Áp lực bán còn lớn đã kéo hầu hết các cổ phiếu chủ chốt giảm giá mạnh trong buổi sáng nay (23/3). Thị trường tiếp tục chùng lại sau 3 phiên sôi động giữa tuần trước.
Trong số các cổ phiếu lớn, chỉ có VPL của Vinpearl trụ được ở mức giá tham chiếu, còn lại đều giảm mạnh. Nhiều mã lớn rơi vào tình trạng trái ngược hoàn toàn vài phiên trước đó với giá giảm sàn và dư mua trống trơn như PPC, PVD, SSI, VIC, SAM, REE.
Sáng nay (23/3), Sàn chứng khoán TP.HCM đón nhận thêm một mã cổ phiếu khá quen thuộc là PNJ của Vàng bạc đá quý Phú Nhuận đưa 30 triệu cổ phần vào giao dịch. Tân bình PNJ chào sàn ấn tượng, tăng hết 20% biên độ cho phép lên 45.600 đồng/cổ phiếu với dư bán trống trơn.
Chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 6,46 điểm (2,42%) xuống 260,16 điểm.
Trong tổng số 176 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 31 mã tăng giá (12 mã tăng trần), 121 mã giảm giá (41 giảm sàn), 24 mã đứng giá và 4 mã không có giao dịch (BHS của Đường Biên Hoà, SGC của XNK Sa Giang, SJ1 của Thuỷ sản Số 1 và ST8 của CTCP Siêu Thanh). Khối lượng và giá trị giao dịch giảm khoảng 6% so với phiên liền trước xuống 15,5 triệu đơn vị và 291,8 tỷ đồng.
“Lực bán ra vẫn còn khá lớn. Có người bán ra để chốt lãi. Nhưng cũng có người bán do sợ thị trường còn xuống, bán do đã bớt lỗ, bán do thiếu kỳ vọng…”, anh Hoà, một nhà đầu tư có mặt tại sàn chứng khoán SeABank sáng sớm nay nói.
Tuy nhiên, theo nhà đầu tư này, thị trường đang ở tình trạng tốt hơn nhiều so với vài tuần trước đó do vẫn có nhiều người sẵn sàng bỏ tiền vào thị trường.
Một chuyên viên phân tích chứng khoán tại TP.HCM cũng chia sẻ quan điểm này, cho rằng, nhiều khả năng thị trường vẫn đang ở giữa một đợt sóng lên. Vài phiên giảm vừa qua có thể là điều chỉnh để thử ngưỡng hỗ trợ.
“Lượng tiền và nhà đầu tư đang dần trở lại thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài sau một thời gian dài bán ròng cũng đang đẩy mạnh mua vào. Trong khi đó, thị trường châu Á sáng nay tăng khá mạnh. Rõ ràng, đang có một số yếu tố hỗ trợ thị trường trong ngắn hạn”, chuyên viên này nhận định.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, các thị trường chứng khoán trên thế giới đang bị ảnh hưởng khá nhiều bởi những diễn biến của nền kinh tế Mỹ. Trên thực tế, Mỹ vẫn đang loay hoay tìm cách để thoát ra khỏi khủng hoảng. Quyết định bơm gần 1.200 tỷ USD vào hệ thống tài chính Mỹ được coi là một nước cờ rất mạo hiểm, và một khi thất bại sẽ nhấn chìm nền kinh tế nước này.
Trở lại diễn biến trong phiên giao dịch sáng nay (23/3), đa số các cổ phiếu giảm giá ngay từ đầu phiên. Tình trạng này càng gia tăng, đặc biệt vào cuối phiên, do các nhà đầu tư lo sợ về một đợt điều chỉnh mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch, gần như toàn bộ các cổ phiếu lớn đều giảm giá mạnh. Trong đó, các mã giảm giá kịch sàn bao gồm: PPC của Nhiệt điện Phả Lại giảm 1.100 đồng xuống 21.400 đồng/cổ phiếu; PVD của PV Drilling giảm 2.500 đồng xuống 55.500 đồng/cổ phiếu; SSI của Chứng khoán Sài Gòn giảm 1.200 đồng xuống 24.000 đồng/cp; VIC của Vincom giảm 1.700 đồng xuống 33.300 đồng/cổ phiếu.
Các mã khác cũng giảm giá mạnh như DPM của Đạm Phú Mỹ, FPT của Tâp đoàn FPT, HAG của Hoàng Anh Gia Lai, STB của Sacombank, VNM của Vinamilk…
Ngoài ra còn một loạt blue-chips khác giảm giá như: REE của Cơ điện Lạnh, SAM của Sacom, SJS của Sudico, ITA của Itaco…
Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với 1,96 triệu đơn vị. SSI của Chứng khoán Sài Gòn theo sau với 1,27 triệu. REE của REE Corp. đứng ở vị trí thứ 3 với 0,9 triệu. SAM của Sacom và PPC của Nhiệt điện Phả Lại đứng ở các vị trí tiếp theo với 0,68 và 0,62 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index giảm phiên thứ 3 liên tiếp.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index giảm 2,43 điểm (2,54%) xuống 93,14 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 23/3 giảm khoảng 10% xuống 10,1 triệu đơn vị, trị giá 192,1 tỷ đồng.
(Theo VietnamNet)
Trong số các cổ phiếu lớn, chỉ có VPL của Vinpearl trụ được ở mức giá tham chiếu, còn lại đều giảm mạnh. Nhiều mã lớn rơi vào tình trạng trái ngược hoàn toàn vài phiên trước đó với giá giảm sàn và dư mua trống trơn như PPC, PVD, SSI, VIC, SAM, REE.
Sáng nay (23/3), Sàn chứng khoán TP.HCM đón nhận thêm một mã cổ phiếu khá quen thuộc là PNJ của Vàng bạc đá quý Phú Nhuận đưa 30 triệu cổ phần vào giao dịch. Tân bình PNJ chào sàn ấn tượng, tăng hết 20% biên độ cho phép lên 45.600 đồng/cổ phiếu với dư bán trống trơn.
Chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 6,46 điểm (2,42%) xuống 260,16 điểm.
Trong tổng số 176 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 31 mã tăng giá (12 mã tăng trần), 121 mã giảm giá (41 giảm sàn), 24 mã đứng giá và 4 mã không có giao dịch (BHS của Đường Biên Hoà, SGC của XNK Sa Giang, SJ1 của Thuỷ sản Số 1 và ST8 của CTCP Siêu Thanh). Khối lượng và giá trị giao dịch giảm khoảng 6% so với phiên liền trước xuống 15,5 triệu đơn vị và 291,8 tỷ đồng.
“Lực bán ra vẫn còn khá lớn. Có người bán ra để chốt lãi. Nhưng cũng có người bán do sợ thị trường còn xuống, bán do đã bớt lỗ, bán do thiếu kỳ vọng…”, anh Hoà, một nhà đầu tư có mặt tại sàn chứng khoán SeABank sáng sớm nay nói.
Tuy nhiên, theo nhà đầu tư này, thị trường đang ở tình trạng tốt hơn nhiều so với vài tuần trước đó do vẫn có nhiều người sẵn sàng bỏ tiền vào thị trường.
Một chuyên viên phân tích chứng khoán tại TP.HCM cũng chia sẻ quan điểm này, cho rằng, nhiều khả năng thị trường vẫn đang ở giữa một đợt sóng lên. Vài phiên giảm vừa qua có thể là điều chỉnh để thử ngưỡng hỗ trợ.
“Lượng tiền và nhà đầu tư đang dần trở lại thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài sau một thời gian dài bán ròng cũng đang đẩy mạnh mua vào. Trong khi đó, thị trường châu Á sáng nay tăng khá mạnh. Rõ ràng, đang có một số yếu tố hỗ trợ thị trường trong ngắn hạn”, chuyên viên này nhận định.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, các thị trường chứng khoán trên thế giới đang bị ảnh hưởng khá nhiều bởi những diễn biến của nền kinh tế Mỹ. Trên thực tế, Mỹ vẫn đang loay hoay tìm cách để thoát ra khỏi khủng hoảng. Quyết định bơm gần 1.200 tỷ USD vào hệ thống tài chính Mỹ được coi là một nước cờ rất mạo hiểm, và một khi thất bại sẽ nhấn chìm nền kinh tế nước này.
Trở lại diễn biến trong phiên giao dịch sáng nay (23/3), đa số các cổ phiếu giảm giá ngay từ đầu phiên. Tình trạng này càng gia tăng, đặc biệt vào cuối phiên, do các nhà đầu tư lo sợ về một đợt điều chỉnh mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch, gần như toàn bộ các cổ phiếu lớn đều giảm giá mạnh. Trong đó, các mã giảm giá kịch sàn bao gồm: PPC của Nhiệt điện Phả Lại giảm 1.100 đồng xuống 21.400 đồng/cổ phiếu; PVD của PV Drilling giảm 2.500 đồng xuống 55.500 đồng/cổ phiếu; SSI của Chứng khoán Sài Gòn giảm 1.200 đồng xuống 24.000 đồng/cp; VIC của Vincom giảm 1.700 đồng xuống 33.300 đồng/cổ phiếu.
Các mã khác cũng giảm giá mạnh như DPM của Đạm Phú Mỹ, FPT của Tâp đoàn FPT, HAG của Hoàng Anh Gia Lai, STB của Sacombank, VNM của Vinamilk…
Ngoài ra còn một loạt blue-chips khác giảm giá như: REE của Cơ điện Lạnh, SAM của Sacom, SJS của Sudico, ITA của Itaco…
Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với 1,96 triệu đơn vị. SSI của Chứng khoán Sài Gòn theo sau với 1,27 triệu. REE của REE Corp. đứng ở vị trí thứ 3 với 0,9 triệu. SAM của Sacom và PPC của Nhiệt điện Phả Lại đứng ở các vị trí tiếp theo với 0,68 và 0,62 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index giảm phiên thứ 3 liên tiếp.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index giảm 2,43 điểm (2,54%) xuống 93,14 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 23/3 giảm khoảng 10% xuống 10,1 triệu đơn vị, trị giá 192,1 tỷ đồng.
(Theo VietnamNet)
No comments:
Post a Comment