Vn-Index đã kết thúc một tuần giao dịch mức tăng 5,83 điểm (tương đương 1,68%) lên 352,07 điểm. Thị trường tiếp tục giằng co mạnh giữa bên bán và bên mua.
VN-Index đã có phiên “một mình” tăng điểm ngoạn mục vào hôm qua (13/11) trong khi thị trường chứng khoán thế giới đều giảm điểm.
Sáng nay (14/11) nhận được tín hiệu tốt từ thị trường chứng khoán Mỹ khi các chỉ số Dow Jones, Nasdaq hay S&P đều có mức tăng trên 5%, ngay phiên khớp lệnh xác định giá mở cửa, Vn-Index đã tăng mạnh 11,51 điểm với giao dịch diễn ra sôi động.
Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, Vn-Index vẫn tiếp tục đi theo xu hướng tăng điểm. Tuy nhiên, đà tăng đã chậm lại so với đợt khớp lệnh lần 1 và kết thúc đợt 2 chỉ số này tăng 6,38 điểm (tương đương 1,84%).
Đà tăng này hầu như được giữ nguyên trong suốt đợt khớp lệnh liên tục, giao dịch vẫn tiếp tục được duy trì ở mức khá.
Chốt phiên, Vn-Index tăng 5,83 điểm (tương đương 1,68%) lên 352,07 điểm. Khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 14,138 triệu đơn vị, tương ứng 447,596 tỷ đồng.
Như vậy, Vn-Index đã kết thúc một tuần giao dịch với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm mạnh. Sau một tuần giao dịch chỉ số này để mất tiếp 13,9 điểm so với phiên giao dịch cuối tuần trước.
Trong tổng số 169 mã niêm yết trên Hose, kết thúc phiên có tròn 100 mã tăng giá, 31 mã đứng giá và 38 mã giảm giá.
Kết thúc phiên DHG dẫn đầu với mức tăng 5.000 đ/CP, 2 mã BMC và SJS (tăng 3.500 đ/CP), FPT (tăng 2.500 đ/CP) và đứng cuối top 5 cổ phiếu tăng giá là mã COM.
Chỉ có PNC có mức tăng kịch trần 5% và kết thúc phiên cũng chỉ có 1 mã giảm hết biên độ cho phép 5% là mã FPC.
Cổ phiếu TCM của CTCP Dệt may Thành Công sau khi công bố việc ký kết dự án lên tới trên 500 tỷ đã tăng trần liên tục trong 3 phiên trở lại đây. Hôm nay TCM cũng có dư mua trần hơn 790.000 cổ phiếu vào cuối phiên, đạt 10.600 đồng/CP.
Trong nhóm giảm giá, IMP dẫn đầu với mức giảm 3.500 đ/CP, các mã tiếp theo là OPC, TMS, BT6 và SHC.
Về giao dịch, STB dẫn đầu với 2,47 triệu đơn vị giao dịch, các mã tiếp theo là SSI (1,41 triệu), PVF, FPT và SAM có giao dịch dưới 1 triệu đơn vị. Cả 5 cổ phiếu này đều tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng nay.
Bên sàn Hà Nội, đóng cửa phiên giao dịch Hastc-Index vẫn duy trì được đà tăng với 2,43 điểm lên 113,07 điểm. Toàn thị trường có 122 mã tăng giá vào cuối phiên, 16 mã giao dịch dưới giá tham chiếu, còn lại đứng giá hoặc không có giao dịch.
Phiên này khối lượng giao dịch giảm so với phiên trước, đạt 7,96 triệu cổ phiếu, tương đương 212,76 tỷ đồng.
Các cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn phiên này là DTC (tăng 3.100 đồng), VSP (tăng 3.000 đồng), SCJ (tăng 2.700 đồng), NBC (tăng 2.600 đồng) và PVS (tăng 2.500 đồng). Trong đó, NBC và DTC tăng trần trong suốt phiên giao dịch. Cổ phiếu NBC của CTCP Than Núi Béo sau một thời gian giảm mạnh do kết quả kinh doanh không được như mong đợi của các nhà đầu tư, trong 2 phiên trở lại đây đã quay đầu tăng mạnh trở lại.
Trong khi đó, các cổ phiếu giảm giá đều là các cổ phiếu nhỏ có giá dưới 20.000 đồng/CP như VBH, PSC, CIC, LBE và cổ phiếu SDY (giảm 500 đồng xuống 24.200 đồng).
Về khối lượng khớp lệnh, cổ phiếu KLS đứng đầu toàn thị trường với 1,4 triệu CP, ACB (1 triệu CP), PVI và BVS cùng giao dịch 415.100 CP, và VCG giao dịch 392.000 CP. Cả 5 cổ phiếu này đều tăng điểm với mức tăng mạnh nhất thuộc về KLS (6,17%).
Thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy khi chưa có các thông tin thực sự "tốt" để kéo toàn bộ thị trường tăng mạnh trong nhiều phiên. Hầu hết các nhà đầu tư tham gia thị trường trong thời điểm này đều mang tâm lý lướt song, bán ra ngay sau khi cổ phiếu về đến tài khoản. Do đó, thị trường tăng nhẹ 2,3 phiên sẽ có phiên điều chỉnh. Một số nhà đầu tư khác vẫn quyết định đứng ngoài thị trường.
Hiện tại, các thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô trong nước đã có những tín hiệu lạc quan. Việc các ngân hàng hạ lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp xuống 14% phần nào giúp các doanh nghiệp có vốn sản xuất kinh doanh với chi phí lãi vay thấp hơn. Trong khi đó xăng dầu trong nước cũng đã giảm xuống còn 14.000 đồng/lít A92 cũng phần nào giảm chi phí.
Phần lớn hiện nay, các nhà đầu tư đang theo dõi các diễn biến trên thị trường chứng khoán Mỹ và thị trường hàng hóa (comodities) thế giới cùng với động thái bán ra của nhà đầu tư nước ngoài. Nếu khủng hoảng Mỹ được khắc phục trong thời gian tới, rất có thể VN-Index sẽ đạt được mốc 450 điểm vào cuối năm.
(Theo CafeF)
VN-Index đã có phiên “một mình” tăng điểm ngoạn mục vào hôm qua (13/11) trong khi thị trường chứng khoán thế giới đều giảm điểm.
Sáng nay (14/11) nhận được tín hiệu tốt từ thị trường chứng khoán Mỹ khi các chỉ số Dow Jones, Nasdaq hay S&P đều có mức tăng trên 5%, ngay phiên khớp lệnh xác định giá mở cửa, Vn-Index đã tăng mạnh 11,51 điểm với giao dịch diễn ra sôi động.
Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, Vn-Index vẫn tiếp tục đi theo xu hướng tăng điểm. Tuy nhiên, đà tăng đã chậm lại so với đợt khớp lệnh lần 1 và kết thúc đợt 2 chỉ số này tăng 6,38 điểm (tương đương 1,84%).
Đà tăng này hầu như được giữ nguyên trong suốt đợt khớp lệnh liên tục, giao dịch vẫn tiếp tục được duy trì ở mức khá.
Chốt phiên, Vn-Index tăng 5,83 điểm (tương đương 1,68%) lên 352,07 điểm. Khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 14,138 triệu đơn vị, tương ứng 447,596 tỷ đồng.
Như vậy, Vn-Index đã kết thúc một tuần giao dịch với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm mạnh. Sau một tuần giao dịch chỉ số này để mất tiếp 13,9 điểm so với phiên giao dịch cuối tuần trước.
Trong tổng số 169 mã niêm yết trên Hose, kết thúc phiên có tròn 100 mã tăng giá, 31 mã đứng giá và 38 mã giảm giá.
Kết thúc phiên DHG dẫn đầu với mức tăng 5.000 đ/CP, 2 mã BMC và SJS (tăng 3.500 đ/CP), FPT (tăng 2.500 đ/CP) và đứng cuối top 5 cổ phiếu tăng giá là mã COM.
Chỉ có PNC có mức tăng kịch trần 5% và kết thúc phiên cũng chỉ có 1 mã giảm hết biên độ cho phép 5% là mã FPC.
Cổ phiếu TCM của CTCP Dệt may Thành Công sau khi công bố việc ký kết dự án lên tới trên 500 tỷ đã tăng trần liên tục trong 3 phiên trở lại đây. Hôm nay TCM cũng có dư mua trần hơn 790.000 cổ phiếu vào cuối phiên, đạt 10.600 đồng/CP.
Trong nhóm giảm giá, IMP dẫn đầu với mức giảm 3.500 đ/CP, các mã tiếp theo là OPC, TMS, BT6 và SHC.
Về giao dịch, STB dẫn đầu với 2,47 triệu đơn vị giao dịch, các mã tiếp theo là SSI (1,41 triệu), PVF, FPT và SAM có giao dịch dưới 1 triệu đơn vị. Cả 5 cổ phiếu này đều tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng nay.
Bên sàn Hà Nội, đóng cửa phiên giao dịch Hastc-Index vẫn duy trì được đà tăng với 2,43 điểm lên 113,07 điểm. Toàn thị trường có 122 mã tăng giá vào cuối phiên, 16 mã giao dịch dưới giá tham chiếu, còn lại đứng giá hoặc không có giao dịch.
Phiên này khối lượng giao dịch giảm so với phiên trước, đạt 7,96 triệu cổ phiếu, tương đương 212,76 tỷ đồng.
Các cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn phiên này là DTC (tăng 3.100 đồng), VSP (tăng 3.000 đồng), SCJ (tăng 2.700 đồng), NBC (tăng 2.600 đồng) và PVS (tăng 2.500 đồng). Trong đó, NBC và DTC tăng trần trong suốt phiên giao dịch. Cổ phiếu NBC của CTCP Than Núi Béo sau một thời gian giảm mạnh do kết quả kinh doanh không được như mong đợi của các nhà đầu tư, trong 2 phiên trở lại đây đã quay đầu tăng mạnh trở lại.
Trong khi đó, các cổ phiếu giảm giá đều là các cổ phiếu nhỏ có giá dưới 20.000 đồng/CP như VBH, PSC, CIC, LBE và cổ phiếu SDY (giảm 500 đồng xuống 24.200 đồng).
Về khối lượng khớp lệnh, cổ phiếu KLS đứng đầu toàn thị trường với 1,4 triệu CP, ACB (1 triệu CP), PVI và BVS cùng giao dịch 415.100 CP, và VCG giao dịch 392.000 CP. Cả 5 cổ phiếu này đều tăng điểm với mức tăng mạnh nhất thuộc về KLS (6,17%).
Thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy khi chưa có các thông tin thực sự "tốt" để kéo toàn bộ thị trường tăng mạnh trong nhiều phiên. Hầu hết các nhà đầu tư tham gia thị trường trong thời điểm này đều mang tâm lý lướt song, bán ra ngay sau khi cổ phiếu về đến tài khoản. Do đó, thị trường tăng nhẹ 2,3 phiên sẽ có phiên điều chỉnh. Một số nhà đầu tư khác vẫn quyết định đứng ngoài thị trường.
Hiện tại, các thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô trong nước đã có những tín hiệu lạc quan. Việc các ngân hàng hạ lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp xuống 14% phần nào giúp các doanh nghiệp có vốn sản xuất kinh doanh với chi phí lãi vay thấp hơn. Trong khi đó xăng dầu trong nước cũng đã giảm xuống còn 14.000 đồng/lít A92 cũng phần nào giảm chi phí.
Phần lớn hiện nay, các nhà đầu tư đang theo dõi các diễn biến trên thị trường chứng khoán Mỹ và thị trường hàng hóa (comodities) thế giới cùng với động thái bán ra của nhà đầu tư nước ngoài. Nếu khủng hoảng Mỹ được khắc phục trong thời gian tới, rất có thể VN-Index sẽ đạt được mốc 450 điểm vào cuối năm.
(Theo CafeF)
No comments:
Post a Comment