VAFI lên tiếng không đồng thuận về việc HĐQT DPM lấy ý kiến các cổ đông để quyết định chi 100 tỷ đồng chuyển cho PVN.
Theo văn bản số 603/HHĐTTC, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) lên tiếng góp ý một số vấn đề liên quan tới việc HĐQT Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí (DPM) lấy ý kiến các cổ đông để quyết định chi 100 tỷ đồng chuyển cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) để làm công tác từ thiện.
Viện dẫn khảo sát ngân sách tài trợ lớn của các doanh nghiệp lớn cho hoạt động từ thiện khoảng 1 triệu đô/năm, VAFI cho biết: có lẽ nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước hay các doanh nghiệp lớn không dành số tiền lớn như vậy để tài trợ trong 1 năm. Nhiều cổ đông DPM cho rằng khoản điều chuyển đột xuất 100 tỷ là quá lớn trong 1 năm - VAFI cho biết.
Khi đề xuất chi 100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, HĐQT DPM căn cứ vào những lý do như : DPM được duy trì chính sách ưu đãi về giá khí nguyên liệu đầu vào của nhà nước trong 3 năm sau cổ phần hoá; DPM được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp một số năm sau khi hoàn thành xây dựng nhà máy Đạm Phú Mỹ. Với những lý do trên, VAFI cho rằng đây không thể coi là những lý do hợp lý đối với toàn bộ cổ đông của DPM.
Ngoài ra, theo Nghị quyết ĐHCĐ của DPM năm 2008 thì trong năm nay sẽ phân chia cổ tức ở mức bằng 70% lợi nhuận sau thuế, với mức phân chia này thì PVN sẽ thu về trên 1000 tỷ đồng cổ tức tiền mặt, chỉ cần dành 10% phần cổ tức này thì sẽ có nhiều khoản tài chính làm từ thiện.
Trên cơ sở nhiều lập luận về tình hình tài chính, chính sách ưu đãi, mối quan hệ của PVN và DPM, đại diện VAFI, ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký đưa ra một số đề nghị về công tác quản trị doanh nghiệp với PVN.
Kiến nghị HĐQT DPM nên xem xét hiệu quả của chức năng kinh doanh nhập khẩu phân bón. (Theo VAFI, BCTC 9 tháng đầu năm cho thấy DPM đạt trên 1400 tỷ LNST, tuy nhiên đã phải trích lập dự phòng phân bón tồn kho lỗ gần 500 tỷ từ việc kinh doanh phân bón nhập khẩu, sang Quí 4/2008, giá phân bón thế giới và trong nước rơi tự do và khoản lỗ từ nhập khẩu phân bón sẽ tăng lên ảnh hưởng tới thu nhập năm 2008).
Ngoài ra, VAFI đề xuất: HĐQT DPM khẩn trương xây dựng qui chế tài chính cho hoạt động từ thiện, phân công cụ thể cán bộ thực hiện chương trình để đảm bảo hoạt động tài trợ là có hiệu quả cao, không tiêu cực.
(Theo CafeF)
Theo văn bản số 603/HHĐTTC, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) lên tiếng góp ý một số vấn đề liên quan tới việc HĐQT Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí (DPM) lấy ý kiến các cổ đông để quyết định chi 100 tỷ đồng chuyển cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) để làm công tác từ thiện.
Viện dẫn khảo sát ngân sách tài trợ lớn của các doanh nghiệp lớn cho hoạt động từ thiện khoảng 1 triệu đô/năm, VAFI cho biết: có lẽ nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước hay các doanh nghiệp lớn không dành số tiền lớn như vậy để tài trợ trong 1 năm. Nhiều cổ đông DPM cho rằng khoản điều chuyển đột xuất 100 tỷ là quá lớn trong 1 năm - VAFI cho biết.
Khi đề xuất chi 100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, HĐQT DPM căn cứ vào những lý do như : DPM được duy trì chính sách ưu đãi về giá khí nguyên liệu đầu vào của nhà nước trong 3 năm sau cổ phần hoá; DPM được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp một số năm sau khi hoàn thành xây dựng nhà máy Đạm Phú Mỹ. Với những lý do trên, VAFI cho rằng đây không thể coi là những lý do hợp lý đối với toàn bộ cổ đông của DPM.
Ngoài ra, theo Nghị quyết ĐHCĐ của DPM năm 2008 thì trong năm nay sẽ phân chia cổ tức ở mức bằng 70% lợi nhuận sau thuế, với mức phân chia này thì PVN sẽ thu về trên 1000 tỷ đồng cổ tức tiền mặt, chỉ cần dành 10% phần cổ tức này thì sẽ có nhiều khoản tài chính làm từ thiện.
Trên cơ sở nhiều lập luận về tình hình tài chính, chính sách ưu đãi, mối quan hệ của PVN và DPM, đại diện VAFI, ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký đưa ra một số đề nghị về công tác quản trị doanh nghiệp với PVN.
Kiến nghị HĐQT DPM nên xem xét hiệu quả của chức năng kinh doanh nhập khẩu phân bón. (Theo VAFI, BCTC 9 tháng đầu năm cho thấy DPM đạt trên 1400 tỷ LNST, tuy nhiên đã phải trích lập dự phòng phân bón tồn kho lỗ gần 500 tỷ từ việc kinh doanh phân bón nhập khẩu, sang Quí 4/2008, giá phân bón thế giới và trong nước rơi tự do và khoản lỗ từ nhập khẩu phân bón sẽ tăng lên ảnh hưởng tới thu nhập năm 2008).
Ngoài ra, VAFI đề xuất: HĐQT DPM khẩn trương xây dựng qui chế tài chính cho hoạt động từ thiện, phân công cụ thể cán bộ thực hiện chương trình để đảm bảo hoạt động tài trợ là có hiệu quả cao, không tiêu cực.
(Theo CafeF)
No comments:
Post a Comment