Thursday, March 26, 2009

VN-Index leo lên quanh mức kháng cự 277 điểm

Mặc dù có những phút ngập ngừng khi mở cửa thị trường, nhưng chỉ số VN-Index lại nhanh chóng tăng điểm khi bước vào đợt khớp lệnh liên tục. Diễn biến thị trường cho thấy nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào khả năng hồi phục của thị trường. Nhất là khi thị trường đang có những dấu hiệu chỉ báo theo phân tích kĩ thuật khá lạc quan, đồng thời có những nét tương đồng của đợt tăng giá mạnh vào mùa hè năm ngoái.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/03/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 277,63 điểm, tăng 7,01 điểm (tương đương tăng 2,59%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 26.740.880 đơn vị, tăng 31,74% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 572,244 tỷ đồng, tăng 40,61% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 1.612.060 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 25,97 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 28.352.940 đơn vị (tăng 14,69% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 598,215 tỷ đồng (tăng 5,11%).

CTCK KimEng nhận định, theo phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index đang thử lại mức kháng cự nằm tại 277 điểm. Đây là mức kháng cự mạnh vì nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng bán ra tại mức này. Nếu trường hợp chỉ số VN-Index phá vỡ thành công mức kháng cự ở 277 điểm thì có khả năng chỉ số VN-Index sẽ tăng lên mức kháng cự tiếp theo nằm tại 300 điểm.

Trái ngược với tâm lý hưng phấn trong phiên giao dịch hôm qua, kết thúc phiên giao dịch rạng sáng nay, các chỉ số chứng khoán Mỹ lại giảm từ 1,5-2,5%. Do đó, các cổ phiếu trên sàn HOSE lại có dấu hiệu bị bán tháo khi bắt đầu mở cửa.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 0,59 điểm, xuống 270,03 điểm (tương đương giảm 0,22%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4.062.900 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 87,11 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 35 mã tăng giá, 56 mã đứng giá tham chiếu, 86 mã giảm giá và 3 mã không có giao dịch là BBT, GTA, BAS. Đáng chú ý, trong đó chỉ có 7 mã tăng trần là DPR, SJ1, TNC, TRC, VTA, NBB, PNJ trong khi có 10 mã giảm sàn.

Rất nhiều cổ phiếu điều chỉnh giảm giá, nhưng nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường tiếp tục tạo lực đỡ khá tốt với thị trường khi vẫn có mức tăng nhẹ ở nhiều mã. Nhờ vậy, thị trường đã dần lấy lại sự ổn định, tâm lý nhà đầu tư thoải mái hơn, xu hướng tăng điểm trở lại lại xuất hiện ngay sau đợt khớp lệnh liên tục, thị trường lại tiếp tục bước vào đợt sóng mới.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 7,26 điểm, lên 277,88 điểm (tương đương tăng 2,68%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 23.816.070 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 513,92 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 277,63 điểm, tăng 7,01 điểm (tương đương tăng 2,59%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 26.740.880 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 572,24 tỷ đồng.

Trong tổng số 180 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 87 mã tăng giá, 55 mã giảm giá, 38 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 34 mã tăng trần và 7 mã giảm sàn là BPC, DTT, SHC, SJ1, VTB, VTC, MTG. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử chỉ có 6 mã không còn dư mua là SHC, FPC, VSG, SGH, BPC, RHC trong khi dư bán tràn ngập trên bảng điện tử.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 9 cổ phiếu tăng giá và 1 cổ phiếu giảm giá. Đáng chú ý, trong đó có 5 mã tăng kịch trần.

Cụ thể, PVD tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,31%), đạt 60.500 đồng. FPT tăng 2.200 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,76%), đạt 48.400 đồng. VIC tăng 1.700 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,87%), đạt 36.600 đồng. VPL tăng 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,53%), đạt 44.000 đồng. HPG tăng 1.400 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,88%), đạt 30.100 đồng. DPM tăng 1.400 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,73%), đạt 31.000 đồng. PVF tăng 800 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,68%), đạt 17.900 đồng. VNM tăng 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,63%), đạt 80.000 đồng. HAG tăng 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,95%), đạt 53.000 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với gần 2,9 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 10,84% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 16.900 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 300 đồng (tương đương 1,74%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 36,27% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như SCD, SAF, SFN, GTA lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 3 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là GMD, TPC, PVT. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 4,88%, mã VTC đóng cửa chỉ còn 7.800 đồng/cổ phiếu (giảm 400 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 2 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì PVD là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 2.500 đồng lên mức 60.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 278 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, SGH là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 3.000 đồng xuống còn 67.000 đồng/cổ phiếu, với 960 cổ phiếu được giao dịch.

Tất cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE đều đứng giá. Cụ thể, PRUBF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 4.400 đồng/chứng chỉ quỹ; VFMVF1 là 7.400 đồng; VFMVF4 là 4.700 đồng; MAFPF1 là 3.000 đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 87 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 5.438.220 đơn vị, bằng 20,34% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, HPG được họ mua vào nhiều nhất với 645.390 đơn vị, chiếm 38,49% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như DPM (638.840 đơn vị), FPT (449.300 đơn vị), VFMVF1 (387.540 đơn vị) và PVT (293.700 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là SFN (100,00%), SDN (99,21%), DHG (96,08%), VPL (86,31%) và TRI (84,58%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

16.900

(300)

-1,74%

2.897.580

SSI

26.400

1.200

4,76%

1.864.270

DPM

31.000

1.400

4,73%

1.832.740

HPG

30.100

1.400

4,88%

1.676.890

REE

23.400

1.100

4,93%

1.427.000






5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

GMD

27.300

1.300

5,00%

308.170

TPC

6.300

300

5,00%

165.130

PVT

14.700

700

5,00%

1.107.870

SFC

42.400

2.000

4,95%

650

ITA

21.300

1.000

4,93%

444.600






5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

VTC

7.800

(400)

-4,88%

2.410

SJ1

13.700

(700)

-4,86%

400

VTB

11.900

(600)

-4,80%

4.530

BPC

10.200

(500)

-4,67%

4.330

SHC

16.900

(800)

-4,52%

19.100

* HAG: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền, tỷ lệ 15%

* HTV: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền mặt, với tỷ lệ 6%

* NBB: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền, tỷ lệ 14%

* TMS: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức còn lại của năm 2008 bằng tiền mặt, tỷ lệ 2%

(Theo DTCK)

No comments:

Khách Truy Cập Trong Ngày

PCR Designs Group

Giải Pháp Kinh Doanh

Thiết Kế Website

Quản Trị Website

Quảng Bá Website

Thương Mại Điện Tử

Câu Chuyện Doanh Nhân