Sau 3 phiên điều chỉnh khá mạnh, thị trường đã nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều yếu tố thuận lợi khiến chỉ số VN-Index nhanh chóng bật mạnh, với mức tăng điểm rất ấn tượng cùng không khí giao dịch sôi động ngay từ đầu phiên. Hầu hết các cổ phiếu cùng đồng loạt tăng trần.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/03/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 270,62 điểm, tăng 10,46 điểm (tương đương tăng 4,02%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 20.298.370 đơn vị, tăng 31,32% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 406,981 tỷ đồng, tăng 39,45% so với phiên trước.
Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 4.422.200 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 162,16 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 24.720.570 đơn vị (tăng 42,49% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 569,136 tỷ đồng (tăng 27,43%).
Thông tin chứng khoán Mỹ tiếp tục phục hồi ấn tượng nhờ kế hoạch mua tài sản xấu của các ngân hàng nước này đã là động lực thúc đẩy giới đầu tư tham gia vào đợt sóng mới của thị trường. Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đêm qua đều tăng gần 7%. Chứng khoán Châu á trong phiên giao dịch sáng nay cũng đồng loạt tăng điểm khá mạnh.
Bên cạnh đó, 3 phiên điều chỉnh trước đó cũng đã tạo ra một ngưỡng an toàn cho những nhà đầu tư an tâm khi mua cổ phiếu trong phiên giao dịch sáng nay. Họ không sợ mua phải đỉnh như trước đó. Chính lợi thế tâm lý lớn này đã đưa chỉ số VN-Index có khởi đầu ấn tượng, thanh khoản thị trường lại tăng vọt nhờ sức cầu lớn.
Tuy nhiên, một thông tin khá quan trọng được nhiều chuyên gia phân tích nhắc đến là biên độ tỷ giá USD/VNĐ đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng từ 3% lên 5% cũng là một động lực khiến nhiều nhà đầu tư ngoại đẩy mạnh mua vào nhờ được lợi khi chuyển đổi USD sang VNĐ. Điều này sẽ góp phần hỗ trợ lực cầu của thị trường trong thời gian tới.
Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 11,01 điểm, lên 271,17 điểm (tương đương tăng 4,23%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4.578.200 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 90,37 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 157 mã tăng giá, 14 mã đứng giá tham chiếu, 7 mã giảm giá là ALP, FPC, PJT, SDN, SGH, VHC, VTB và 2 mã không có giao dịch là BBT, VSG. Đáng chú ý, trong đó có 87 mã tăng trần và chỉ có 2 mã giảm sàn là FPC, SGH.
Hai đợt khớp lệnh sau đó thị trường tiếp tục ấn tượng với mức tăng mạnh luôn được duy trì khi giá cổ phiếu đồng loạt tăng trần. Bên mua hoàn toàn áp đảo trong khi bên bán hạn chế bán ra trước sự hồi phục mạnh của thị trường.
Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 10,72 điểm, lên 270,88 điểm (tương đương tăng 4,12%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 18.503.340 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 372,51 tỷ đồng.
Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 270,62 điểm, tăng 10,46 điểm (tương đương tăng 4,02%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 20.298.370 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 406,98 tỷ đồng.
Trong tổng số 180 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 164 mã tăng giá, 5 mã giảm giá là FPC, IFS, PJT, VTA, BCI và 11 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 84 mã tăng trần và không còn mã nào giảm sàn. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử chỉ có 1 mã không còn dư mua là MTG.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có tới 9 cổ phiếu tăng giá trần. Chỉ duy nhất mã HAG giữ nguyên mức giá tham chiếu là 52.500 đồng/cổ phiếu.
Còn lại, VNM tăng 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,61%), đạt 79.500 đồng. PVD tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,50%), đạt 58.000 đồng. FPT tăng 2.200 đồng/cổ phiếu (tương đương 5,00%), đạt 46.200 đồng. VPL tăng 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,94%), đạt 42.500 đồng. DPM tăng 1.400 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,96%), đạt 29.600 đồng. HPG tăng 1.300 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,74%), đạt 28.700 đồng. PVF tăng 800 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,91%), đạt 17.100 đồng.
Trong đó, mã VIC cắt được chuỗi ngày giảm sàn với lượng giao dịch tăng đột biến lên hơn 1 triệu cổ phiếu, tăng 1.600 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,80%) lên mức 34.900 đồng.
Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với hơn 3,7 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 18,29% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 17.200 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 800 đồng (tương đương 4,88%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 37,33% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như SAF, VSG, BAS lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.
Trong phiên giao dịch sáng nay, có 7 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là DCL, TRC, SSI, FPT, TRA, MPC, SFI. Ngược lại, có mã có mức giảm 4,07% là BCI xuống các mức giá tương ứng là 21.200 đồng/cổ phiếu.
Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì VNM là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 3.500 đồng lên mức 79.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 183 nghìn cổ phiếu.
Tất cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE đều tăng giá. Cụ thể, PRUBF1 tăng 100 đồng (tương đương 2,33%), đạt 4.400 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 200 đồng (tương đương 2,78%), đạt 7.400 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 100 đồng (tương đương 2,17%), đạt 4.700 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 tăng kịch trần 100 đồng (tương đương 3,45%), đạt 3.000 đồng/chứng chỉ quỹ.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 62 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 3.657.190 đơn vị, bằng 18,02% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, VSH được họ mua vào nhiều nhất với 370.530 đơn vị, chiếm 80,76% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như DPM (305.480 đơn vị), HPG (270.270 đơn vị), VIC (246.480 đơn vị) và PPC (222.790 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là TCR (203,44%), VPL (97,30%), BMC (92,01%), PPC (91,36%) và VNM (89,88%).
Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/03/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 270,62 điểm, tăng 10,46 điểm (tương đương tăng 4,02%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 20.298.370 đơn vị, tăng 31,32% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 406,981 tỷ đồng, tăng 39,45% so với phiên trước.
Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 4.422.200 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 162,16 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 24.720.570 đơn vị (tăng 42,49% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 569,136 tỷ đồng (tăng 27,43%).
Thông tin chứng khoán Mỹ tiếp tục phục hồi ấn tượng nhờ kế hoạch mua tài sản xấu của các ngân hàng nước này đã là động lực thúc đẩy giới đầu tư tham gia vào đợt sóng mới của thị trường. Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đêm qua đều tăng gần 7%. Chứng khoán Châu á trong phiên giao dịch sáng nay cũng đồng loạt tăng điểm khá mạnh.
Bên cạnh đó, 3 phiên điều chỉnh trước đó cũng đã tạo ra một ngưỡng an toàn cho những nhà đầu tư an tâm khi mua cổ phiếu trong phiên giao dịch sáng nay. Họ không sợ mua phải đỉnh như trước đó. Chính lợi thế tâm lý lớn này đã đưa chỉ số VN-Index có khởi đầu ấn tượng, thanh khoản thị trường lại tăng vọt nhờ sức cầu lớn.
Tuy nhiên, một thông tin khá quan trọng được nhiều chuyên gia phân tích nhắc đến là biên độ tỷ giá USD/VNĐ đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng từ 3% lên 5% cũng là một động lực khiến nhiều nhà đầu tư ngoại đẩy mạnh mua vào nhờ được lợi khi chuyển đổi USD sang VNĐ. Điều này sẽ góp phần hỗ trợ lực cầu của thị trường trong thời gian tới.
Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 11,01 điểm, lên 271,17 điểm (tương đương tăng 4,23%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4.578.200 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 90,37 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 157 mã tăng giá, 14 mã đứng giá tham chiếu, 7 mã giảm giá là ALP, FPC, PJT, SDN, SGH, VHC, VTB và 2 mã không có giao dịch là BBT, VSG. Đáng chú ý, trong đó có 87 mã tăng trần và chỉ có 2 mã giảm sàn là FPC, SGH.
Hai đợt khớp lệnh sau đó thị trường tiếp tục ấn tượng với mức tăng mạnh luôn được duy trì khi giá cổ phiếu đồng loạt tăng trần. Bên mua hoàn toàn áp đảo trong khi bên bán hạn chế bán ra trước sự hồi phục mạnh của thị trường.
Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 10,72 điểm, lên 270,88 điểm (tương đương tăng 4,12%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 18.503.340 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 372,51 tỷ đồng.
Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 270,62 điểm, tăng 10,46 điểm (tương đương tăng 4,02%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 20.298.370 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 406,98 tỷ đồng.
Trong tổng số 180 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 164 mã tăng giá, 5 mã giảm giá là FPC, IFS, PJT, VTA, BCI và 11 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 84 mã tăng trần và không còn mã nào giảm sàn. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử chỉ có 1 mã không còn dư mua là MTG.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có tới 9 cổ phiếu tăng giá trần. Chỉ duy nhất mã HAG giữ nguyên mức giá tham chiếu là 52.500 đồng/cổ phiếu.
Còn lại, VNM tăng 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,61%), đạt 79.500 đồng. PVD tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,50%), đạt 58.000 đồng. FPT tăng 2.200 đồng/cổ phiếu (tương đương 5,00%), đạt 46.200 đồng. VPL tăng 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,94%), đạt 42.500 đồng. DPM tăng 1.400 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,96%), đạt 29.600 đồng. HPG tăng 1.300 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,74%), đạt 28.700 đồng. PVF tăng 800 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,91%), đạt 17.100 đồng.
Trong đó, mã VIC cắt được chuỗi ngày giảm sàn với lượng giao dịch tăng đột biến lên hơn 1 triệu cổ phiếu, tăng 1.600 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,80%) lên mức 34.900 đồng.
Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với hơn 3,7 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 18,29% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 17.200 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 800 đồng (tương đương 4,88%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 37,33% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như SAF, VSG, BAS lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.
Trong phiên giao dịch sáng nay, có 7 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là DCL, TRC, SSI, FPT, TRA, MPC, SFI. Ngược lại, có mã có mức giảm 4,07% là BCI xuống các mức giá tương ứng là 21.200 đồng/cổ phiếu.
Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì VNM là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 3.500 đồng lên mức 79.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 183 nghìn cổ phiếu.
Tất cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE đều tăng giá. Cụ thể, PRUBF1 tăng 100 đồng (tương đương 2,33%), đạt 4.400 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 200 đồng (tương đương 2,78%), đạt 7.400 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 100 đồng (tương đương 2,17%), đạt 4.700 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 tăng kịch trần 100 đồng (tương đương 3,45%), đạt 3.000 đồng/chứng chỉ quỹ.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 62 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 3.657.190 đơn vị, bằng 18,02% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, VSH được họ mua vào nhiều nhất với 370.530 đơn vị, chiếm 80,76% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như DPM (305.480 đơn vị), HPG (270.270 đơn vị), VIC (246.480 đơn vị) và PPC (222.790 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là TCR (203,44%), VPL (97,30%), BMC (92,01%), PPC (91,36%) và VNM (89,88%).
5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất | ||||
Mã | Giá | +/- | % | KLGD |
STB | 17.200 | 800 | 4,88% | 3.713.140 |
SAM | 14.500 | 600 | 4,32% | 1.164.990 |
VIC | 34.900 | 1.600 | 4,80% | 1.058.250 |
VFMVF1 | 7.400 | 200 | 2,78% | 834.830 |
SSI | 25.200 | 1.200 | 5,00% | 806.450 |
5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất | ||||
Mã | Giá | +/- | % | KLGD |
DCL | 42.000 | 2.000 | 5,00% | 58.910 |
TRC | 23.100 | 1.100 | 5,00% | 44.270 |
SSI | 25.200 | 1.200 | 5,00% | 806.450 |
FPT | 46.200 | 2.200 | 5,00% | 240.360 |
TRA | 39.900 | 1.900 | 5,00% | 18.070 |
5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất | ||||
Mã | Giá | +/- | % | KLGD |
BCI | 21.200 | (900) | -4,07% | 234.710 |
IFS | 6.500 | (200) | -2,99% | 7.630 |
FPC | 16.500 | (500) | -2,94% | 3.990 |
PJT | 8.800 | (200) | -2,22% | 19.630 |
VTA | 4.800 | (100) | -2,04% | 13.730 |
(Theo DTCK)
No comments:
Post a Comment