Thị trường châu Á lạc quan với khả năng chính phủ các nước trên thế giới sẽ có thể hồi phục hoạt động tín dụng và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Cổ phiếu của ngân hàng thịnh vượng chung Úc (Commonwealth Bank of Australia) tăng 2,9% tại thị trường Sydney – Úc sau khi chính phủ nước này cam kết đảm bảo số trái phiếu chính phủ có tổng trị giá 27 tỷ USD.
Cổ phiếu của Tokyo Electric Power, hãng năng lượng lớn nhất của Nhật, tăng 4,2% tại thị trường Nhật.
Cổ phiếu của Panasonic, hãng sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới, hạ 3,4% tại thị trường Tokyo. Xuất khẩu của Nhật tháng 2/2009 hạ kỷ lục. Sanyo, hãng điện tử lớn của Nhật, cũng dự báo thua lỗ.
Trong nhóm các cổ phiếu thuộc chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương, cứ 5 cổ phiếu tăng điểm thì có 4 cổ phiếu mất điểm. Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương tăng 0,5% lên mức 84,30 điểm tại thị trường Tokyo.
Nếu chưa tính đến mức tăng của chỉ số này ngày hôm nay, chỉ số MSCI tăng 19% so với mức thấp nhất trong 5 năm thiết lập ngày 09/03/2009.
Chỉ số Topix của thị trường Nhật tăng 0,7% còn chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông hạ 1,8%. Tất cả thị trường chứng khoán trong khu vực tăng điểm ngoại trừ thị trường Trung Quốc, Indonexia, New Zealand, Singapore, Thái Lan và Malaysia.
Biện pháp cứu ngân hàng mới từ phía Mỹ kết hợp với thông tin kinh doanh tốt từ ngân hàng Barclays và Standard Chartered giúp chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương tăng 12% trong tháng này – mức tăng điểm mạnh nhất tính theo tháng từ tháng 3/2009.
Tình hình xuất khẩu Nhật tháng 2/2009 tiếp tục u ám. Lượng hàng xuất ra nước ngoài của Nhật hạ 49,4% so với 1 năm trước. Như vậy xuất khẩu của Nhật tháng 2/2009 hạ mạnh chưa từng có từ ít nhất năm 1980. Mức hạ như vậy vượt mọi dự báo của các chuyên gia.
Thủ tướng Nhật Tara Aso hiện đang tiếp tục chuẩn bị điều kiện cần thiết để đưa ra gói kích thích tăng trưởng kinh tế thứ 3 để ngăn kinh tế Nhật tiếp tục đi xuống. Hàng chục nghìn lao động Nhật đã thất nghiệp.
(Theo Bloomberg)
Cổ phiếu của ngân hàng thịnh vượng chung Úc (Commonwealth Bank of Australia) tăng 2,9% tại thị trường Sydney – Úc sau khi chính phủ nước này cam kết đảm bảo số trái phiếu chính phủ có tổng trị giá 27 tỷ USD.
Cổ phiếu của Tokyo Electric Power, hãng năng lượng lớn nhất của Nhật, tăng 4,2% tại thị trường Nhật.
Cổ phiếu của Panasonic, hãng sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới, hạ 3,4% tại thị trường Tokyo. Xuất khẩu của Nhật tháng 2/2009 hạ kỷ lục. Sanyo, hãng điện tử lớn của Nhật, cũng dự báo thua lỗ.
Trong nhóm các cổ phiếu thuộc chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương, cứ 5 cổ phiếu tăng điểm thì có 4 cổ phiếu mất điểm. Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương tăng 0,5% lên mức 84,30 điểm tại thị trường Tokyo.
Nếu chưa tính đến mức tăng của chỉ số này ngày hôm nay, chỉ số MSCI tăng 19% so với mức thấp nhất trong 5 năm thiết lập ngày 09/03/2009.
Chỉ số Topix của thị trường Nhật tăng 0,7% còn chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông hạ 1,8%. Tất cả thị trường chứng khoán trong khu vực tăng điểm ngoại trừ thị trường Trung Quốc, Indonexia, New Zealand, Singapore, Thái Lan và Malaysia.
Biện pháp cứu ngân hàng mới từ phía Mỹ kết hợp với thông tin kinh doanh tốt từ ngân hàng Barclays và Standard Chartered giúp chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương tăng 12% trong tháng này – mức tăng điểm mạnh nhất tính theo tháng từ tháng 3/2009.
Tình hình xuất khẩu Nhật tháng 2/2009 tiếp tục u ám. Lượng hàng xuất ra nước ngoài của Nhật hạ 49,4% so với 1 năm trước. Như vậy xuất khẩu của Nhật tháng 2/2009 hạ mạnh chưa từng có từ ít nhất năm 1980. Mức hạ như vậy vượt mọi dự báo của các chuyên gia.
Thủ tướng Nhật Tara Aso hiện đang tiếp tục chuẩn bị điều kiện cần thiết để đưa ra gói kích thích tăng trưởng kinh tế thứ 3 để ngăn kinh tế Nhật tiếp tục đi xuống. Hàng chục nghìn lao động Nhật đã thất nghiệp.
(Theo Bloomberg)
No comments:
Post a Comment