Hoảng loạn tiếp tục là hình ảnh tiêu biểu cho chứng khoán Mỹ phiên giao dịch 12/11. Các chỉ số chính sụt giảm do phát biểu mới của Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng như dự đoán suy thoái kinh tế sẽ còn trầm trọng và kéo dài.
Chỉ số công nghiêp Dow Jones hạ 4,73%, đóng cửa tại 8.282,66 điểm, nâng số điểm sụt giảm lên 7% sau ba ngày. Chỉ số Nasdaq của các tập đoàn công nghệ rơi 5,17%, xuống mức 1.499,21 điểm, thấp nhất kể từ năm 2003. Chỉ số Standard & Poor 500 sụt 5,19%, hiện chỉ còn 852,3 điểm.
Đáng chú ý, chứng khoán của 29 trên 30 tập đoàn là thành phần của chỉ số Dow Jones đều đi xuống. Công ty duy nhất tăng điểm là General Motor, tuy nhiên đây được cho là xu hướng hồi phục thường thấy sau chuỗi nhiều phiên giảm liên tiếp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ông Henry Paulson cho biết Chính phủ sẽ không dùng 700 tỷ đôla để mua các tài sản thanh khoản kém từ các ngân hàng như kế hoạch ban đầu. Theo ông Paulson, việc mua lại nợ xấu tốn quá nhiều thời gian triển khai. Vì vậy phương án đổ tiền trực tiếp vào các định chế tài chính, vốn nhanh và hiệu quả hơn, có thể được áp dụng nhằm khôi phục sự tự tin cũng như kích thích hoạt động cho vay của thị trường tài chính.
Bên cạnh đó, phương án giải cứu cũng được mở rộng. Cụ thể các hãng tài chính không phải là ngân hàng nhưng cung cấp tín dụng cho tiêu dùng, chẳng hạn như thẻ tín dụng hoặc cho vay để mua xe hơi, cũng sẽ nhận được hỗ trợ của Chính phủ.
Theo ông Dave Rovelli, Giám đốc Giao dịch Chứng khoán tại Canaccord Adams, thay đổi và sự thiếu quyết đoán của các nhà lập pháp là điều tồi tệ với phố Wall. Tuyên bố của ông Paulson đã tạo ra tâm lý tiêu cực cho giới đầu tư, từ đó đẩy phố Wall xuống thấp hơn.
Ông Hugh Johnson, chiến lược gia của ThomasLloyd Global Asset Management tại New York, nhận định chính lo ngại về triển vọng dài hạn của kinh tế Mỹ khiến phố Wall giảm sâu. Trước các thống kế kinh tế mới công bố, giới phân tích cho rằng, nền kinh tế số một thế giới sẽ còn suy thoái nặng nề và kéo dài hơn dự đoán.
Thị trường cổ phiếu châu Âu hôm qua cũng bị cuốn theo làn sóng bán tháo của các nhà đầu tư tại châu Á và phố Wall. Chỉ số FTSE 100 của Anh bị trừ 1,52%. Chỉ số DAX của Đức thấp hơn phiên trước 2,96%. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 3,07%.
Tại châu Á, ngoại trừ mức tăng 0,84% ghi nhận trên chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc, các thị trường lớn đều trượt dốc. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm 1,29%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong xuống 0,73%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc xuống 0,43%.
Xu hướng cung lớn hơn cầu vẫn tiếp diễn tại thị trường châu Á. Tính tới 9h50 sáng nay 13/11, chỉ số Nikkei 225 giảm 4,96%. Chỉ số Hang Seng mất 5,97%. Chỉ số Shanghai Composite trượt dốc 0,82%. Chỉ số KOSPI giảm sâu 5,21%.
(Theo CNN & Reuters)
Chỉ số công nghiêp Dow Jones hạ 4,73%, đóng cửa tại 8.282,66 điểm, nâng số điểm sụt giảm lên 7% sau ba ngày. Chỉ số Nasdaq của các tập đoàn công nghệ rơi 5,17%, xuống mức 1.499,21 điểm, thấp nhất kể từ năm 2003. Chỉ số Standard & Poor 500 sụt 5,19%, hiện chỉ còn 852,3 điểm.
Đáng chú ý, chứng khoán của 29 trên 30 tập đoàn là thành phần của chỉ số Dow Jones đều đi xuống. Công ty duy nhất tăng điểm là General Motor, tuy nhiên đây được cho là xu hướng hồi phục thường thấy sau chuỗi nhiều phiên giảm liên tiếp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ông Henry Paulson cho biết Chính phủ sẽ không dùng 700 tỷ đôla để mua các tài sản thanh khoản kém từ các ngân hàng như kế hoạch ban đầu. Theo ông Paulson, việc mua lại nợ xấu tốn quá nhiều thời gian triển khai. Vì vậy phương án đổ tiền trực tiếp vào các định chế tài chính, vốn nhanh và hiệu quả hơn, có thể được áp dụng nhằm khôi phục sự tự tin cũng như kích thích hoạt động cho vay của thị trường tài chính.
Bên cạnh đó, phương án giải cứu cũng được mở rộng. Cụ thể các hãng tài chính không phải là ngân hàng nhưng cung cấp tín dụng cho tiêu dùng, chẳng hạn như thẻ tín dụng hoặc cho vay để mua xe hơi, cũng sẽ nhận được hỗ trợ của Chính phủ.
Theo ông Dave Rovelli, Giám đốc Giao dịch Chứng khoán tại Canaccord Adams, thay đổi và sự thiếu quyết đoán của các nhà lập pháp là điều tồi tệ với phố Wall. Tuyên bố của ông Paulson đã tạo ra tâm lý tiêu cực cho giới đầu tư, từ đó đẩy phố Wall xuống thấp hơn.
Ông Hugh Johnson, chiến lược gia của ThomasLloyd Global Asset Management tại New York, nhận định chính lo ngại về triển vọng dài hạn của kinh tế Mỹ khiến phố Wall giảm sâu. Trước các thống kế kinh tế mới công bố, giới phân tích cho rằng, nền kinh tế số một thế giới sẽ còn suy thoái nặng nề và kéo dài hơn dự đoán.
Thị trường cổ phiếu châu Âu hôm qua cũng bị cuốn theo làn sóng bán tháo của các nhà đầu tư tại châu Á và phố Wall. Chỉ số FTSE 100 của Anh bị trừ 1,52%. Chỉ số DAX của Đức thấp hơn phiên trước 2,96%. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 3,07%.
Tại châu Á, ngoại trừ mức tăng 0,84% ghi nhận trên chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc, các thị trường lớn đều trượt dốc. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm 1,29%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong xuống 0,73%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc xuống 0,43%.
Xu hướng cung lớn hơn cầu vẫn tiếp diễn tại thị trường châu Á. Tính tới 9h50 sáng nay 13/11, chỉ số Nikkei 225 giảm 4,96%. Chỉ số Hang Seng mất 5,97%. Chỉ số Shanghai Composite trượt dốc 0,82%. Chỉ số KOSPI giảm sâu 5,21%.
(Theo CNN & Reuters)
No comments:
Post a Comment