Cuối tháng 10/2008, Đại hội cổ đông bất thường Công ty Cổ phần Đầu tư khoan dầu khí Việt Nam (PVD Invest) đã mời Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) tham gia góp vốn đầu tư dự án mua giàn khoan đang đóng mới PVDrilling III và sáp nhập PVD Invest vào Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVDrilling - PVD).
Ai hưởng lợi và bị thiệt trong thương vụ đầu tư và sáp nhập này?
Diễn biến sự việc
Công ty PVD Invest được thành lập từ tháng 4/2007 với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng bởi cổ đông sáng lập là PVDrilling (nắm giữ 51% vốn điều lệ) cùng hai cổ đông sáng lập khác là Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Bản Việt (góp 3% vốn điều lệ) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI góp 6% vốn điều lệ).
Những cổ đông là cán bộ công nhân viên trong ngành dầu khí gồm: cán bộ công nhân viên của PV Drilling sở hữu 18%, cán bộ công nhân viên Vietsovpetro nắm 7%, cán bộ công nhân viên của PVEP sở hữu 1%, cán bộ công nhân viên của PIDC nắm giữ 1% và cổ đông khác nắm giữ 13% vốn điều lệ.
Tính đến 28/5/2008 đã có hơn 5.700 cá nhân hoàn thành việc nộp tiền góp vốn vào PVD Invest. PVD Invest hoạt động trong các lĩnh vực: cho thuê giàn khoan và các thiết bị, máy móc ngành dầu khí, hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên, tư vấn đầu tư.
Công ty PVD Invest hiện nay sở hữu hai giàn khoan tự nâng đa năng PV Drilling II (tiền đóng giàn 191 triệu USD) và giàn PV Drilling III, đang được thi công đóng mới tại xưởng đóng giàn của nhà thầu Keppel Fels, Singapore, có thể hoạt động tại vùng biển sâu đến 375ft (114m) và 350ft (106m) và khoan tới độ sâu khoảng 9.000m.
Tiến độ giao giàn PV Drilling II và PV Drilling III để đưa vào khai thác là tháng 10/2009 và tháng 12/2009. Hiện PVDrilling chỉ còn sở hữu một giàn khoan là PV Drilling I.
Ba giàn khoan này sẽ chiếm 30% thị phần thị trường dịch vụ khoan biển tại Việt Nam.
Tổng mức đầu tư của dự án đóng mới giàn khoan tự nâng đa năng 350ft PV Drilling III là 230 triệu USD, tương đương 3.680 tỷ đồng, trong đó vốn cố định sẽ được huy động từ 2 nguồn: vốn chủ sở hữu của PVD Invest 1.000 tỷ đồng (PVD chiếm 51% là 510 tỷ đồng), phần vốn còn lại (khoảng 70%) sẽ được huy động thông qua vay thương mại từ các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, do khủng hoảng tài chính thế giới nên điều kiện vay đối với giàn khoan PV Drilling III khó khăn hơn rất nhiều, nhất là các ngân hàng còn yêu cầu phải được Petro Vietnam bảo lãnh khoản vay 150 triệu USD của dự án.
Do đó, Đại hội cổ đông bất thường PVD Invest đã quyết nghị mời Petro Vietnam góp vốn đầu tư mua giàn PV Drilling III với tổng số vốn góp không quá 733 tỷ đồng, hình thức góp vốn là hợp đồng góp vốn.
Nếu được Petro Vietnam đứng ra bảo lãnh, dự án sẽ được thực hiện đúng tiến độ, giàn khoan PV Drilling III sẽ được đưa vào khai thác trong tháng 12/2009 và sẽ mang lại khoản lợi nhuận lớn cho PVD Invest trong năm 2010.
Ai lợi, ai thiệt?
Đại hội cổ đông bất thường của PVD Invest cũng thông qua việc sáp nhập PVD Invest vào Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD-HOSE), thông qua tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu PVD Invest lấy cổ phiếu PVD trong khoảng từ 4,5 đến 5,5:1 (từ 4,5 đến 5,5 cổ phiếu PVD Invest sẽ được đổi 1 cổ phiếu PVD).
Và tỷ lệ chuyển đổi góp vốn đầu tư giàn khoan đang đóng mới PV Drilling III lấy cổ phiếu PVD trong khoảng từ 45.000-55.000 đồng, nghĩa là từ 45.000 đến 55.000 đồng góp vốn sẽ đổi được 1 cổ phiếu PVD.
Với hai tỷ lệ chuyển đổi này, các cổ đông của PVD Invest sẽ thắng lợi “kép”: sau khi chuyển đổi xong, những người đang sở hữu cổ phiếu PVD Invest và đã góp vốn đầu tư mua giàn khoan III sẽ thu được khoản tiền gấp đôi vốn đầu tư ban đầu vào PVD Invest chỉ sau hơn 1 năm do giá giao dịch cổ phiếu PVD hiện nay đang ở mức trên dưới 80.000 đồng/cổ phiếu và được dự báo là sẽ tăng vào cuối năm 2009 và năm 2010 sau khi cả hai giàn khoan mới đi vào hoạt động.
Đối với cổ đông của PVDrilling, trước mắt họ có thể sẽ bị thiệt do cổ phiếu PVD sẽ bị “pha loãng” sau khi sáp nhập và được phép niêm yết bổ sung.
Tỷ lệ pha loãng khá cao do tổng số cổ phiếu PVD hiện đang niêm yết là hơn 132 triệu cổ phiếu, sau khi sáp nhập sẽ có thêm ít nhất 20 triệu cổ phiếu PVD, chưa kể 733 tỷ đồng của PV Drilling góp vốn mua giàn khoan cũng sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu PVD.
Tuy nhiên, về lâu dài, theo nhận định của giới phân tích, các cổ đông của hai công ty có thể đều được hưởng lợi từ những cơ hội sau: giải quyết được các rủi ro về thiếu hụt nguồn vốn tín dụng đầu tư, sau khi sáp nhập tiềm lực tài chính mạnh gần gấp đôi sẽ mang lại cơ hội vay vốn với các điều khoản vay tốt hơn hiện nay.
Việc sáp nhập sẽ tiết kiệm rất lớn chi phí quản lý và nhân sự vận hành giàn khoan, chi phí quản lý hành chính và quỹ lương. Việc sáp nhập cũng sẽ tạo “sức mạnh” hơn trong việc đề nghị Petro Vietnam bảo lãnh cho những khoản vay đầu tư quy mô lớn.
(Theo VnEconomy)
Ai hưởng lợi và bị thiệt trong thương vụ đầu tư và sáp nhập này?
Diễn biến sự việc
Công ty PVD Invest được thành lập từ tháng 4/2007 với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng bởi cổ đông sáng lập là PVDrilling (nắm giữ 51% vốn điều lệ) cùng hai cổ đông sáng lập khác là Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Bản Việt (góp 3% vốn điều lệ) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI góp 6% vốn điều lệ).
Những cổ đông là cán bộ công nhân viên trong ngành dầu khí gồm: cán bộ công nhân viên của PV Drilling sở hữu 18%, cán bộ công nhân viên Vietsovpetro nắm 7%, cán bộ công nhân viên của PVEP sở hữu 1%, cán bộ công nhân viên của PIDC nắm giữ 1% và cổ đông khác nắm giữ 13% vốn điều lệ.
Tính đến 28/5/2008 đã có hơn 5.700 cá nhân hoàn thành việc nộp tiền góp vốn vào PVD Invest. PVD Invest hoạt động trong các lĩnh vực: cho thuê giàn khoan và các thiết bị, máy móc ngành dầu khí, hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên, tư vấn đầu tư.
Công ty PVD Invest hiện nay sở hữu hai giàn khoan tự nâng đa năng PV Drilling II (tiền đóng giàn 191 triệu USD) và giàn PV Drilling III, đang được thi công đóng mới tại xưởng đóng giàn của nhà thầu Keppel Fels, Singapore, có thể hoạt động tại vùng biển sâu đến 375ft (114m) và 350ft (106m) và khoan tới độ sâu khoảng 9.000m.
Tiến độ giao giàn PV Drilling II và PV Drilling III để đưa vào khai thác là tháng 10/2009 và tháng 12/2009. Hiện PVDrilling chỉ còn sở hữu một giàn khoan là PV Drilling I.
Ba giàn khoan này sẽ chiếm 30% thị phần thị trường dịch vụ khoan biển tại Việt Nam.
Tổng mức đầu tư của dự án đóng mới giàn khoan tự nâng đa năng 350ft PV Drilling III là 230 triệu USD, tương đương 3.680 tỷ đồng, trong đó vốn cố định sẽ được huy động từ 2 nguồn: vốn chủ sở hữu của PVD Invest 1.000 tỷ đồng (PVD chiếm 51% là 510 tỷ đồng), phần vốn còn lại (khoảng 70%) sẽ được huy động thông qua vay thương mại từ các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, do khủng hoảng tài chính thế giới nên điều kiện vay đối với giàn khoan PV Drilling III khó khăn hơn rất nhiều, nhất là các ngân hàng còn yêu cầu phải được Petro Vietnam bảo lãnh khoản vay 150 triệu USD của dự án.
Do đó, Đại hội cổ đông bất thường PVD Invest đã quyết nghị mời Petro Vietnam góp vốn đầu tư mua giàn PV Drilling III với tổng số vốn góp không quá 733 tỷ đồng, hình thức góp vốn là hợp đồng góp vốn.
Nếu được Petro Vietnam đứng ra bảo lãnh, dự án sẽ được thực hiện đúng tiến độ, giàn khoan PV Drilling III sẽ được đưa vào khai thác trong tháng 12/2009 và sẽ mang lại khoản lợi nhuận lớn cho PVD Invest trong năm 2010.
Ai lợi, ai thiệt?
Đại hội cổ đông bất thường của PVD Invest cũng thông qua việc sáp nhập PVD Invest vào Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD-HOSE), thông qua tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu PVD Invest lấy cổ phiếu PVD trong khoảng từ 4,5 đến 5,5:1 (từ 4,5 đến 5,5 cổ phiếu PVD Invest sẽ được đổi 1 cổ phiếu PVD).
Và tỷ lệ chuyển đổi góp vốn đầu tư giàn khoan đang đóng mới PV Drilling III lấy cổ phiếu PVD trong khoảng từ 45.000-55.000 đồng, nghĩa là từ 45.000 đến 55.000 đồng góp vốn sẽ đổi được 1 cổ phiếu PVD.
Với hai tỷ lệ chuyển đổi này, các cổ đông của PVD Invest sẽ thắng lợi “kép”: sau khi chuyển đổi xong, những người đang sở hữu cổ phiếu PVD Invest và đã góp vốn đầu tư mua giàn khoan III sẽ thu được khoản tiền gấp đôi vốn đầu tư ban đầu vào PVD Invest chỉ sau hơn 1 năm do giá giao dịch cổ phiếu PVD hiện nay đang ở mức trên dưới 80.000 đồng/cổ phiếu và được dự báo là sẽ tăng vào cuối năm 2009 và năm 2010 sau khi cả hai giàn khoan mới đi vào hoạt động.
Đối với cổ đông của PVDrilling, trước mắt họ có thể sẽ bị thiệt do cổ phiếu PVD sẽ bị “pha loãng” sau khi sáp nhập và được phép niêm yết bổ sung.
Tỷ lệ pha loãng khá cao do tổng số cổ phiếu PVD hiện đang niêm yết là hơn 132 triệu cổ phiếu, sau khi sáp nhập sẽ có thêm ít nhất 20 triệu cổ phiếu PVD, chưa kể 733 tỷ đồng của PV Drilling góp vốn mua giàn khoan cũng sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu PVD.
Tuy nhiên, về lâu dài, theo nhận định của giới phân tích, các cổ đông của hai công ty có thể đều được hưởng lợi từ những cơ hội sau: giải quyết được các rủi ro về thiếu hụt nguồn vốn tín dụng đầu tư, sau khi sáp nhập tiềm lực tài chính mạnh gần gấp đôi sẽ mang lại cơ hội vay vốn với các điều khoản vay tốt hơn hiện nay.
Việc sáp nhập sẽ tiết kiệm rất lớn chi phí quản lý và nhân sự vận hành giàn khoan, chi phí quản lý hành chính và quỹ lương. Việc sáp nhập cũng sẽ tạo “sức mạnh” hơn trong việc đề nghị Petro Vietnam bảo lãnh cho những khoản vay đầu tư quy mô lớn.
(Theo VnEconomy)
No comments:
Post a Comment