Dù chưa chính thức áp dụng việc thắt chặt hồ sơ đăng ký niêm yết của các DN, nhưng nhà môi giới chứng khoán đã nhận thấy tác động của thông tin này với thị trường OTC.
Theo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC), để bảo vệ lợi ích nhà đầu tư, tránh những tác động xấu đến cổ phiếu của doanh nghiệp sau khi niêm yết, cơ quan quản lý có thể sẽ tạm ngừng xem xét hồ sơ đăng ký lên sàn của một số công ty.
Cụ thể, với những doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh đến hết quý III/2008 bị lỗ hoặc không trích lập dự phòng theo quy định, HOSE và HASTC sẽ cân nhắc, thẩm định kỹ lưỡng. Trường hợp cần thiết, hai cơ quan này sẽ tạm ngừng xem xét hồ sơ cho đến khi có kết quả kinh doanh của quý IV/2008.
Nhận định về kế hoạch của hai cơ quan quản lý trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, động thái kiểm soát chặt này nhằm tăng cường sự minh bạch trên thị trường chứng khoán, đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư, tránh những ảnh hưởng không tốt đến cổ phiếu của doanh nghiệp khi chính thức lên sàn.
Như vậy có thể nói, việc áp dụng cơ chế kiểm soát này là hoàn toàn khả thi và có mục đích tốt. Tuy nhiên, với xu hướng điều chỉnh giảm của thị trường niêm yết hiện nay và việc hàng loạt cổ phiếu sắp được chào sàn trong tháng 11, thì động thái của cơ quan quản lý mới chỉ thể hiện “bề nổi”. Và “phần chìm” của nó cần được giới đầu tư nhìn nhận như một phương pháp nhằm giảm nguồn cung cổ phiếu cho thị trường niêm yết.
Theo giám đốc một công ty chứng khoán tại TP.HCM, khi thị trường điều chỉnh sâu, đặc biệt các ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật bị phá vỡ, thì việc giảm nguồn cung cổ phiếu, tránh để cổ phiếu bị pha loãng sẽ là “kim chỉ nam” cho việc “giải cứu” thị trường.
Thực tế, thị trường trong tháng 11 đã chuẩn bị đón nhận nhiều cổ phiếu mới, trong đó xuất hiện không ít cổ phiếu thuộc dạng “hàng khủng”, có sức hút vốn lớn, đã và đang tạo sức ép cho thị trường niêm yết. Bên cạnh đó, biến động thất thường của thị trường chứng khoán thế giới cũng khiến cơ quan quản lý phải chuẩn bị các phương án dự phòng.
Xét trên quan điểm bảo vệ thị trường của cơ quan quản lý, cũng theo vị giám đốc này, “mặt trái” của việc siết chặt các hồ sơ niêm yết sẽ còn có tác động làm giảm lòng tin của nhà đầu tư. Đối với nhà đầu tư OTC, mong đợi lớn nhất của họ chính là việc cổ phiếu được niêm yết theo đúng kế hoạch mà HĐQT của doanh nghiệp đã đề ra.
Trong khi môi trường kinh tế toàn cầu đang suy thoái, đa số các doanh nghiệp đều gặp khó khăn và thực tế thua lỗ ở các tháng cuối năm là điều khó tránh khỏi.
Vì thế, nếu việc siết chặt hồ sơ niêm yết theo các tiêu chí của HOSE và HASTC được thực hiện, thì khó có doanh nghiệp nào đáp ứng được yêu cầu niêm yết, cũng đồng nghĩa với giảm tính thanh khoản - lo ngại lớn nhất của những nhà đầu tư OTC.
Theo nhiều nhà đầu tư OTC, đánh giá khả năng hoạt động của một doanh nghiệp phải theo một quá trình lâu dài, bởi lợi nhuận của đơn vị này chỉ có được sau một quá trình đầu tư.
Do đó, nếu xác định tình trạng lỗ của doanh nghiệp chỉ trong một vài tháng cuối năm thì sẽ không sát với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Và kế hoạch kiểm soát thị trường của cơ quan quản lý thông qua việc giám sát chặt chẽ các hồ sơ niêm yết có thể được coi là hình thức “trói chân” các giao dịch của nhiều cổ phiếu OTC.
Một nhà đầu tư ở sàn SSI tỏ ra lo ngại: “Sẽ có nhiều doanh nghiệp không thể niêm yết, bởi những khoản lợi nhuận mong đợi được dồn vào những tháng đầu năm 2009. Lúc đó, khả năng huy động vốn của những doanh nghiệp này sẽ giảm, không đủ thực hiện các dự án và nhà đầu tư có thể sẽ đánh giá sai về “sức khỏe” của doanh nghiệp.
(Theo Báo Đầu Tư)
Theo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC), để bảo vệ lợi ích nhà đầu tư, tránh những tác động xấu đến cổ phiếu của doanh nghiệp sau khi niêm yết, cơ quan quản lý có thể sẽ tạm ngừng xem xét hồ sơ đăng ký lên sàn của một số công ty.
Cụ thể, với những doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh đến hết quý III/2008 bị lỗ hoặc không trích lập dự phòng theo quy định, HOSE và HASTC sẽ cân nhắc, thẩm định kỹ lưỡng. Trường hợp cần thiết, hai cơ quan này sẽ tạm ngừng xem xét hồ sơ cho đến khi có kết quả kinh doanh của quý IV/2008.
Nhận định về kế hoạch của hai cơ quan quản lý trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, động thái kiểm soát chặt này nhằm tăng cường sự minh bạch trên thị trường chứng khoán, đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư, tránh những ảnh hưởng không tốt đến cổ phiếu của doanh nghiệp khi chính thức lên sàn.
Như vậy có thể nói, việc áp dụng cơ chế kiểm soát này là hoàn toàn khả thi và có mục đích tốt. Tuy nhiên, với xu hướng điều chỉnh giảm của thị trường niêm yết hiện nay và việc hàng loạt cổ phiếu sắp được chào sàn trong tháng 11, thì động thái của cơ quan quản lý mới chỉ thể hiện “bề nổi”. Và “phần chìm” của nó cần được giới đầu tư nhìn nhận như một phương pháp nhằm giảm nguồn cung cổ phiếu cho thị trường niêm yết.
Theo giám đốc một công ty chứng khoán tại TP.HCM, khi thị trường điều chỉnh sâu, đặc biệt các ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật bị phá vỡ, thì việc giảm nguồn cung cổ phiếu, tránh để cổ phiếu bị pha loãng sẽ là “kim chỉ nam” cho việc “giải cứu” thị trường.
Thực tế, thị trường trong tháng 11 đã chuẩn bị đón nhận nhiều cổ phiếu mới, trong đó xuất hiện không ít cổ phiếu thuộc dạng “hàng khủng”, có sức hút vốn lớn, đã và đang tạo sức ép cho thị trường niêm yết. Bên cạnh đó, biến động thất thường của thị trường chứng khoán thế giới cũng khiến cơ quan quản lý phải chuẩn bị các phương án dự phòng.
Xét trên quan điểm bảo vệ thị trường của cơ quan quản lý, cũng theo vị giám đốc này, “mặt trái” của việc siết chặt các hồ sơ niêm yết sẽ còn có tác động làm giảm lòng tin của nhà đầu tư. Đối với nhà đầu tư OTC, mong đợi lớn nhất của họ chính là việc cổ phiếu được niêm yết theo đúng kế hoạch mà HĐQT của doanh nghiệp đã đề ra.
Trong khi môi trường kinh tế toàn cầu đang suy thoái, đa số các doanh nghiệp đều gặp khó khăn và thực tế thua lỗ ở các tháng cuối năm là điều khó tránh khỏi.
Vì thế, nếu việc siết chặt hồ sơ niêm yết theo các tiêu chí của HOSE và HASTC được thực hiện, thì khó có doanh nghiệp nào đáp ứng được yêu cầu niêm yết, cũng đồng nghĩa với giảm tính thanh khoản - lo ngại lớn nhất của những nhà đầu tư OTC.
Theo nhiều nhà đầu tư OTC, đánh giá khả năng hoạt động của một doanh nghiệp phải theo một quá trình lâu dài, bởi lợi nhuận của đơn vị này chỉ có được sau một quá trình đầu tư.
Do đó, nếu xác định tình trạng lỗ của doanh nghiệp chỉ trong một vài tháng cuối năm thì sẽ không sát với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Và kế hoạch kiểm soát thị trường của cơ quan quản lý thông qua việc giám sát chặt chẽ các hồ sơ niêm yết có thể được coi là hình thức “trói chân” các giao dịch của nhiều cổ phiếu OTC.
Một nhà đầu tư ở sàn SSI tỏ ra lo ngại: “Sẽ có nhiều doanh nghiệp không thể niêm yết, bởi những khoản lợi nhuận mong đợi được dồn vào những tháng đầu năm 2009. Lúc đó, khả năng huy động vốn của những doanh nghiệp này sẽ giảm, không đủ thực hiện các dự án và nhà đầu tư có thể sẽ đánh giá sai về “sức khỏe” của doanh nghiệp.
(Theo Báo Đầu Tư)
No comments:
Post a Comment