn vị.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 3 mã tăng và 1 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVF4 tăng 200 đồng (+1,72%), đạt 11.800 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 200 đồng (+1,24%), đạt 16.300 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 tăng 100 đồng (+1,59%), đạt 6.400 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 5.900 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 85 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 4.802.630 đơn vị, bằng 14,74% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Trong đó, STB được họ mua vào nhiều nhất với 558.330 đơn vị, chiếm 17,78% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như GMD (486.390 đơn vị), VIP (400.000 đơn vị), EIB (362.730 đơn vị) và PVF (300.500 đơn vị).

Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là DMC (91,64%), MCP (79,26%), VIP (72,22%), SGT (71,15%) và HT1 (64,85%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

25.000

(300)

-1,19%

3.139.880

EIB

24.900

-

0,00%

1.836.220

TCM

18.900

900

5,00%

1.681.840

GMD

79.000

3.000

3,95%

1.091.520

SJS

82.000

3.500

4,46%

1.025.660

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

GMC

27.300

1.300

5,00%

277.050

TCM

18.900

900

5,00%

1.681.840

SRC

64.000

3.000

4,92%

211.630

MSN

34.200

1.600

4,91%

264.960

NAV

17.200

800

4,88%

71.030

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

TTC

9.700

(500)

-4,90%

34.780

BTP

13.600

(700)

-4,90%

30.690

SSC

48.700

(2.300)

-4,51%

6.100

HLG

27.600

(1.300)

-4,50%

4.250

CNT

27.700

(1.200)

-4,15%

97.350

DQC: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2008 (4%)
CLC: Ngày GDKHQ tạm ứng cổ tức năm 2009 (7%)

(Theo DTCK)

No comments:

Khách Truy Cập Trong Ngày

PCR Designs Group

Giải Pháp Kinh Doanh

Thiết Kế Website

Quản Trị Website

Quảng Bá Website

Thương Mại Điện Tử

Câu Chuyện Doanh Nhân