Thursday, November 19, 2009

Đón nhận thông tin hỗ trợ tốt, VN-Index tiếp tục bứt phá

Nối tiếp xu thế tăng điểm hai phiên trước đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một phiên giao dịch đầy khởi sắc với những diễn biến khá tích cực. Mặc cho thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua giảm nhẹ, cả hai chỉ số chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục tăng điểm và vượt qua những mức kháng cự quan trọng. Khối lượng và giá trị giao dịch cũng tăng khá mạnh.

Mở đầu phiên giao dịch, lực cầu áp đảo so với lượng cung đã khiến nhiều cổ phiếu tăng giá. Tuy nhiên, hầu hết giá cổ phiếu biến động ở biên độ hẹp.

Kết thúc đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa, chỉ số VN-Index tăng 2,89 điểm lên 556,72 điểm (tăng 0,52%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3.863.510 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 233,91 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 129 mã tăng giá (34 mã tăng trần), 25 mã đứng giá tham chiếu, 32 mã giảm giá (2 mã giảm sàn).

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, lực bán ra tăng dần trong khi lực cầu có dấu hiệu chùng xuống khiến đà tăng của chỉ số VN-Index chậm lại và đảo chiều mất điểm. Diễn biến thị trường sau đó là ở thế giằng co khi chỉ số VN-Index xoanh quanh mốc 554 điểm.

Tuy nhiên, lời khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội sang nay về việc "Chính phủ thống nhất chủ trương tiếp tục có các chính sách hỗ trợ, kích thích thiết thực để phục hồi tăng trưởng, sẽ ban hành chính sách cụ thể trong tháng 12" đã củng cố niềm tin cho nhà đầu tư và giúp thị trường bứt phá trở lại.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 6,23 điểm, lên 560,06 điểm (tăng 1,12%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 53.130.520 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 2.823,18 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/11/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 560,05 điểm, tăng 6,22 điểm (+1,12%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 60.752.330 đơn vị, tăng 21,81% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 3.200,729 tỷ đồng, tăng 14,25%.

Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 1.835.370 đơn vị, với tổng giá trị hơn 77,72 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 62.587.700 đơn vị (+20,89%) và tổng giá trị giao dịch đạt 3.278,448 tỷ đồng (+13,40%).

Trong tổng số 186 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 132 mã tăng (37 mã tăng trần), 32 mã giảm (2 mã giảm sàn), 22 mã đứng giá tham chiếu.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 6 cổ phiếu tăng giá, 4 cổ phiếu giảm giá.

Cụ thể, HAG tăng trần 3.500 đồng/cổ phiếu (+4,67%), đạt 78.500 đồng. VNM tăng 500 đồng/cổ phiếu (+0,58%), đạt 87.000 đồng. DPM tăng 200 đồng/cổ phiếu (+0,49%), đạt 41.000 đồng.

PVF tăng 800 đồng/cổ phiếu (+2,46%), đạt 33.300 đồng. VCB tăng 600 đồng/cổ phiếu (+1,24%), đạt 48.900 đồng. EIB tăng 400 đồng/cổ phiếu (+1,60%), đạt 25.400 đồng.

Ngược lại, CTG giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,32%), còn 30.700 đồng. BVH giảm 800 đồng/cổ phiếu (-2,50%), còn 31.200 đồng.

VIC giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (-1,82%), còn 108.000 đồng. MSN giảm 200 đồng/cổ phiếu (-0,50%), còn 40.000 đồng.

Mã SSI dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với hơn 4,2 triệu đơn vị (chiếm 6,98% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 89.500 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 4.000 đồng (+4,68%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 25,14% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là RAL với mức tăng 4,96% lên 29.600 đồng (tăng 1.400 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 42 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm 4,88%, mã GDT là mã giảm mạnh nhất, xuống còn 35.100 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì PAC là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 5.000 đồng lên mức 111.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 203 nghìn cổ phiếu. Trong khi đó, mã DIG giảm tới 4.000 đồng xuống còn 119.000 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch đạt hơn 692 nghìn đơn vị.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 2 mã tăng kịch trần và 2 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVF4 tăng 500 đồng (+4,27%), đạt 12.200 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 800 đồng (+4,73%), đạt 17.700 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 6.800 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 6.100 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 72 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 3.458.830 đơn vị, bằng 5,69% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Trong đó, VFMVF1 được họ mua vào nhiều nhất với 585.540 đơn vị, chiếm 21,69% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như PVD (377.330 đơn vị), HPG (292.200 đơn vị), VNM (261.630 đơn vị) và BCI (200.000 đơn vị).

Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là IMP (95,24%), PAC (88,37%), HT1 (76,33%), VNM (67,59%) và PVD (63,88%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

SSI

89.500

4.000

4,68%

4.239.010

REE

54.500

2.000

3,81%

3.492.480

VFMVF1

17.700

800

4,73%

2.699.770

STB

27.400

400

1,48%

2.443.880

HAG

78.500

3.500

4,67%

2.399.030

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

RAL

29.600

1.400

4,96%

41.980

VNI

42.400

2.000

4,95%

63.410

VFC

14.900

700

4,93%

291.590

BMC

74.500

3.500

4,93%

51.250

ACL

34.100

1.600

4,92%

78.740

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

GDT

35.100

(1.800)

-4,88%

31.280

DIC

28.400

(1.400)

-4,70%

508.600

FBT

18.200

(800)

-4,21%

14.050

BMI

25.000

(1.000)

-3,85%

304.450

TTC

10.500

(400)

-3,67%

25.670


* TNA: Ngày giao dịch chính thức 4,7 triệu cổ phiếu phát hành thêm.

(Theo DTCK)

No comments:

Khách Truy Cập Trong Ngày

PCR Designs Group

Giải Pháp Kinh Doanh

Thiết Kế Website

Quản Trị Website

Quảng Bá Website

Thương Mại Điện Tử

Câu Chuyện Doanh Nhân