Tháng 9 bao lâu nay vẫn là một tháng tệ hại của thị trường chứng khoán Mỹ. Tháng 9/1931, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 30,7% - mức hạ lớn chưa từng có trong lịch sử.
Nhà đầu tư chứng khoán đang bước vào tam giác Bermuda – tháng 9/2009.
Một năm trước, cơn bảo khủng hoảng tài chính và bong bóng trên thị trường nhà đất đã đánh sập nhiều tổ chức tài chính trong đó có ngân hàng Lehman Brothers, ngân hàng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 15/09/2008.
Khủng hoảng tài chính khiến chỉ số S&P 500 giảm 9% vào tháng 9/2008 và sau đó giảm tiếp 17% trong tháng 10/2008.
Tháng 9 bao lâu nay trong lịch sử vẫn là một tháng tệ hại của thị trường chứng khoán thế giới. Thị trường chứng khoán năm 1929 đi xuống tệ hại nhất vào tháng 9.
Tháng 9/1930, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 15%. Tháng 9/1931, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 30,7%. Tháng 9/1931 cho đến nay vẫn là tháng tệ hại chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ. Tháng 9/1974 và tháng 9/2002 cũng là hai thời điểm u ám của thị trường chứng khoán với mức giảm điểm lần lượt là 12% và 11%.
Theo Stock Trader's Almanac, tính trung bình trong các năm đã qua, chỉ số S&P 500 giảm 1,1% trong tháng 9 và như vậy đây là tháng xấu nhất trong năm của thị trường chứng khoán. Thông tin này hẳn đè nặng tâm lý nhà đầu tư khi thị trường bước vào tháng 9/2009.
Ông Nick Kalivas, chuyên gia phân tích cao cấp tại MF Global, nhận xét: “Nhiều nhà giao dịch đang hết sức lo lắng.” Nếu chưa xét đến yếu tố thời điểm, còn rất nhiều yếu tố khác đáng lo có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, đó là triển vọng nền kinh tế, kế hoạch hỗ trợ mua xe ô tô của chính phủ kết thúc, thị trường nhà đất yếu, kết quả lợi nhuận doanh nghiệp…
Theo ông Kalivas, ký ức về vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers hiện vẫn còn rất mới. Tháng 9 và tháng 10 là hai thời điểm thị trường chứng khoán biến động rất mạnh. Tháng 9, những nhà đầu tư chuyên nghiệp trở lại văn phòng và bắt đầu đề ra chiến lược đầu tư cho quý cuối cùng của năm.
Ông Mike O'Rourke, trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại công ty môi giới BTIG, cho rằng khi các nhà đầu tư đồng loạt quay lại thị trường, sự biến động sẽ còn lên cao hơn nữa.
Một số người coi việc giảm điểm trong tháng 9/2009 chẳng qua cũng chỉ là một hiện tượng trùng hợp bình thường. Trưởng bộ phận đầu tư tại Tanglewood Wealth Management, ông John Merrill tranh luận: “Trong 12 tháng, khi nào chẳng có một tháng thị trường diễn biến xấu nhất.”
Ngay cả những ai tin rằng dù thị trường chứng khoán thường diễn biến xấu trong tháng 9/2009, không có lý do gì để quyết định đầu tư của họ chịu ảnh hưởng.
Ông John Wilson, trưởng bộ phận chiến lược tại Morgan Keegan, tuyên bố: “Tôi sẽ không đưa ra quyết định đầu tư nào chỉ dựa trên yếu tố đó là thời điểm nào của năm.”
Có một câu châm ngôn đầu tư phổ biến đó là “Sell in May and Go Away” dựa trên việc thị trường chứng khoán thường diễn biến xấu trong mùa hè. Thế nhưng năm nay, từ đầu tháng 5/2009, chỉ số S&P 500 tăng 18%.
Chủ tịch kiêm trưởng bộ phận đầu tư tại National Penn Investors Trust, ông James King dự báo về một tháng 9/2009 đầy khó khăn. Theo ông, sau nhiều tháng tăng điểm liên tiếp, thị trường chứng khoán cần một thông tin thật mới, thị trường sẽ không thể tăng điểm với yếu tố kinh tế đang hồi phục quá chậm và chẵng có diễn biến nào mới.
Chuyên gia Tanglewood thuộc Merrill Lynch tuy nhiên tin rằng thị trường chứng khoán đang ở trong xu thế tích cực, các thông tin tốt ngày một nhiều, xét đến nền kinh tế, nhiều con số công bố tốt vượt dự báo của các chuyên gia.
Nhiều chuyên gia phân tích tin rằng sự điều chỉnh nếu có sẽ chỉ ở mức độ thấp. Hàng trăm tỷ USD đã bị rút ra khỏi thị trường chứng khoán trong năm qua và trữ lại trong các tài khoán tiền mặt, lượng tiền đó có thể quay trở lại thị trường khi mọi chuyện tốt lên.
Dù điều gì xảy ra mùa thu này, yếu tố tháng 9 sẽ không phải là yếu tố lớn, tháng 9 hàng năm thường diễn ra việc giảm điểm của thị trường, nhưng đó là do thông tin kinh tế vĩ mô hoặc lợi nhuận doanh nghiệp chứ không phải thời điểm.
(Theo BusinessWeek)
Nhà đầu tư chứng khoán đang bước vào tam giác Bermuda – tháng 9/2009.
Một năm trước, cơn bảo khủng hoảng tài chính và bong bóng trên thị trường nhà đất đã đánh sập nhiều tổ chức tài chính trong đó có ngân hàng Lehman Brothers, ngân hàng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 15/09/2008.
Khủng hoảng tài chính khiến chỉ số S&P 500 giảm 9% vào tháng 9/2008 và sau đó giảm tiếp 17% trong tháng 10/2008.
Tháng 9 bao lâu nay trong lịch sử vẫn là một tháng tệ hại của thị trường chứng khoán thế giới. Thị trường chứng khoán năm 1929 đi xuống tệ hại nhất vào tháng 9.
Tháng 9/1930, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 15%. Tháng 9/1931, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 30,7%. Tháng 9/1931 cho đến nay vẫn là tháng tệ hại chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ. Tháng 9/1974 và tháng 9/2002 cũng là hai thời điểm u ám của thị trường chứng khoán với mức giảm điểm lần lượt là 12% và 11%.
Theo Stock Trader's Almanac, tính trung bình trong các năm đã qua, chỉ số S&P 500 giảm 1,1% trong tháng 9 và như vậy đây là tháng xấu nhất trong năm của thị trường chứng khoán. Thông tin này hẳn đè nặng tâm lý nhà đầu tư khi thị trường bước vào tháng 9/2009.
Ông Nick Kalivas, chuyên gia phân tích cao cấp tại MF Global, nhận xét: “Nhiều nhà giao dịch đang hết sức lo lắng.” Nếu chưa xét đến yếu tố thời điểm, còn rất nhiều yếu tố khác đáng lo có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, đó là triển vọng nền kinh tế, kế hoạch hỗ trợ mua xe ô tô của chính phủ kết thúc, thị trường nhà đất yếu, kết quả lợi nhuận doanh nghiệp…
Theo ông Kalivas, ký ức về vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers hiện vẫn còn rất mới. Tháng 9 và tháng 10 là hai thời điểm thị trường chứng khoán biến động rất mạnh. Tháng 9, những nhà đầu tư chuyên nghiệp trở lại văn phòng và bắt đầu đề ra chiến lược đầu tư cho quý cuối cùng của năm.
Ông Mike O'Rourke, trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại công ty môi giới BTIG, cho rằng khi các nhà đầu tư đồng loạt quay lại thị trường, sự biến động sẽ còn lên cao hơn nữa.
Một số người coi việc giảm điểm trong tháng 9/2009 chẳng qua cũng chỉ là một hiện tượng trùng hợp bình thường. Trưởng bộ phận đầu tư tại Tanglewood Wealth Management, ông John Merrill tranh luận: “Trong 12 tháng, khi nào chẳng có một tháng thị trường diễn biến xấu nhất.”
Ngay cả những ai tin rằng dù thị trường chứng khoán thường diễn biến xấu trong tháng 9/2009, không có lý do gì để quyết định đầu tư của họ chịu ảnh hưởng.
Ông John Wilson, trưởng bộ phận chiến lược tại Morgan Keegan, tuyên bố: “Tôi sẽ không đưa ra quyết định đầu tư nào chỉ dựa trên yếu tố đó là thời điểm nào của năm.”
Có một câu châm ngôn đầu tư phổ biến đó là “Sell in May and Go Away” dựa trên việc thị trường chứng khoán thường diễn biến xấu trong mùa hè. Thế nhưng năm nay, từ đầu tháng 5/2009, chỉ số S&P 500 tăng 18%.
Chủ tịch kiêm trưởng bộ phận đầu tư tại National Penn Investors Trust, ông James King dự báo về một tháng 9/2009 đầy khó khăn. Theo ông, sau nhiều tháng tăng điểm liên tiếp, thị trường chứng khoán cần một thông tin thật mới, thị trường sẽ không thể tăng điểm với yếu tố kinh tế đang hồi phục quá chậm và chẵng có diễn biến nào mới.
Chuyên gia Tanglewood thuộc Merrill Lynch tuy nhiên tin rằng thị trường chứng khoán đang ở trong xu thế tích cực, các thông tin tốt ngày một nhiều, xét đến nền kinh tế, nhiều con số công bố tốt vượt dự báo của các chuyên gia.
Nhiều chuyên gia phân tích tin rằng sự điều chỉnh nếu có sẽ chỉ ở mức độ thấp. Hàng trăm tỷ USD đã bị rút ra khỏi thị trường chứng khoán trong năm qua và trữ lại trong các tài khoán tiền mặt, lượng tiền đó có thể quay trở lại thị trường khi mọi chuyện tốt lên.
Dù điều gì xảy ra mùa thu này, yếu tố tháng 9 sẽ không phải là yếu tố lớn, tháng 9 hàng năm thường diễn ra việc giảm điểm của thị trường, nhưng đó là do thông tin kinh tế vĩ mô hoặc lợi nhuận doanh nghiệp chứ không phải thời điểm.
(Theo BusinessWeek)
No comments:
Post a Comment