Các vị lãnh đạo hàng đầu tại các tổ chức đưa ra nhận xét về TTCK Việt Nam trong thời gian tới.
Buổi giao lưu được tổ chức tại toà soạn Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 08/05.
Pham Thu Ha - Nữ 28 tuổi - tự do: Có chuyên gia dự đoán VNindex sẽ lên 400 điểm rồi quay đầu giảm xuống lại 260 điểm. Xin cho hỏi, các chuyên gia nhận định như thế nào về ý kiến trên và VN-Index sẽ có xu hướng như thế nào trong tuần tới?
Ông Quách Mạnh Hào, Giám đốc Phân tích đầu tư, Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC):
Chào bạn, tôi nghĩ rằng, mỗi chuyên gia có một quan điểm khác nhau, dựa trên những công cụ riêng của họ. Bạn hẳn đã cũng nghe các mức điểm khác nữa chứ không chỉ là 400 điểm.
Cá nhân tôi cho rằng, VN-Index cần phải kiểm tra mức kháng cự trong vùng 368 - 371 điểm trước khi hướng tới mục tiêu 388-390 điểm.
Trong tuần tới, tôi cho rằng VN-Index sẽ dịch chuyển trong vùng giữa hai dải nêu trên.
Nguyen Hung - Nam 27 tuổi - dau tu chung khoan: Xin cho tôi đuợc hỏi rằng xu hướng thị truờng sắp tới trong quý 2 như thế nào? Chiến luợc đầu tư trung dài hạn ngay lúc này có nên tham gia thị truờng hay không? Cám ơn!
Ông Trịnh Thanh Cần, Giám đốc Nghiên cứu và phân tích, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC):
Theo tôi, VN-Index quý 2 sẽ dao động trong khoảng +/- 10% so với mức 350 điểm. Trong thời gian qua, các cổ phiếu đã có sự phân hóa rõ rệt. Nếu công ty là tốt thì dù thị trường có xuống cổ phiếu đó vẫn tăng giá hoặc xuống chậm hơn các cổ phiếu khác.
Do vậy, đối với chiến lược trung dài hạn, yếu tố lựa chọn cổ phiếu để đầu tư là yếu tố quyết định sự thành công. Dựa trên mô hình kinh doanh, cung cầu thị trường, tiềm năng tăng trưởng của ngành và của công ty, đặc điểm quản trị, … cũng như lịch sử biến động giá của công ty đó bạn sẽ xác định được mức giá hợp lý để mua vào và bán ra.
Chúc bạn thành công.
Trương Trung Nghĩa - Nam 40 tuổi - Nhà đầu tư: Xin hỏi các diễn giả, về phân tích kỹ thuật, hiện đã chắc chắn xu hướng xuống đã kết thúc chưa (cho biết cơ sở để khẳng định)?
Ông Nguyễn Hồng Nam, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI):
Không ai có thể nói chắc là xu hướng xuống đã kế thúc hay chưa kết thúc đối với thị trường chứng khoán.
Chứng khoán lên hay xuống phụ thuộc hoàn toàn vào sức khoẻ của nền kinh tế (của doanh nghiệp) và sự kỳ vọng của nhà đầu tư. Mọi điều bất ngờ có thể xảy ra đối với thị trường chứng khoán, bởi vậy việc ứng phó với bất kỳ trường hợp nào xảy ra là một nguyên tắc cơ bản của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, việc thị trường vượt lên SMA-200 vào ngày 7/5, cho chúng ta những kỳ vọng cao hon. Và VN-Index 235 có thể là đáy thị trường.
Nguyễn đức trung - Nam 26 tuổi - SinhVien: Tại sàn HASTC, với 4 phiên liên tiếp khối lượng lớn. Ngày 5, 6, 7, 8 khối lượng lần lượt là 24tr, 39tr, 25tr, 28tr. Liệu sang tuần thị trường chứng khoán sẽ ra sao? Liệu thị trường có hấp thụ hết được khối lượng lớn như vậy không? Liệu HASTC-Index có thể test lại mốc 110 điểm lại trong khoảng 18 - 22/5 không?
Ông Quách Mạnh Hào:
Quan sát của bạn rất hữu ích để nhận định xu hướng thị trường. Khi khối lượng giao dịch tăng, trong điều kiện thị trường tăng thì chúng ta cần phải thận trọng vì điều đó hàm ý rằng sự điều chỉnh đang đến gần.
Tuy nhiên, với niềm tin đang ở mức cao như hiện tại thì những sự điều chỉnh đó có thể chỉ làm chậm lại quá trình tăng điểm và rất khó để kéo thị trường về thời những mức thấp như bạn nói.
Nguyễn Hải - Nam 42 tuổi - Kỹ sư: Gần đây tôi thấy một số dự báo của các nguồn thông tin chính thống cho rằng kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ bắt đầu sáng sủa hơn trong quý 2. Tôi vẫn nghi ngờ khả năng này vì thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn trong hoạt động. Xin hỏi ý kiến của các diễn giả về dự báo trên?
Ông Nguyễn Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ đầu tư Vietnam Asset Management:
Nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều liên hệ, phụ thuộc với kinh tế thế giới vì xuất khẩu chiếm tới 70% của GDP. Hiện giờ kinh tế thế giới vẫn chưa thể nói là đã hồi phục do đó xuất khẩu của chúng ta cũng bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên cũng có nhiều tín hiệu tốt từ nền kinh tế như lạm phát đã giảm xuống mức 1 con số, sản xuất công nghiệp bắt đầu tăng trở lại trong tháng 4, sức mua tiêu dùng vẫn rất khả quan... Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán trên thế giới cho thấy thị trường chứng khoán thường đi trước nền kinh tế.
Những chuyển biến tích cực vừa qua trên thị trường chứng khoán phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về sự phục hồi mạnh hơn của nền kinh tế trong thời gian sắp tới.
Ông Trịnh Thanh Cần:
Có nhiều lý do để kỳ vọng rằng tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ khởi sắc hơn trong quý 2/2009. Theo các nghiên cứu của bộ phận phân tích chứng khoán Bản Việt thì giá trị xuất khẩu và sản xuất công nghiệp - hai nhân tố chính hỗ trợ cho tăng trưởng GDP vẫn được duy trì ở mức khá tốt.
Sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2009 tăng 3,3% so với cùng kỳ. Cùng với Trung Quốc, Việt Nam là một trong số rất ít các nước duy trì được tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp dương trong quý 1/2009. Trong khi đó, gói kích thích kinh tế của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều so với gói kích thích kinh tế của Việt Nam.
Về xuất khẩu, tuy có bị sụt giảm so với các năm trước nhưng lĩnh vực xuất khẩu nội địa vẫn duy trì ở mức ổn định. Trong 4 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu chỉ giảm 0,1% trong khi các nước trong khu vực đều có mức độ sụt giảm hơn 30% như Maylaysia, Indonesia, Đài Loan, Nhật Bản. Điều này cho thấy những tín hiệu khá tốt từ nền kinh tế. Thị trường chứng khoán cũng đã và đang phản ánh điều này.
Bùi Anh Thiện - Nam 28 tuổi - Kế toán: Năm 2007, rất nhiều tổ chức trong và ngoài nước cùng nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam là "ngôi sao đang lên", nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển hơn so với nhiều thị trường trên thế giới... Theo các diễn giả, yếu tố "hơn" đó hiện nay như thế nào, và đâu là những điểm "kém"? Mong được các chuyên gia giải đáp.
Ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường, người phát ngôn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam hội nhập vào các nền kinh tế quốc tế theo lộ trình WTO; Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi với việc đẩy mạnh cải cách sắp xếp khu vực doanh nghiệp Nhà nước , điều đó thu hút các nhà đầu tư quốc tế .
Tuy nhiên, diễn biến kinh tế thế giới năm 2008 có nhiều bất lợi, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ, dẫn đến sự suy thoái chung của các thị trường khác trong đó có Việt Nam. Những khó khăn từ các tổ chức tài chính quốc tế dẫn đến sự co cụm trong đầu tư ra khỏi bên ngoài trong đó có các nhà đầu tư tại Việt Nam.
Mặt khác, do thị trường chứng khoán quốc tế suy giảm, giá cổ phiếu ở một số thị trường khác có lợi thế hơn Việt Nam do chỉ số P/E xuống thấp, điều đó cũng giảm sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, những nỗ lực khắc phục sự suy thoái kinh tế của Chính phủ Việt Nam thông qua các gói kích thích kinh tế bứơc đầu cũng đã phát huy hiệu quả, khu vực doanh nghiệp mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng số liệu tài chính quý 1/2009 đã cải thiện rõ rệt so với năm 2008.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam, khẳng định tiếp tục đẩy mạnh cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước thông qua việc cổ phần hoá các tập đoàn, tổng công ty nhà nước để huy động vốn trên thị trường chứng khoán, nhằm tạo ra sự minh bạch, cũng sẽ kích thích đầu tư của các nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Và theo tôi, đây là những lợi thế đáng kể của Việt Nam vào thời điểm hiện nay.
Ông Nguyễn Xuân Minh:
Tôi nghĩ thời điểm này còn tốt hơn so với năm 2007 vì hầu hết những yếu tố kinh tế vĩ mô nền tảng giúp thị trường chứng khoán Việt Nam được coi là “ngôi sao đang lên” trong năm 2007 hiện vẫn còn giá trị (nguồn lao động chất lượng cao dồi dào, giá rẻ, dân số trẻ, chính trị ổn định..).
Ngoài ra, so với thời điểm nóng năm 2007, giá chứng khoán trên thị trường hiện nay đã gần hơn với giá trị thực.
Lê Quang Thái - Nam 40 tuổi - Nhà đầu tư: Xin hỏi các đại diện của các tổ chức đầu tư tham gia diễn đàn trực tuyến. Khi thị trường khởi sắc và đi lên mạnh như hiện nay, động cơ giải phóng danh mục, áp lực giải phóng để lấy lại giá trị trích lập dự phòng, thậm chí để thoát khỏi những hệ quả đầu tư trong năm 2008, như thế nào?
Cá nhân tôi cho rằng có mối quan hệ nghịch trong vấn đề này, nhiều tổ chức khác cũng mong thị trường lên để thực hiện động cơ đó. Theo đó, thị trường đang chịu ám ánh về một cơn lũ xả hàng gần với làn sóng giải chấp như giữa năm 2008. Với quan điểm đó, tôi lo ngại cho đợt phục hồi lần này. Xin được các diễn giả chia sẻ thêm. Trân trọng cảm ơn.
Ông Trịnh Thanh Cần:
Tôi chia sẻ một phần quan điểm của anh. Với xu hướng thị trường tăng nóng như thời gian qua cùng với mức phục hồi hơn 50% của thị trường so với mức đáy thiết lập vào cuối tháng 2/2009 thì tâm lý “xả hàng để chốt lời” sẽ khó tránh khỏi khi lợi nhuận của nhiều cổ phiếu đã vượt kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên tôi cho rằng mức độ điều chỉnh của thị trường sẽ không quá sâu do dòng tiền sẽ tiếp tục ở lại với chứng khoán – vào những cổ phiếu thực sự tốt, ổn định và có tiềm năng tăng trưởng, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại của nền kinh tế và doanh nghiệp.
Theo tôi, thị trường đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất khi những thông tin vĩ mô trong và ngoài nước đã dần dần đi vào kiểm soát. Tôi cho rằng, giai đoạn trước, nhiều nhà đầu tư đã trở nên quá thận trọng và nắm giữ tiền mặt quá mức cần thiết.
Các nhà đầu tư hiện nay không phải chịu nhiều áp lực để tăng lượng tiền mặt nắm giữ. Thay vào đó, chiến lược đầu tư hiện nay bắt đầu trở lại với việc lựa chọn các cổ phiếu tốt, có nhiều triển vọng phục hồi và vượt qua các khó khăn nội tại của nền kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp.
Tôi cho rằng, cơn lũ xả hàng với làn sóng giải chấp như giữa năm 2008 sẽ khó xảy ra do tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại đã có nhiều điểm khác biệt so với thời điểm giữa năm 2008 khi Việt Nam đang phải đối đầu với tình hình lạm phát cao, thâm hụt thương mại nặng nề.
Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital:
Ở đây chúng ta nhìn tới 2 khái niệm khác nhau: một là hạch toán, 2 là giao dịch.
Về mặt hạch toán, theo quy định của Việt Nam cũng như thế giới, các khoản đầu tư xuống dưới giá trị đầu tư thì chúng ta phải dự phòng. Đó chính là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lời của các công ty trong năm vừa qua.
Nếu chúng ta chấp nhận khái niệm này thì chúng ta cũng nên chấp nhận khái niệm mà giá chứng khoán lên trên mức giá mà chúng ta đã dự phòng. Lúc đó chúng ta nên hoà nhập lại những khoản dự phòng đó.
Vấn đề này sẽ là một nguồn dư luận trong năm 2009. Một là tiến độ hoàn lại như thế nào? Theo quý, tháng hay năm. Hai là ảnh hưởng đến khả năng sinh lời ở chỗ nếu như năm 2008 khoản dự phòng là chi phí tài chính thì năm nay hoà nhập lại là thu nhập tài chính. Ghi chú: thu nhập tài chính này cũng chịu thuế.
Trong năm nay, chúng tôi khuyên các nhà đầu tư nên nghiên cứu kỹbáo cáo tài chínhđể xem lợi nhuận khoản nào là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và khoản nào là từ hoạt động tài chính.
Còn khái niệm thứ 2 liên quan đến ý đồ của các công ty để bán những khoản đầu tư nhằm thể hiện khoản lợi nhuận nếu có thì sẽ phụ thuộc vào tình hình của từng công ty một. Có lẽ sẽ có một số công ty đã đầu tư theo tinh thần lạc quan nhưng hiện giờ thấy hơi chán những khoản đầu tư của họ. Tuy nhiên, cụ thể thì rất khó lường.
Trương Trung Nghĩa - Nam 40 tuổi - Nhà đầu tư: Xin được hỏi ông Dominic, ông có thể cho biết nguồn vốn bằng tiền mặt của ông hiện còn bao nhiêu (xin được trả lời thật). Cám ơn ông!
Ông Dominic Scriven: Tiền mặt cá nhân của tôi thì hơi ít, còn về công ty, tại các quỹ tập trung vàothị trường chứng khoán,chúng tôi còn dư trên 100 triệu USD một chút.
Nguyên Hương - Nữ 28 tuổi - BTV: - Xin hỏi ông Dominic: Từ những gì nhìn thấy trong chuyến đi Mỹ mới đây, ông đánh giá thế nào về triển vọng phục hồi của nền kinh tế nước này? Những diễn biến tích cực của chứng khoán mà chúng ta đang thấy là hợp lý hay đó chỉ là kết quả của sự lạc quan thái quá với thực tế?
Xin ông cho biết chi tiết về việc nhận quản lý danh mục đầu tư cho Indochine Capital. Việc này sẽ có lợi ích gì cho hai bên?
Ông Dominic Scriven:
Đúng, tôi đi Mỹ 3 tuần và về tuần vừa rồi. chuyến đi nhắm vào nhóm đầu tư chưa đầu tư vào Việt Nam.
Về tình hình chung, nền kinh tế của Mỹ chưa thấy khả quan lắm, khá nhiều khách sạn không có khách.
Các nhà đầu tư Mỹ nếu không giỏi đã chịu thiệt hại lớn trong 2 năm vừa rồi tại các thị trường bất động sản và tài chính. Nhiều người thấy rằng nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi thì vẫn có thể bị một số nhức đầu như phải giảm tiêu dùng, tăng tích luỹ ở cấp họ cũng như cấp quốc gia.
Nhiều người quan tâm đến các nền kinh tế mới nổi như châu Á. Một số họ đã đầu tư vào Trung Quốc, Ấn Độ nhưng chưa đầu tư vào Việt Nam. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng một số nhà đầu tư, về mặt lý thuyết, đang quan tâm đến cơ hội tại Việt Nam.
Tuy nhiên, không có nhà đầu tư nào dám quyết định vội vàng, và họ cẩn trọng hơn trước đây cả về lợi nhuận mong đợi lẫn điều kiện giải ngân.
(Theo VnEconomy)
Buổi giao lưu được tổ chức tại toà soạn Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 08/05.
Pham Thu Ha - Nữ 28 tuổi - tự do: Có chuyên gia dự đoán VNindex sẽ lên 400 điểm rồi quay đầu giảm xuống lại 260 điểm. Xin cho hỏi, các chuyên gia nhận định như thế nào về ý kiến trên và VN-Index sẽ có xu hướng như thế nào trong tuần tới?
Ông Quách Mạnh Hào, Giám đốc Phân tích đầu tư, Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC):
Chào bạn, tôi nghĩ rằng, mỗi chuyên gia có một quan điểm khác nhau, dựa trên những công cụ riêng của họ. Bạn hẳn đã cũng nghe các mức điểm khác nữa chứ không chỉ là 400 điểm.
Cá nhân tôi cho rằng, VN-Index cần phải kiểm tra mức kháng cự trong vùng 368 - 371 điểm trước khi hướng tới mục tiêu 388-390 điểm.
Trong tuần tới, tôi cho rằng VN-Index sẽ dịch chuyển trong vùng giữa hai dải nêu trên.
Nguyen Hung - Nam 27 tuổi - dau tu chung khoan: Xin cho tôi đuợc hỏi rằng xu hướng thị truờng sắp tới trong quý 2 như thế nào? Chiến luợc đầu tư trung dài hạn ngay lúc này có nên tham gia thị truờng hay không? Cám ơn!
Ông Trịnh Thanh Cần, Giám đốc Nghiên cứu và phân tích, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC):
Theo tôi, VN-Index quý 2 sẽ dao động trong khoảng +/- 10% so với mức 350 điểm. Trong thời gian qua, các cổ phiếu đã có sự phân hóa rõ rệt. Nếu công ty là tốt thì dù thị trường có xuống cổ phiếu đó vẫn tăng giá hoặc xuống chậm hơn các cổ phiếu khác.
Do vậy, đối với chiến lược trung dài hạn, yếu tố lựa chọn cổ phiếu để đầu tư là yếu tố quyết định sự thành công. Dựa trên mô hình kinh doanh, cung cầu thị trường, tiềm năng tăng trưởng của ngành và của công ty, đặc điểm quản trị, … cũng như lịch sử biến động giá của công ty đó bạn sẽ xác định được mức giá hợp lý để mua vào và bán ra.
Chúc bạn thành công.
Trương Trung Nghĩa - Nam 40 tuổi - Nhà đầu tư: Xin hỏi các diễn giả, về phân tích kỹ thuật, hiện đã chắc chắn xu hướng xuống đã kết thúc chưa (cho biết cơ sở để khẳng định)?
Ông Nguyễn Hồng Nam, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI):
Không ai có thể nói chắc là xu hướng xuống đã kế thúc hay chưa kết thúc đối với thị trường chứng khoán.
Chứng khoán lên hay xuống phụ thuộc hoàn toàn vào sức khoẻ của nền kinh tế (của doanh nghiệp) và sự kỳ vọng của nhà đầu tư. Mọi điều bất ngờ có thể xảy ra đối với thị trường chứng khoán, bởi vậy việc ứng phó với bất kỳ trường hợp nào xảy ra là một nguyên tắc cơ bản của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, việc thị trường vượt lên SMA-200 vào ngày 7/5, cho chúng ta những kỳ vọng cao hon. Và VN-Index 235 có thể là đáy thị trường.
Nguyễn đức trung - Nam 26 tuổi - SinhVien: Tại sàn HASTC, với 4 phiên liên tiếp khối lượng lớn. Ngày 5, 6, 7, 8 khối lượng lần lượt là 24tr, 39tr, 25tr, 28tr. Liệu sang tuần thị trường chứng khoán sẽ ra sao? Liệu thị trường có hấp thụ hết được khối lượng lớn như vậy không? Liệu HASTC-Index có thể test lại mốc 110 điểm lại trong khoảng 18 - 22/5 không?
Ông Quách Mạnh Hào:
Quan sát của bạn rất hữu ích để nhận định xu hướng thị trường. Khi khối lượng giao dịch tăng, trong điều kiện thị trường tăng thì chúng ta cần phải thận trọng vì điều đó hàm ý rằng sự điều chỉnh đang đến gần.
Tuy nhiên, với niềm tin đang ở mức cao như hiện tại thì những sự điều chỉnh đó có thể chỉ làm chậm lại quá trình tăng điểm và rất khó để kéo thị trường về thời những mức thấp như bạn nói.
Nguyễn Hải - Nam 42 tuổi - Kỹ sư: Gần đây tôi thấy một số dự báo của các nguồn thông tin chính thống cho rằng kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ bắt đầu sáng sủa hơn trong quý 2. Tôi vẫn nghi ngờ khả năng này vì thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn trong hoạt động. Xin hỏi ý kiến của các diễn giả về dự báo trên?
Ông Nguyễn Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ đầu tư Vietnam Asset Management:
Nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều liên hệ, phụ thuộc với kinh tế thế giới vì xuất khẩu chiếm tới 70% của GDP. Hiện giờ kinh tế thế giới vẫn chưa thể nói là đã hồi phục do đó xuất khẩu của chúng ta cũng bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên cũng có nhiều tín hiệu tốt từ nền kinh tế như lạm phát đã giảm xuống mức 1 con số, sản xuất công nghiệp bắt đầu tăng trở lại trong tháng 4, sức mua tiêu dùng vẫn rất khả quan... Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán trên thế giới cho thấy thị trường chứng khoán thường đi trước nền kinh tế.
Những chuyển biến tích cực vừa qua trên thị trường chứng khoán phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về sự phục hồi mạnh hơn của nền kinh tế trong thời gian sắp tới.
Ông Trịnh Thanh Cần:
Có nhiều lý do để kỳ vọng rằng tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ khởi sắc hơn trong quý 2/2009. Theo các nghiên cứu của bộ phận phân tích chứng khoán Bản Việt thì giá trị xuất khẩu và sản xuất công nghiệp - hai nhân tố chính hỗ trợ cho tăng trưởng GDP vẫn được duy trì ở mức khá tốt.
Sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2009 tăng 3,3% so với cùng kỳ. Cùng với Trung Quốc, Việt Nam là một trong số rất ít các nước duy trì được tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp dương trong quý 1/2009. Trong khi đó, gói kích thích kinh tế của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều so với gói kích thích kinh tế của Việt Nam.
Về xuất khẩu, tuy có bị sụt giảm so với các năm trước nhưng lĩnh vực xuất khẩu nội địa vẫn duy trì ở mức ổn định. Trong 4 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu chỉ giảm 0,1% trong khi các nước trong khu vực đều có mức độ sụt giảm hơn 30% như Maylaysia, Indonesia, Đài Loan, Nhật Bản. Điều này cho thấy những tín hiệu khá tốt từ nền kinh tế. Thị trường chứng khoán cũng đã và đang phản ánh điều này.
Bùi Anh Thiện - Nam 28 tuổi - Kế toán: Năm 2007, rất nhiều tổ chức trong và ngoài nước cùng nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam là "ngôi sao đang lên", nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển hơn so với nhiều thị trường trên thế giới... Theo các diễn giả, yếu tố "hơn" đó hiện nay như thế nào, và đâu là những điểm "kém"? Mong được các chuyên gia giải đáp.
Ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường, người phát ngôn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam hội nhập vào các nền kinh tế quốc tế theo lộ trình WTO; Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi với việc đẩy mạnh cải cách sắp xếp khu vực doanh nghiệp Nhà nước , điều đó thu hút các nhà đầu tư quốc tế .
Tuy nhiên, diễn biến kinh tế thế giới năm 2008 có nhiều bất lợi, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ, dẫn đến sự suy thoái chung của các thị trường khác trong đó có Việt Nam. Những khó khăn từ các tổ chức tài chính quốc tế dẫn đến sự co cụm trong đầu tư ra khỏi bên ngoài trong đó có các nhà đầu tư tại Việt Nam.
Mặt khác, do thị trường chứng khoán quốc tế suy giảm, giá cổ phiếu ở một số thị trường khác có lợi thế hơn Việt Nam do chỉ số P/E xuống thấp, điều đó cũng giảm sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, những nỗ lực khắc phục sự suy thoái kinh tế của Chính phủ Việt Nam thông qua các gói kích thích kinh tế bứơc đầu cũng đã phát huy hiệu quả, khu vực doanh nghiệp mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng số liệu tài chính quý 1/2009 đã cải thiện rõ rệt so với năm 2008.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam, khẳng định tiếp tục đẩy mạnh cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước thông qua việc cổ phần hoá các tập đoàn, tổng công ty nhà nước để huy động vốn trên thị trường chứng khoán, nhằm tạo ra sự minh bạch, cũng sẽ kích thích đầu tư của các nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Và theo tôi, đây là những lợi thế đáng kể của Việt Nam vào thời điểm hiện nay.
Ông Nguyễn Xuân Minh:
Tôi nghĩ thời điểm này còn tốt hơn so với năm 2007 vì hầu hết những yếu tố kinh tế vĩ mô nền tảng giúp thị trường chứng khoán Việt Nam được coi là “ngôi sao đang lên” trong năm 2007 hiện vẫn còn giá trị (nguồn lao động chất lượng cao dồi dào, giá rẻ, dân số trẻ, chính trị ổn định..).
Ngoài ra, so với thời điểm nóng năm 2007, giá chứng khoán trên thị trường hiện nay đã gần hơn với giá trị thực.
Lê Quang Thái - Nam 40 tuổi - Nhà đầu tư: Xin hỏi các đại diện của các tổ chức đầu tư tham gia diễn đàn trực tuyến. Khi thị trường khởi sắc và đi lên mạnh như hiện nay, động cơ giải phóng danh mục, áp lực giải phóng để lấy lại giá trị trích lập dự phòng, thậm chí để thoát khỏi những hệ quả đầu tư trong năm 2008, như thế nào?
Cá nhân tôi cho rằng có mối quan hệ nghịch trong vấn đề này, nhiều tổ chức khác cũng mong thị trường lên để thực hiện động cơ đó. Theo đó, thị trường đang chịu ám ánh về một cơn lũ xả hàng gần với làn sóng giải chấp như giữa năm 2008. Với quan điểm đó, tôi lo ngại cho đợt phục hồi lần này. Xin được các diễn giả chia sẻ thêm. Trân trọng cảm ơn.
Ông Trịnh Thanh Cần:
Tôi chia sẻ một phần quan điểm của anh. Với xu hướng thị trường tăng nóng như thời gian qua cùng với mức phục hồi hơn 50% của thị trường so với mức đáy thiết lập vào cuối tháng 2/2009 thì tâm lý “xả hàng để chốt lời” sẽ khó tránh khỏi khi lợi nhuận của nhiều cổ phiếu đã vượt kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên tôi cho rằng mức độ điều chỉnh của thị trường sẽ không quá sâu do dòng tiền sẽ tiếp tục ở lại với chứng khoán – vào những cổ phiếu thực sự tốt, ổn định và có tiềm năng tăng trưởng, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại của nền kinh tế và doanh nghiệp.
Theo tôi, thị trường đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất khi những thông tin vĩ mô trong và ngoài nước đã dần dần đi vào kiểm soát. Tôi cho rằng, giai đoạn trước, nhiều nhà đầu tư đã trở nên quá thận trọng và nắm giữ tiền mặt quá mức cần thiết.
Các nhà đầu tư hiện nay không phải chịu nhiều áp lực để tăng lượng tiền mặt nắm giữ. Thay vào đó, chiến lược đầu tư hiện nay bắt đầu trở lại với việc lựa chọn các cổ phiếu tốt, có nhiều triển vọng phục hồi và vượt qua các khó khăn nội tại của nền kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp.
Tôi cho rằng, cơn lũ xả hàng với làn sóng giải chấp như giữa năm 2008 sẽ khó xảy ra do tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại đã có nhiều điểm khác biệt so với thời điểm giữa năm 2008 khi Việt Nam đang phải đối đầu với tình hình lạm phát cao, thâm hụt thương mại nặng nề.
Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital:
Ở đây chúng ta nhìn tới 2 khái niệm khác nhau: một là hạch toán, 2 là giao dịch.
Về mặt hạch toán, theo quy định của Việt Nam cũng như thế giới, các khoản đầu tư xuống dưới giá trị đầu tư thì chúng ta phải dự phòng. Đó chính là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lời của các công ty trong năm vừa qua.
Nếu chúng ta chấp nhận khái niệm này thì chúng ta cũng nên chấp nhận khái niệm mà giá chứng khoán lên trên mức giá mà chúng ta đã dự phòng. Lúc đó chúng ta nên hoà nhập lại những khoản dự phòng đó.
Vấn đề này sẽ là một nguồn dư luận trong năm 2009. Một là tiến độ hoàn lại như thế nào? Theo quý, tháng hay năm. Hai là ảnh hưởng đến khả năng sinh lời ở chỗ nếu như năm 2008 khoản dự phòng là chi phí tài chính thì năm nay hoà nhập lại là thu nhập tài chính. Ghi chú: thu nhập tài chính này cũng chịu thuế.
Trong năm nay, chúng tôi khuyên các nhà đầu tư nên nghiên cứu kỹbáo cáo tài chínhđể xem lợi nhuận khoản nào là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và khoản nào là từ hoạt động tài chính.
Còn khái niệm thứ 2 liên quan đến ý đồ của các công ty để bán những khoản đầu tư nhằm thể hiện khoản lợi nhuận nếu có thì sẽ phụ thuộc vào tình hình của từng công ty một. Có lẽ sẽ có một số công ty đã đầu tư theo tinh thần lạc quan nhưng hiện giờ thấy hơi chán những khoản đầu tư của họ. Tuy nhiên, cụ thể thì rất khó lường.
Trương Trung Nghĩa - Nam 40 tuổi - Nhà đầu tư: Xin được hỏi ông Dominic, ông có thể cho biết nguồn vốn bằng tiền mặt của ông hiện còn bao nhiêu (xin được trả lời thật). Cám ơn ông!
Ông Dominic Scriven: Tiền mặt cá nhân của tôi thì hơi ít, còn về công ty, tại các quỹ tập trung vàothị trường chứng khoán,chúng tôi còn dư trên 100 triệu USD một chút.
Nguyên Hương - Nữ 28 tuổi - BTV: - Xin hỏi ông Dominic: Từ những gì nhìn thấy trong chuyến đi Mỹ mới đây, ông đánh giá thế nào về triển vọng phục hồi của nền kinh tế nước này? Những diễn biến tích cực của chứng khoán mà chúng ta đang thấy là hợp lý hay đó chỉ là kết quả của sự lạc quan thái quá với thực tế?
Xin ông cho biết chi tiết về việc nhận quản lý danh mục đầu tư cho Indochine Capital. Việc này sẽ có lợi ích gì cho hai bên?
Ông Dominic Scriven:
Đúng, tôi đi Mỹ 3 tuần và về tuần vừa rồi. chuyến đi nhắm vào nhóm đầu tư chưa đầu tư vào Việt Nam.
Về tình hình chung, nền kinh tế của Mỹ chưa thấy khả quan lắm, khá nhiều khách sạn không có khách.
Các nhà đầu tư Mỹ nếu không giỏi đã chịu thiệt hại lớn trong 2 năm vừa rồi tại các thị trường bất động sản và tài chính. Nhiều người thấy rằng nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi thì vẫn có thể bị một số nhức đầu như phải giảm tiêu dùng, tăng tích luỹ ở cấp họ cũng như cấp quốc gia.
Nhiều người quan tâm đến các nền kinh tế mới nổi như châu Á. Một số họ đã đầu tư vào Trung Quốc, Ấn Độ nhưng chưa đầu tư vào Việt Nam. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng một số nhà đầu tư, về mặt lý thuyết, đang quan tâm đến cơ hội tại Việt Nam.
Tuy nhiên, không có nhà đầu tư nào dám quyết định vội vàng, và họ cẩn trọng hơn trước đây cả về lợi nhuận mong đợi lẫn điều kiện giải ngân.
(Theo VnEconomy)
No comments:
Post a Comment