Trong năm 2008, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Công ty Cổ phần (DPM) đã lãi 1.384 tỷ đồng sau thuế.
“Chúng tôi chỉ giảm lãi chứ hoàn toàn không lỗ. Nguyên nhân do biến động của giá xăng dầu cũng như giá phân bón nhập khẩu. Tuy nhiên, chúng tôi xin nhận khuyết điểm trước cổ đông”, ông Phan Đình Đức, Tổng giám đốc DPM thừa nhận thiếu sót tại đại hội cổ đông thường niên, diễn ra hôm nay (24/3) tại Tp.HCM.
Cụ thể, trong năm 2008 vừa qua, DPM đã sản xuất 754.985 tấn urea, tiêu thụ 741.185 tấn; doanh thu đạt 6.603 tỷ đồng, tăng gần 50% so với kế hoạch; lợi nhuận sau thuế đạt 1.384 tỷ đồng (trước thuế đạt 1.501 tỷ đồng), tăng 26% so với kế hoạch; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ đạt 36%.
Tuy nhiên, DPM đã lỗ khoảng 1.000 tỷ đồng do nhập khẩu phân bón với giá cao.
Với kết quả trên, DPM đã trích 54,92% lợi nhuận (760 tỷ đồng) để chia cổ tức cho các cổ đông, tương đương tỷ lệ 20%; 15,08% (208,7 tỷ đồng) để lại dùng để tái đầu tư; và 30% dùng để trích lập các quỹ (10% quỹ dự phòng tài chính, 15% quỹ đầu tư phát triển, 5% quỹ khen thưởng).
Trong năm 2009, nền kinh tế tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, giá dầu có xu hướng khó có thể phục hồi mức giá của năm 2008 và điều này sẽ tác động không tốt tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành kinh doanh phân bón, hóa chất của DPM nói riêng.
Tuy nhiên, DPM cam kết sẽ phát huy những thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện các nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 với mức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cao hơn năm 2008, tương ứng là 750.000 tấn urea sản xuất và 780.000 tấn urea tiêu thụ; tổng doanh thu trong năm 2009 ước tính sẽ đạt khoảng 5.815 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế dự kiến sẽ đạt khoảng 1.084 tỷ đồng (sau thuế là 990 tỷ đồng) với mức tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ vào khoảng 26%; cổ tức 13%.
Cũng theo ông Đức, DPM đã hoàn tất phương án bán bớt tỷ lệ vốn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) tại DPM từ trên 61% xuống 51% đồng thời tăng cường các chương trình đầu tư xã hội nhằm khẳng định sứ mệnh hoạt động là luôn đồng hành với bà con nông dân, vì sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn.
“Về kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Singapore, do tình hình thị trường chứng khoán trên toàn thế giới nói chung và Singapore nói riêng đang giảm mạnh nên việc niêm yết tại Singapore sẽ được hoãn lại. Tuy nhiên, việc chuẩn bị các thủ tục cần thiết cũng như tiếp xúc với các tổ chức tài chính, trao đổi kinh nghiệm vẫn được tiến hành để khi có điều kiện thuận lợi sẽ xúc tiến nhanh việc niêm yết”, ông Đức cho biết thêm.
Đại hội đã nhất trí thông qua kết quả 2008, kế hoạch 2009 và các phương án phân phối lợi nhuận... Tuy nhiên, riêng dự án mua lại Nhà máy Đạm Cà Mau từ Petro Vietnam của DPM đã không được đại hội cổ đông thông qua.
Nhà máy Đạm Cà Mau có diện tích sử dụng đất 62ha, tổng vốn đầu tư 900,2 triệu USD; trong đó vốn tự có là 20%-30%, 70%-80% còn lại là vốn vay (trong đó có 20% là vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB với thời hạn vay là 10 năm).
Hiện tại, Petro Vietnam đã đầu tư 69,48 triệu USD vào nhà máy này. Dự kiến, Đạm Cà Mau sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào tháng 1/2012, với công suất khoảng 800.000 tấn urea/năm.
Theo kết quả kiểm phiếu (không có sự tham gia của Petro Vietnam để đảm bảo tính khách quan), 67% các nhà đầu tư không đồng ý thông qua kế hoạch mua lại dự án này của DPM. Kế hoạch này sẽ được các nhà đầu tư, nhất là các quỹ đầu tư nước ngoài, xem xét lại khi có thông tin rõ ràng về hiệu quả đầu tư.
(Theo VnEconomy)
“Chúng tôi chỉ giảm lãi chứ hoàn toàn không lỗ. Nguyên nhân do biến động của giá xăng dầu cũng như giá phân bón nhập khẩu. Tuy nhiên, chúng tôi xin nhận khuyết điểm trước cổ đông”, ông Phan Đình Đức, Tổng giám đốc DPM thừa nhận thiếu sót tại đại hội cổ đông thường niên, diễn ra hôm nay (24/3) tại Tp.HCM.
Cụ thể, trong năm 2008 vừa qua, DPM đã sản xuất 754.985 tấn urea, tiêu thụ 741.185 tấn; doanh thu đạt 6.603 tỷ đồng, tăng gần 50% so với kế hoạch; lợi nhuận sau thuế đạt 1.384 tỷ đồng (trước thuế đạt 1.501 tỷ đồng), tăng 26% so với kế hoạch; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ đạt 36%.
Tuy nhiên, DPM đã lỗ khoảng 1.000 tỷ đồng do nhập khẩu phân bón với giá cao.
Với kết quả trên, DPM đã trích 54,92% lợi nhuận (760 tỷ đồng) để chia cổ tức cho các cổ đông, tương đương tỷ lệ 20%; 15,08% (208,7 tỷ đồng) để lại dùng để tái đầu tư; và 30% dùng để trích lập các quỹ (10% quỹ dự phòng tài chính, 15% quỹ đầu tư phát triển, 5% quỹ khen thưởng).
Trong năm 2009, nền kinh tế tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, giá dầu có xu hướng khó có thể phục hồi mức giá của năm 2008 và điều này sẽ tác động không tốt tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành kinh doanh phân bón, hóa chất của DPM nói riêng.
Tuy nhiên, DPM cam kết sẽ phát huy những thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện các nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 với mức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cao hơn năm 2008, tương ứng là 750.000 tấn urea sản xuất và 780.000 tấn urea tiêu thụ; tổng doanh thu trong năm 2009 ước tính sẽ đạt khoảng 5.815 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế dự kiến sẽ đạt khoảng 1.084 tỷ đồng (sau thuế là 990 tỷ đồng) với mức tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ vào khoảng 26%; cổ tức 13%.
Cũng theo ông Đức, DPM đã hoàn tất phương án bán bớt tỷ lệ vốn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) tại DPM từ trên 61% xuống 51% đồng thời tăng cường các chương trình đầu tư xã hội nhằm khẳng định sứ mệnh hoạt động là luôn đồng hành với bà con nông dân, vì sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn.
“Về kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Singapore, do tình hình thị trường chứng khoán trên toàn thế giới nói chung và Singapore nói riêng đang giảm mạnh nên việc niêm yết tại Singapore sẽ được hoãn lại. Tuy nhiên, việc chuẩn bị các thủ tục cần thiết cũng như tiếp xúc với các tổ chức tài chính, trao đổi kinh nghiệm vẫn được tiến hành để khi có điều kiện thuận lợi sẽ xúc tiến nhanh việc niêm yết”, ông Đức cho biết thêm.
Đại hội đã nhất trí thông qua kết quả 2008, kế hoạch 2009 và các phương án phân phối lợi nhuận... Tuy nhiên, riêng dự án mua lại Nhà máy Đạm Cà Mau từ Petro Vietnam của DPM đã không được đại hội cổ đông thông qua.
Nhà máy Đạm Cà Mau có diện tích sử dụng đất 62ha, tổng vốn đầu tư 900,2 triệu USD; trong đó vốn tự có là 20%-30%, 70%-80% còn lại là vốn vay (trong đó có 20% là vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB với thời hạn vay là 10 năm).
Hiện tại, Petro Vietnam đã đầu tư 69,48 triệu USD vào nhà máy này. Dự kiến, Đạm Cà Mau sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào tháng 1/2012, với công suất khoảng 800.000 tấn urea/năm.
Theo kết quả kiểm phiếu (không có sự tham gia của Petro Vietnam để đảm bảo tính khách quan), 67% các nhà đầu tư không đồng ý thông qua kế hoạch mua lại dự án này của DPM. Kế hoạch này sẽ được các nhà đầu tư, nhất là các quỹ đầu tư nước ngoài, xem xét lại khi có thông tin rõ ràng về hiệu quả đầu tư.
(Theo VnEconomy)
No comments:
Post a Comment