Gia nhập thị trường chứng khoán ngoại thời điểm này các doanh nghiệp (DN) trong nước sẽ phải chấp nhận khó khăn do sức cầu giảm sút, giá cổ phiếu đi xuống, huy động vốn kém hơn. Tuy nhiên, nếu dũng cảm đi ra, đây lại là thời điểm dễ khai thông thị trường quốc tế với DN nội, tạo hình ảnh để thế giới biết tới DN nhiều hơn.
Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước nhận định như vậy.
Cũng theo ông Bằng, tham gia niêm yết ở thị trường nước ngoài, DN không chỉ nâng cao được vị thế mà còn giúp DN “phá băng” khi thị trường trong nước đang gặp khó khăn.
Song theo chia sẻ từ phía các DN, quan ngại lớn nhất chính là những rắc rối từ thủ tục khiến việc IPO trên sàn ngoại thời gian qua chưa thể khai thông. Chưa kể, quy mô DN trong nước còn khá nhỏ, chỉ có thể đáp ứng những sàn “vừa phải” như Singapore.
- Thưa ông, niêm yết tại sàn ngoại trong thời điểm này các DN sẽ phải đối mặt với những khó khăn gì?
- Khó khăn lớn nhất là sức cầu của thị trường các nước đang giảm, giá cổ phiếu đi xuống. Tất nhiên DN phải chấp nhận thời điểm này IPO huy động vốn không thể tốt bằng trước đây.
Nhưng như tôi đã nói, IPO thành công sẽ đảm bảo cho việc xây dựng niềm tin, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hơn nữa, thông qua hoạt động phát hành, niêm yết nước ngoài cũng tăng cường đáng kể tính công khai minh bạch, trình độ quản lý công ty, tiêu chuẩn kế toán của DN. Vấn đề lớn nhất là công tác chuẩn bị, làm tốt các công tác công bố thông tin, DN sẽ có vị thế tốt để ra sàn ngoại.
- Tính tới thời điểm này, chưa có DN Việt Nam nào chính thức gia nhập TTCK nước ngoài. Từ góc độ nhà quản lý, theo ông các DN nội chịu các rào cản nào khi ra nhập sàn ngoại?
- Có ba rào cản chính với DN muốn xuất ngoại hiện nay.
Thứ nhất là sự khác nhau về chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), mà khác biệt lớn nhất là IAS giá trị tài sản được ghi nhận theo giá thị trường, còn VAS giá trị tài sản theo nguyên tắc giá gốc. Dẫn tới các DN trong nước, đặc biệt là DN quốc doanh thường bị định giá thấp hơn giá thị trường khi tiến hành cổ phần hoá (liên quan tới sở hữu đất tập thể, đất nhà nước…)
Để có chuẩn mực kế toán phù hợp với quốc tế phải xây dựng từ từ. Nhưng nếu có ý định niêm yết, tốt nhất DN nên lựa chọn tổ chức kiểm toán và tư vấn chuyên nghiệp.
Thứ hai, không nhiều DN nội đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về vốn và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh (chẳng hạn quy định phải có lợi nhuận trước thuế tích luỹ trong 3 năm liên tiếp là 7,5 triệu USD khi niêm yết trên TTCK Singapore). Chưa kể còn khó khăn trong quy định quản trị công ty, gồm cả kiểm soát nội bộ.
Khó khăn nữa là thiếu một khung pháp lý. Chúng ta gần như vẫn chưa có văn bản pháp lý và tiêu chuẩn niêm yết nước ngoài, chính sách kiểm soát ngoại hối, chuyển ngoại tệ - cổ tức khi phát hành cổ phiếu hoặc chi trả cổ tức, quy định về tỷ lệ nắm giữ của NĐT nước ngoài.
Để giải quyết những khó khăn này, Bộ Tài chính và UBCKNN đang tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chào bán và niêm yết tại thị trường nước ngoài. Trước mắt, chúng tôi cũng đã hoàn thiện thông tư hướng dẫn hoạt động này.
Sẽ không có ưu đãi riêng
- Trước đây, khi TTCK trong nước bắt đầu, Chính phủ đã có chính sách ưu đãi miễn thuế trong 2 năm với các DN lần đầu niêm yết. Với những DN Việt lần đầu mang chuông sang xứ người, theo ông có nên khuyến khích bằng ưu đãi tương tự?
- Miễn thuế hay không sẽ do Bộ Tài chính quyết định. Nhưng theo tôi, những năm đầu chúng ta có chính sách ưu đãi do quy mô thị trường nhỏ, mới ở dạng sơ khai, tính thanh khoản thấp. Qua giai đoạn đầu này, chúng ta cũng đã bỏ ưu đãi về thuế.
Theo ý kiến riêng của tôi, không nên có ưu đãi thuế riêng với DN niêm yết nước ngoài, bởi điều này sẽ tạo nên sự phân biệt không cần thiết với thị trường trong và ngoài nước. Chưa kể, những DN có khả năng xuất ngoại đều có tiềm lực tương đối vững.
- Số liệu kiểm toán và định giá cổ phiếu khác nhau giữa thị trường trong và ngoài nước (như TTCK Singapore) khiến nhiều DN rất bối rối. Ông có thể giải thích rõ hơn về điều này?
- Đúng là như thế. Chẳng hạn, mệnh giá chung một cổ phiếu phát hành trong nước là 10.000 đồng, phát hành 100 tỷ vốn điều lệ sẽ tương ứng với 1 triệu cổ phiếu. Nhưng ở TTCK Singapore, giá cổ phiếu được định tùy từng đối tượng nhà đầu tư, chẳng hạn với NĐT nhỏ lẻ một cổ phiếu chỉ có giá 0,3 USD hoặc 0,5 USD, sự chênh lệch mệnh giá khiến khối lượng cổ phiếu phát hành cũng khác nhau.
Tuy nhiên các DN không nên quá lo lắng vì mệnh giá ở nước ngoài không quá quan trọng, quan trọng là giá trị giao dịch sau này. Ngoài ra, DN cần tính tới phát hành với số lượng bao nhiêu để vẫn đảm bảo tỷ lệ sở hữu tính trên tổng số lượng phát hành.
DN có thể niêm yết trên cả hai sàn. Chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu thêm để tạo điều kiện thông thoáng cho DN.
- Xin cảm ơn ông!
(Theo VTC News)
Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước nhận định như vậy.
Cũng theo ông Bằng, tham gia niêm yết ở thị trường nước ngoài, DN không chỉ nâng cao được vị thế mà còn giúp DN “phá băng” khi thị trường trong nước đang gặp khó khăn.
Song theo chia sẻ từ phía các DN, quan ngại lớn nhất chính là những rắc rối từ thủ tục khiến việc IPO trên sàn ngoại thời gian qua chưa thể khai thông. Chưa kể, quy mô DN trong nước còn khá nhỏ, chỉ có thể đáp ứng những sàn “vừa phải” như Singapore.
- Thưa ông, niêm yết tại sàn ngoại trong thời điểm này các DN sẽ phải đối mặt với những khó khăn gì?
- Khó khăn lớn nhất là sức cầu của thị trường các nước đang giảm, giá cổ phiếu đi xuống. Tất nhiên DN phải chấp nhận thời điểm này IPO huy động vốn không thể tốt bằng trước đây.
Nhưng như tôi đã nói, IPO thành công sẽ đảm bảo cho việc xây dựng niềm tin, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hơn nữa, thông qua hoạt động phát hành, niêm yết nước ngoài cũng tăng cường đáng kể tính công khai minh bạch, trình độ quản lý công ty, tiêu chuẩn kế toán của DN. Vấn đề lớn nhất là công tác chuẩn bị, làm tốt các công tác công bố thông tin, DN sẽ có vị thế tốt để ra sàn ngoại.
- Tính tới thời điểm này, chưa có DN Việt Nam nào chính thức gia nhập TTCK nước ngoài. Từ góc độ nhà quản lý, theo ông các DN nội chịu các rào cản nào khi ra nhập sàn ngoại?
- Có ba rào cản chính với DN muốn xuất ngoại hiện nay.
Thứ nhất là sự khác nhau về chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), mà khác biệt lớn nhất là IAS giá trị tài sản được ghi nhận theo giá thị trường, còn VAS giá trị tài sản theo nguyên tắc giá gốc. Dẫn tới các DN trong nước, đặc biệt là DN quốc doanh thường bị định giá thấp hơn giá thị trường khi tiến hành cổ phần hoá (liên quan tới sở hữu đất tập thể, đất nhà nước…)
Để có chuẩn mực kế toán phù hợp với quốc tế phải xây dựng từ từ. Nhưng nếu có ý định niêm yết, tốt nhất DN nên lựa chọn tổ chức kiểm toán và tư vấn chuyên nghiệp.
Thứ hai, không nhiều DN nội đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về vốn và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh (chẳng hạn quy định phải có lợi nhuận trước thuế tích luỹ trong 3 năm liên tiếp là 7,5 triệu USD khi niêm yết trên TTCK Singapore). Chưa kể còn khó khăn trong quy định quản trị công ty, gồm cả kiểm soát nội bộ.
Khó khăn nữa là thiếu một khung pháp lý. Chúng ta gần như vẫn chưa có văn bản pháp lý và tiêu chuẩn niêm yết nước ngoài, chính sách kiểm soát ngoại hối, chuyển ngoại tệ - cổ tức khi phát hành cổ phiếu hoặc chi trả cổ tức, quy định về tỷ lệ nắm giữ của NĐT nước ngoài.
Để giải quyết những khó khăn này, Bộ Tài chính và UBCKNN đang tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chào bán và niêm yết tại thị trường nước ngoài. Trước mắt, chúng tôi cũng đã hoàn thiện thông tư hướng dẫn hoạt động này.
Sẽ không có ưu đãi riêng
- Trước đây, khi TTCK trong nước bắt đầu, Chính phủ đã có chính sách ưu đãi miễn thuế trong 2 năm với các DN lần đầu niêm yết. Với những DN Việt lần đầu mang chuông sang xứ người, theo ông có nên khuyến khích bằng ưu đãi tương tự?
- Miễn thuế hay không sẽ do Bộ Tài chính quyết định. Nhưng theo tôi, những năm đầu chúng ta có chính sách ưu đãi do quy mô thị trường nhỏ, mới ở dạng sơ khai, tính thanh khoản thấp. Qua giai đoạn đầu này, chúng ta cũng đã bỏ ưu đãi về thuế.
Theo ý kiến riêng của tôi, không nên có ưu đãi thuế riêng với DN niêm yết nước ngoài, bởi điều này sẽ tạo nên sự phân biệt không cần thiết với thị trường trong và ngoài nước. Chưa kể, những DN có khả năng xuất ngoại đều có tiềm lực tương đối vững.
- Số liệu kiểm toán và định giá cổ phiếu khác nhau giữa thị trường trong và ngoài nước (như TTCK Singapore) khiến nhiều DN rất bối rối. Ông có thể giải thích rõ hơn về điều này?
- Đúng là như thế. Chẳng hạn, mệnh giá chung một cổ phiếu phát hành trong nước là 10.000 đồng, phát hành 100 tỷ vốn điều lệ sẽ tương ứng với 1 triệu cổ phiếu. Nhưng ở TTCK Singapore, giá cổ phiếu được định tùy từng đối tượng nhà đầu tư, chẳng hạn với NĐT nhỏ lẻ một cổ phiếu chỉ có giá 0,3 USD hoặc 0,5 USD, sự chênh lệch mệnh giá khiến khối lượng cổ phiếu phát hành cũng khác nhau.
Tuy nhiên các DN không nên quá lo lắng vì mệnh giá ở nước ngoài không quá quan trọng, quan trọng là giá trị giao dịch sau này. Ngoài ra, DN cần tính tới phát hành với số lượng bao nhiêu để vẫn đảm bảo tỷ lệ sở hữu tính trên tổng số lượng phát hành.
DN có thể niêm yết trên cả hai sàn. Chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu thêm để tạo điều kiện thông thoáng cho DN.
- Xin cảm ơn ông!
(Theo VTC News)
No comments:
Post a Comment