Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát và SCIC cùng phối hợp bảo vệ phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do SCIC quản lý. Một quy chế phối hợp với các lực lượng an ninh nhằm bảo vệ phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do SCIC quản lý đã được ký kết.
Ngày 14/11, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã ký kết và thống nhất quy chế phối hợp nói trên với Tổng cục An ninh và Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an).
Mục đích của quy chế là nhằm tăng cường phối hợp trong công tác bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.
Cụ thể, nội dung chính của quy chế quy định sự phối hợp hoạt động giữa Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát và SCIC trên 3 khía cạnh chính: phòng ngừa, phát hiện và xử lý các sai phạm và hành vi vi phạm pháp luật có thể dẫn đến thất thoát tài sản nhà nước, đặc biệt là phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được giao cho SCIC quản lý.
Theo quy chế, SCIC sẽ chủ động, thường xuyên cung cấp cho Tổng cục An ninh và Tổng cục Cảnh sát các thông tin liên quan tới việc kiểm soát, quản lý rủi ro, phòng ngừa các sai phạm, vi phạm pháp luật, hành vi xâm phạm an ninh quốc gia.
Tổng cục An ninh và Tổng cục Cảnh sát sẽ hướng dẫn, giúp đỡ SCIC và các đơn vị thành viên triển khai thực hiện các phương án bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, phòng ngừa, phát hiện tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.
Theo Tổng giám đốc SCIC Trần Văn Tá, với số lượng các doanh nghiệp có vốn do SCIC quản lý lên tới gần 850 doanh nghiệp, lại phân tán trên khắp địa bàn cả nước, từ các thành phố đến các địa bàn huyện, xã miền núi xa xôi nên rất cần sự hỗ trợ thông tin cũng như những hướng dẫn nghiệp vụ từ hai đầu mối nói trên.
Cũng theo ông Tá, “đa số các doanh nghiệp quy mô nhỏ, trình độ quản trị doanh nghiệp chưa cao, thậm chí không ít doanh nghiệp còn nhiều tồn tại về tài chính chưa được xử lý dứt điểm trước khi chuyển giao về SCIC, nội bộ lãnh đạo doanh nghiệp cũng có không ít vấn đề phức tạp. Chính vì vậy, sự phối hợp với các cơ quan công an nhằm phòng ngừa không để các sai phạm xảy ra là hết sức cần thiết”.
(Theo VnEconomy)
Ngày 14/11, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã ký kết và thống nhất quy chế phối hợp nói trên với Tổng cục An ninh và Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an).
Mục đích của quy chế là nhằm tăng cường phối hợp trong công tác bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.
Cụ thể, nội dung chính của quy chế quy định sự phối hợp hoạt động giữa Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát và SCIC trên 3 khía cạnh chính: phòng ngừa, phát hiện và xử lý các sai phạm và hành vi vi phạm pháp luật có thể dẫn đến thất thoát tài sản nhà nước, đặc biệt là phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được giao cho SCIC quản lý.
Theo quy chế, SCIC sẽ chủ động, thường xuyên cung cấp cho Tổng cục An ninh và Tổng cục Cảnh sát các thông tin liên quan tới việc kiểm soát, quản lý rủi ro, phòng ngừa các sai phạm, vi phạm pháp luật, hành vi xâm phạm an ninh quốc gia.
Tổng cục An ninh và Tổng cục Cảnh sát sẽ hướng dẫn, giúp đỡ SCIC và các đơn vị thành viên triển khai thực hiện các phương án bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, phòng ngừa, phát hiện tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.
Theo Tổng giám đốc SCIC Trần Văn Tá, với số lượng các doanh nghiệp có vốn do SCIC quản lý lên tới gần 850 doanh nghiệp, lại phân tán trên khắp địa bàn cả nước, từ các thành phố đến các địa bàn huyện, xã miền núi xa xôi nên rất cần sự hỗ trợ thông tin cũng như những hướng dẫn nghiệp vụ từ hai đầu mối nói trên.
Cũng theo ông Tá, “đa số các doanh nghiệp quy mô nhỏ, trình độ quản trị doanh nghiệp chưa cao, thậm chí không ít doanh nghiệp còn nhiều tồn tại về tài chính chưa được xử lý dứt điểm trước khi chuyển giao về SCIC, nội bộ lãnh đạo doanh nghiệp cũng có không ít vấn đề phức tạp. Chính vì vậy, sự phối hợp với các cơ quan công an nhằm phòng ngừa không để các sai phạm xảy ra là hết sức cần thiết”.
(Theo VnEconomy)
No comments:
Post a Comment