Việc ĐHCĐ thường niên của CTCP Cáp và Vật liệu viễn thông Sacom (SAM) không diễn ra như dự kiến do không đủ số cổ đông tham dự để lại kinh nghiệm cho các công ty đại chúng khác.
Mặc dù Ban tổ chức ĐHCĐ SAM đã nỗ lực liên lạc với cổ đông đến tận tối trước ngày diễn ra Đại hội, nhưng đến 9h15 ngày 20/3 chỉ có 214 cổ đông đến tham dự, đại diện cho 51,255% cổ phần. Theo quy định tại Điều 102, Luật Doanh nghiệp năm 2005, ĐHCĐ thường niên 2009 của SAM không đủ điều kiện để diễn ra.
Ông Khổng Văn Minh, một cổ đông của SAM than phiền, cổ đông nhỏ thường ít quan tâm đến hoạt động kinh doanh của Công ty, mà "phó mặc" cho Ban điều hành. Đây là một trong những lý do khiến ĐHCĐ không đủ điều kiện để tiến hành.
Nhìn lại cơ cấu sở hữu của SAM có thể thấy, mức độ "đại chúng hóa" của cổ phiếu này đã ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức đại hội. Tính đến ngày 23/9/2008, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) nắm 24.610.278 cổ phiếu SAM, tương ứng 37,63% trên vốn điều lệ; Amersham Industries Ltd nắm 3.051.161 cổ phiếu, tương ứng 4,67%; Wareham Group Limited nắm giữ 2.912.612 cổ phiếu, tương ứng 4,45%.
Tổng cộng, ba tổ chức lớn trên nắm 46,75% tổng số cổ phiếu của SAM; 53,25% số cổ phiếu còn lại đang nằm trong tay các cổ đông khác, cổ đông nhỏ lẻ. Phần lớn số cổ đông này đã không tham dự đại hội, nên không đủ 65% cổ phần có quyền biểu quyết tham dự.
Cổ đông nhỏ lẻ chiếm cổ phần đa số, thời gian chốt danh sách cổ đông lại quá sớm (từ ngày 20/1) là lý do kỹ thuật khiến các cổ đông này không mặn mà đến tham dự ĐHCĐ của SAM.
Trong 2 tháng kể từ khi chốt danh sách đến khi đại hội, nhiều cổ đông đã bán ra cổ phiếu, mặc dù theo luật, họ vẫn là cổ đông có quyền biểu quyết. Còn người mua cổ phiếu SAM trong thời gian này thì lại không có quyền tham dự đại hội.
Về tâm lý, khi thị trường suy thoái, cổ đông nhỏ không thiết tha tham dự ĐHCĐ vì kết quả đại hội ít ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mà họ đang nắm giữ.
Trong những năm trước, cổ đông nhỏ rất hào hứng tham dự ĐHCĐ bởi thông tin được ban lãnh đạo công ty công bố tại đại hội có ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu trên thị trường ngay sau đó. Đến mức, nếu không tham dự đại hội thì cổ đông có thể bán hớ hoặc mua hớ.
Một lý do khác do chính cổ đông nhỏ than phiền là việc tham dự đại hội chỉ nhằm góp mặt cho vui, còn chuyện lớn nhỏ do cổ đông lớn quyết định hết. Thậm chí ở nhiều ĐHCĐ, cổ đông còn không được chất vấn trực tiếp ban lãnh đạo công ty, mà chỉ được nghe ban lãnh đạo trả lời những câu hỏi đã được lựa chọn như ĐHCĐ của Sacombank, VF1… Đó cũng là lý do làm giảm đi sự nhiệt tình và hào hứng tham dự ĐHCĐ của cổ đông nhỏ.
Ông Lý Kiệt, Chủ tịch HĐQT SAM nhắn nhủ, nếu cổ đông nào không có điều kiện tham dự ĐHCĐ lần 2 thì nên ủy quyền cho người khác tham dự để đại hội lần 2 được tổ chức vào sáng Chủ Nhật (29/3/2009) có đủ 51% số cổ phần có quyền biểu quyết, điều kiện có thể diễn ra theo luật định.
Liệu cổ đông nhỏ có đáp ứng lời kêu gọi của lãnh đạo SAM? Những công ty đại chúng khác nhìn vào SAM có thể biết mình cần phải làm gì để không gặp phải phiền phức này.
Hãy để cổ đông nhỏ thấy được tiếng nói của họ có ý nghĩa với công ty.
(Theo ĐTCK)
Mặc dù Ban tổ chức ĐHCĐ SAM đã nỗ lực liên lạc với cổ đông đến tận tối trước ngày diễn ra Đại hội, nhưng đến 9h15 ngày 20/3 chỉ có 214 cổ đông đến tham dự, đại diện cho 51,255% cổ phần. Theo quy định tại Điều 102, Luật Doanh nghiệp năm 2005, ĐHCĐ thường niên 2009 của SAM không đủ điều kiện để diễn ra.
Ông Khổng Văn Minh, một cổ đông của SAM than phiền, cổ đông nhỏ thường ít quan tâm đến hoạt động kinh doanh của Công ty, mà "phó mặc" cho Ban điều hành. Đây là một trong những lý do khiến ĐHCĐ không đủ điều kiện để tiến hành.
Nhìn lại cơ cấu sở hữu của SAM có thể thấy, mức độ "đại chúng hóa" của cổ phiếu này đã ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức đại hội. Tính đến ngày 23/9/2008, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) nắm 24.610.278 cổ phiếu SAM, tương ứng 37,63% trên vốn điều lệ; Amersham Industries Ltd nắm 3.051.161 cổ phiếu, tương ứng 4,67%; Wareham Group Limited nắm giữ 2.912.612 cổ phiếu, tương ứng 4,45%.
Tổng cộng, ba tổ chức lớn trên nắm 46,75% tổng số cổ phiếu của SAM; 53,25% số cổ phiếu còn lại đang nằm trong tay các cổ đông khác, cổ đông nhỏ lẻ. Phần lớn số cổ đông này đã không tham dự đại hội, nên không đủ 65% cổ phần có quyền biểu quyết tham dự.
Cổ đông nhỏ lẻ chiếm cổ phần đa số, thời gian chốt danh sách cổ đông lại quá sớm (từ ngày 20/1) là lý do kỹ thuật khiến các cổ đông này không mặn mà đến tham dự ĐHCĐ của SAM.
Trong 2 tháng kể từ khi chốt danh sách đến khi đại hội, nhiều cổ đông đã bán ra cổ phiếu, mặc dù theo luật, họ vẫn là cổ đông có quyền biểu quyết. Còn người mua cổ phiếu SAM trong thời gian này thì lại không có quyền tham dự đại hội.
Về tâm lý, khi thị trường suy thoái, cổ đông nhỏ không thiết tha tham dự ĐHCĐ vì kết quả đại hội ít ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mà họ đang nắm giữ.
Trong những năm trước, cổ đông nhỏ rất hào hứng tham dự ĐHCĐ bởi thông tin được ban lãnh đạo công ty công bố tại đại hội có ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu trên thị trường ngay sau đó. Đến mức, nếu không tham dự đại hội thì cổ đông có thể bán hớ hoặc mua hớ.
Một lý do khác do chính cổ đông nhỏ than phiền là việc tham dự đại hội chỉ nhằm góp mặt cho vui, còn chuyện lớn nhỏ do cổ đông lớn quyết định hết. Thậm chí ở nhiều ĐHCĐ, cổ đông còn không được chất vấn trực tiếp ban lãnh đạo công ty, mà chỉ được nghe ban lãnh đạo trả lời những câu hỏi đã được lựa chọn như ĐHCĐ của Sacombank, VF1… Đó cũng là lý do làm giảm đi sự nhiệt tình và hào hứng tham dự ĐHCĐ của cổ đông nhỏ.
Ông Lý Kiệt, Chủ tịch HĐQT SAM nhắn nhủ, nếu cổ đông nào không có điều kiện tham dự ĐHCĐ lần 2 thì nên ủy quyền cho người khác tham dự để đại hội lần 2 được tổ chức vào sáng Chủ Nhật (29/3/2009) có đủ 51% số cổ phần có quyền biểu quyết, điều kiện có thể diễn ra theo luật định.
Liệu cổ đông nhỏ có đáp ứng lời kêu gọi của lãnh đạo SAM? Những công ty đại chúng khác nhìn vào SAM có thể biết mình cần phải làm gì để không gặp phải phiền phức này.
Hãy để cổ đông nhỏ thấy được tiếng nói của họ có ý nghĩa với công ty.
(Theo ĐTCK)
No comments:
Post a Comment