Clare College, một phân hiệu của Đại học Cambridge danh tiếng của Anh, vừa quyết định vay 15 triệu bảng Anh (24 triệu đô la) trong 40 năm để đầu tư vào cổ phiếu.
Đây là lần đầu tiên một ngôi trường đại học có lịch sử 700 năm liều lĩnh nhảy vào lãnh vực đầu tư với khá nhiều rủi ro nhưng cũng hứa hẹn nhiều lợi nhuận.
Clare College ký hợp đồng vay tiền từ Ngân hàng Abbey với lãi suất cố định nhưng lại ký tiếp một hợp đồng hoán đổi lãi suất với HSBC để chuyển thành lãi suất thả nổi dựa vào lạm phát, bằng với mức lạm phát hàng năm cộng 1,09% nhưng không quá 7%/năm. Giả dụ lạm phát ở mức 3% thì đến lúc đáo hạn vào năm 2048, khoản tiền phải trả lên đến 75 triệu bảng Anh. Như vậy, nếu danh mục đầu tư của trường này làm ra trên 1,09% năm (sau khi trừ trượt giá), một mức khá khiêm tốn trong lịch sử chứng khoán, thì trường này yên tâm có lãi để chi xài. Còn nếu giá cổ phiếu tiếp tục giảm, họ sẽ phải chịu lỗ.
Tư vấn cho nhà trường trong phi vụ độc đáo này là các cựu sinh viên hiện đang là những nhà đầu tư chứng khoán dày dạn kinh nghiệm. Họ cho rằng giá cổ phiếu nói chung hiện đang ở mức thấp chưa từng thấy cho nên mua cổ phiếu với tầm nhìn dài hạn chỉ có lời chứ khó lòng lỗ được. Khoảng thời gian 40 năm cũng bảo đảm cho họ lướt qua mọi thăng trầm ngắn hạn của thị trường.
Các nhà phân tích thị trường ở Anh cho rằng, trường chắc chắn có lãi vì chỉ cần hưởng cổ tức trong 40 năm tới cũng cao hơn mức đi vay nhiều. Một công ty niêm yết mà hàng năm không đem lại mức lãi chừng trên 1% cho cổ đông trong suốt 40 năm thì không thể tồn tại và cả hệ thống đầu tư gián tiếp sẽ không thể tồn tại.
Các trường đại học châu Âu và nhất là ở Mỹ hoạt động được là nhờ hệ thống quyên góp tiền đưa vào một khoản gọi là endowment (tiền hiến tặng). Khoản này có thể từ vài chục triệu ở trường nhỏ đến cả chục tỉ ở những trường danh tiếng, có bề dày lịch sử và có lực lượng cựu sinh viên thành đạt. Nhà trường thường cử ra một ban lo đầu tư tiền này để lấy lời bổ sung vào kinh phí hoạt động.
Riêng với Clare College, có sẵn khoản endowment chừng 60 triệu bảng, cho biết tiền lãi từ phi vụ vay tiền đầu tư nói trên sẽ được dùng để duy trì hệ thống giảng dạy “một thầy vài trò” nổi tiếng. Quy mô lớp ở các đại học danh tiếng thường nhỏ nhưng hệ thống dạy theo kiểu kèm cặp trực tiếp này càng độc đáo hơn vì đôi lúc chỉ có một thầy với hai sinh viên, học bằng cách thảo luận, bàn bạc, tranh cãi như mô hình của nhà hiền triết Socrates ngày xưa.
Ở góc độ thị trường, tin tức như vụ Clare College làm nhiều nhà đầu tư sực tỉnh rằng có lẽ thị trường đã xuống đến mức quá thấp và làm nhiều người khác cân nhắc lại chiến lược đầu tư dài hạn thật sự. Tuy nhiên, cũng có người chỉ ra, giá cổ phiếu sau nhiều năm thăng trầm hiện đang quay về mức cách đây... hàng chục năm. Ví dụ lúc chỉ số Dow Jones xuống mức 8.000 điểm, người ta mới chợt nhận ra đây là mức chỉ số đã đạt cách đây 10 năm. Hay chỉ số Nikkei 225 vừa rớt xuống mức bằng với mức cách đây 26 năm và sau khi phục hồi đôi chút, cũng chỉ bằng một phần tư mức đã đạt vào năm 1989.
Ý tưởng cho rằng đầu tư cổ phiếu lâu dài ắt phải có lãi xuất phát từ nguyên tắc căn bản của tài chính - rủi ro cao thì lợi nhuận cao. Cổ đông có thể mất sạch tiền nếu công ty mình đầu tư phá sản cho nên họ chỉ đầu tư nếu được bù đắp bởi một mức lãi ứng với rủi ro họ gánh chịu. Nguyên tắc này gần đây bị phá vỡ bởi các sản phẩm phái sinh - tức nhà đầu tư dùng sản phẩm phái sinh để triệt tiêu rủi ro và thời gian đầu tư càng dài, chi phí triệt tiêu rủi ro càng cao. Vì thế, tờ Economist, trích lời John Ralfe, một chuyên gia tư vấn đầu tư, cho rằng để triệt tiêu rủi ro cho dòng đầu tư kéo dài đến 40 năm như trường Clare College, chi phí bỏ ra lên đến 35% tổng trị giá danh mục đầu tư.
Economist kết luận Clare College đang đánh cược với mức rủi ro khá lớn. So sánh với nhận định của các nhà phân tích thị trường ở đầu bài, liệu ở đây có gì mâu thuẫn? Có lẽ đó chính là sự vận hành méo mó của thị trường tài chính trong thời gian qua với các sản phẩm phái sinh và mức định giá cổ phiếu quá cao đã làm những phi vụ “an toàn” như của Clare College có thể không an toàn. Và đó chính là vấn đề lớn của nền tài chính toàn cầu mà các nước phải giải quyết trong thời gian tới trước khi hy vọng thị trường phục hồi một cách bền vững và lành mạnh.
(Theo TBKTSG)
Đây là lần đầu tiên một ngôi trường đại học có lịch sử 700 năm liều lĩnh nhảy vào lãnh vực đầu tư với khá nhiều rủi ro nhưng cũng hứa hẹn nhiều lợi nhuận.
Clare College ký hợp đồng vay tiền từ Ngân hàng Abbey với lãi suất cố định nhưng lại ký tiếp một hợp đồng hoán đổi lãi suất với HSBC để chuyển thành lãi suất thả nổi dựa vào lạm phát, bằng với mức lạm phát hàng năm cộng 1,09% nhưng không quá 7%/năm. Giả dụ lạm phát ở mức 3% thì đến lúc đáo hạn vào năm 2048, khoản tiền phải trả lên đến 75 triệu bảng Anh. Như vậy, nếu danh mục đầu tư của trường này làm ra trên 1,09% năm (sau khi trừ trượt giá), một mức khá khiêm tốn trong lịch sử chứng khoán, thì trường này yên tâm có lãi để chi xài. Còn nếu giá cổ phiếu tiếp tục giảm, họ sẽ phải chịu lỗ.
Tư vấn cho nhà trường trong phi vụ độc đáo này là các cựu sinh viên hiện đang là những nhà đầu tư chứng khoán dày dạn kinh nghiệm. Họ cho rằng giá cổ phiếu nói chung hiện đang ở mức thấp chưa từng thấy cho nên mua cổ phiếu với tầm nhìn dài hạn chỉ có lời chứ khó lòng lỗ được. Khoảng thời gian 40 năm cũng bảo đảm cho họ lướt qua mọi thăng trầm ngắn hạn của thị trường.
Các nhà phân tích thị trường ở Anh cho rằng, trường chắc chắn có lãi vì chỉ cần hưởng cổ tức trong 40 năm tới cũng cao hơn mức đi vay nhiều. Một công ty niêm yết mà hàng năm không đem lại mức lãi chừng trên 1% cho cổ đông trong suốt 40 năm thì không thể tồn tại và cả hệ thống đầu tư gián tiếp sẽ không thể tồn tại.
Các trường đại học châu Âu và nhất là ở Mỹ hoạt động được là nhờ hệ thống quyên góp tiền đưa vào một khoản gọi là endowment (tiền hiến tặng). Khoản này có thể từ vài chục triệu ở trường nhỏ đến cả chục tỉ ở những trường danh tiếng, có bề dày lịch sử và có lực lượng cựu sinh viên thành đạt. Nhà trường thường cử ra một ban lo đầu tư tiền này để lấy lời bổ sung vào kinh phí hoạt động.
Riêng với Clare College, có sẵn khoản endowment chừng 60 triệu bảng, cho biết tiền lãi từ phi vụ vay tiền đầu tư nói trên sẽ được dùng để duy trì hệ thống giảng dạy “một thầy vài trò” nổi tiếng. Quy mô lớp ở các đại học danh tiếng thường nhỏ nhưng hệ thống dạy theo kiểu kèm cặp trực tiếp này càng độc đáo hơn vì đôi lúc chỉ có một thầy với hai sinh viên, học bằng cách thảo luận, bàn bạc, tranh cãi như mô hình của nhà hiền triết Socrates ngày xưa.
Ở góc độ thị trường, tin tức như vụ Clare College làm nhiều nhà đầu tư sực tỉnh rằng có lẽ thị trường đã xuống đến mức quá thấp và làm nhiều người khác cân nhắc lại chiến lược đầu tư dài hạn thật sự. Tuy nhiên, cũng có người chỉ ra, giá cổ phiếu sau nhiều năm thăng trầm hiện đang quay về mức cách đây... hàng chục năm. Ví dụ lúc chỉ số Dow Jones xuống mức 8.000 điểm, người ta mới chợt nhận ra đây là mức chỉ số đã đạt cách đây 10 năm. Hay chỉ số Nikkei 225 vừa rớt xuống mức bằng với mức cách đây 26 năm và sau khi phục hồi đôi chút, cũng chỉ bằng một phần tư mức đã đạt vào năm 1989.
Ý tưởng cho rằng đầu tư cổ phiếu lâu dài ắt phải có lãi xuất phát từ nguyên tắc căn bản của tài chính - rủi ro cao thì lợi nhuận cao. Cổ đông có thể mất sạch tiền nếu công ty mình đầu tư phá sản cho nên họ chỉ đầu tư nếu được bù đắp bởi một mức lãi ứng với rủi ro họ gánh chịu. Nguyên tắc này gần đây bị phá vỡ bởi các sản phẩm phái sinh - tức nhà đầu tư dùng sản phẩm phái sinh để triệt tiêu rủi ro và thời gian đầu tư càng dài, chi phí triệt tiêu rủi ro càng cao. Vì thế, tờ Economist, trích lời John Ralfe, một chuyên gia tư vấn đầu tư, cho rằng để triệt tiêu rủi ro cho dòng đầu tư kéo dài đến 40 năm như trường Clare College, chi phí bỏ ra lên đến 35% tổng trị giá danh mục đầu tư.
Economist kết luận Clare College đang đánh cược với mức rủi ro khá lớn. So sánh với nhận định của các nhà phân tích thị trường ở đầu bài, liệu ở đây có gì mâu thuẫn? Có lẽ đó chính là sự vận hành méo mó của thị trường tài chính trong thời gian qua với các sản phẩm phái sinh và mức định giá cổ phiếu quá cao đã làm những phi vụ “an toàn” như của Clare College có thể không an toàn. Và đó chính là vấn đề lớn của nền tài chính toàn cầu mà các nước phải giải quyết trong thời gian tới trước khi hy vọng thị trường phục hồi một cách bền vững và lành mạnh.
(Theo TBKTSG)
No comments:
Post a Comment