Cầu yếu, cung mạnh, mốc hỗ trợ 461 điểm trở nên mong manh. Thị trường cần một phiên nữa để khẳng định thêm vùng hỗ trợ này bị phá vỡ.
Khi mà nhiều dự tính cùng hướng về một khả năng giảm sâu đầu phiên hôm nay, giao dịch mạnh lên thì thị trường lại cho câu trả lời khác. Một cuộc “khởi nghĩa” bất thành đầu giờ mở cửa, như giá trị của ngưỡng hỗ trợ 461 điểm thể hiện. Thực tế, phải quá nửa thời gian giao dịch, mốc điểm này mới chính thức bị xuyên qua.
Tuy nhiên, như đề cập hôm qua, thị trường lúc này cần một lực đỡ thống nhất. Điều đó không xẩy ra. VN-Index tăng 3,92 điểm đầu phiên (cũng là mức cao nhất) nhưng chỉ có chưa đầy 96 tỷ đồng vào cuộc. Sức cầu yếu và chưa tạo được sự cộng hưởng. Cung tăng, chỉ số giảm nhanh, bên mua càng củng cố tâm lý chờ đợi những mức giá thấp hơn với lợi thế của người cầm tiền.
Một sóng nhẹ giữa phiên cũng không đủ để kích thích lực lượng bắt đáy vào cuộc, dù điều đó đã thể hiện ở phiên hôm qua. Giao dịch chậm, thanh khoản thấp và chỉ số lại giảm nhanh. VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày, mất 2,53%, xuyên đáy 461 điểm. Đáy bị phá vỡ, nhưng thị trường cần thêm một phiên nữa để khẳng định thêm đã rơi qua hẳn vùng hỗ trợ này chưa. Điều này khiến bên mua càng thận trọng. Toàn phiên trên HOSE, khối lượng và giá trị giao dịch lại giảm khá mạnh, giảm 17,4% về khối lượng, giảm gần 10,1% giá trị.
Tuy nhiên, dù cung vẫn mạnh nhưng không bán bằng mọi giá như phiên liền trước; ít nhất đã có sự cầm chừng, đặc biệt là ở nhóm cổ phiếu lớn và riêng là khối tài chính, ngân hàng. Ngược lại, hoạt động tích lũy có chuyển động khá rõ cuối phiên.
Có thể thấy tại một số mã điển hình như REE, SAM, hoạt động quét sàn đã tạo một tín hiệu đáng chú ý. Tại REE, hơn 300.000 đơn vị “hốt” giá sàn và ATC cuối phiên, chỉ chừa lại một lượng dư bán rất ít. Tại SAM, gần 700.000 đơn vị quét sạch giá sàn cuối phiên, còn tới 127.390 đơn vị chặn mua mức giá thấp nhất. Hoạt động mua vào mạnh cuối ngày này cho thấy một lực lượng lớn đang chọn thời điểm để giải ngân.
Trên HNX, một phiên dưới mốc 500 tỷ đồng, nhưng cũng có thể thấy tín hiệu mua vào khá mạnh từ các tổ chức tại một số điểm cục bộ. Tại VCG, giá biến động rất mạnh, đóng cửa sát sàn và lệnh lô lớn bắt đầu trở lại nhiều hơn. VCG vẫn là một điểm hẹn sôi động của các tổ chức, đặc biệt trong tháng 10 và 11 vừa qua. Trong khi đó, tại ACB, giá trị trên thể hiện rõ và lệnh quy mô lớn được rải đều suốt phiên. Sự nhập cuộc này tạo giá trị cộng hưởng cho sức cầu, đẩy giá ACB có thời điểm tăng tới 1.300 đồng/cổ phiếu (nhưng chỉ có 15.500 đơn vị đón giá này). Kết phiên, giá ACB chỉ tăng nhẹ 300 đồng, nhưng có thể xem là một hiện tượng ngược dòng xu hướng; khối lượng cũng tăng vọt lên hơn 2,3 triệu đơn vị (hôm qua 1,4 triệu đơn vị), cao nhất trong 5 phiên vừa qua.
Qua phiên này, điểm nhấn chính vẫn là mốc hỗ trợ 461 điểm bị xuyên thủng. Kết quả này tạo thêm áp lực tâm lý, nhất là với những nhà đầu tư đã sử dụng đòn bẩy tài chính trước đó, dù khái niệm ngưỡng hỗ trợ đã trở nên mờ nhạt thời gian gần đây. Nhưng, hoạt động tháo hàng không còn thể hiện trên diện rộng; thị trường như đang tìm đến sự chọn lọc, nếu nỗ lực bám trụ của khối ngân hàng và những cổ phiếu lớn như FPT, SJS, VIC, PVD, hay sự ngược dòng của ACB, SAV… không phải là nhất thời.
Hơn hết, lúc này thị trường cần có những thông tin hỗ trợ đủ mạnh. Điều này đang trở nên xa xỉ, trong khi bên mua hẳn có những suy tính đây chưa phải là thời điểm xấu nhất của thị trường.
(Theo VnEconomy)
Khi mà nhiều dự tính cùng hướng về một khả năng giảm sâu đầu phiên hôm nay, giao dịch mạnh lên thì thị trường lại cho câu trả lời khác. Một cuộc “khởi nghĩa” bất thành đầu giờ mở cửa, như giá trị của ngưỡng hỗ trợ 461 điểm thể hiện. Thực tế, phải quá nửa thời gian giao dịch, mốc điểm này mới chính thức bị xuyên qua.
Tuy nhiên, như đề cập hôm qua, thị trường lúc này cần một lực đỡ thống nhất. Điều đó không xẩy ra. VN-Index tăng 3,92 điểm đầu phiên (cũng là mức cao nhất) nhưng chỉ có chưa đầy 96 tỷ đồng vào cuộc. Sức cầu yếu và chưa tạo được sự cộng hưởng. Cung tăng, chỉ số giảm nhanh, bên mua càng củng cố tâm lý chờ đợi những mức giá thấp hơn với lợi thế của người cầm tiền.
Một sóng nhẹ giữa phiên cũng không đủ để kích thích lực lượng bắt đáy vào cuộc, dù điều đó đã thể hiện ở phiên hôm qua. Giao dịch chậm, thanh khoản thấp và chỉ số lại giảm nhanh. VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày, mất 2,53%, xuyên đáy 461 điểm. Đáy bị phá vỡ, nhưng thị trường cần thêm một phiên nữa để khẳng định thêm đã rơi qua hẳn vùng hỗ trợ này chưa. Điều này khiến bên mua càng thận trọng. Toàn phiên trên HOSE, khối lượng và giá trị giao dịch lại giảm khá mạnh, giảm 17,4% về khối lượng, giảm gần 10,1% giá trị.
Tuy nhiên, dù cung vẫn mạnh nhưng không bán bằng mọi giá như phiên liền trước; ít nhất đã có sự cầm chừng, đặc biệt là ở nhóm cổ phiếu lớn và riêng là khối tài chính, ngân hàng. Ngược lại, hoạt động tích lũy có chuyển động khá rõ cuối phiên.
Có thể thấy tại một số mã điển hình như REE, SAM, hoạt động quét sàn đã tạo một tín hiệu đáng chú ý. Tại REE, hơn 300.000 đơn vị “hốt” giá sàn và ATC cuối phiên, chỉ chừa lại một lượng dư bán rất ít. Tại SAM, gần 700.000 đơn vị quét sạch giá sàn cuối phiên, còn tới 127.390 đơn vị chặn mua mức giá thấp nhất. Hoạt động mua vào mạnh cuối ngày này cho thấy một lực lượng lớn đang chọn thời điểm để giải ngân.
Trên HNX, một phiên dưới mốc 500 tỷ đồng, nhưng cũng có thể thấy tín hiệu mua vào khá mạnh từ các tổ chức tại một số điểm cục bộ. Tại VCG, giá biến động rất mạnh, đóng cửa sát sàn và lệnh lô lớn bắt đầu trở lại nhiều hơn. VCG vẫn là một điểm hẹn sôi động của các tổ chức, đặc biệt trong tháng 10 và 11 vừa qua. Trong khi đó, tại ACB, giá trị trên thể hiện rõ và lệnh quy mô lớn được rải đều suốt phiên. Sự nhập cuộc này tạo giá trị cộng hưởng cho sức cầu, đẩy giá ACB có thời điểm tăng tới 1.300 đồng/cổ phiếu (nhưng chỉ có 15.500 đơn vị đón giá này). Kết phiên, giá ACB chỉ tăng nhẹ 300 đồng, nhưng có thể xem là một hiện tượng ngược dòng xu hướng; khối lượng cũng tăng vọt lên hơn 2,3 triệu đơn vị (hôm qua 1,4 triệu đơn vị), cao nhất trong 5 phiên vừa qua.
Qua phiên này, điểm nhấn chính vẫn là mốc hỗ trợ 461 điểm bị xuyên thủng. Kết quả này tạo thêm áp lực tâm lý, nhất là với những nhà đầu tư đã sử dụng đòn bẩy tài chính trước đó, dù khái niệm ngưỡng hỗ trợ đã trở nên mờ nhạt thời gian gần đây. Nhưng, hoạt động tháo hàng không còn thể hiện trên diện rộng; thị trường như đang tìm đến sự chọn lọc, nếu nỗ lực bám trụ của khối ngân hàng và những cổ phiếu lớn như FPT, SJS, VIC, PVD, hay sự ngược dòng của ACB, SAV… không phải là nhất thời.
Hơn hết, lúc này thị trường cần có những thông tin hỗ trợ đủ mạnh. Điều này đang trở nên xa xỉ, trong khi bên mua hẳn có những suy tính đây chưa phải là thời điểm xấu nhất của thị trường.
(Theo VnEconomy)
No comments:
Post a Comment