Theo thống kê, thị trường chứng khoán chính thức của Việt Nam có 50 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất, trong tổng số khoảng 300 cổ phiếu đã niêm yết. Giá trị vốn hóa của 50 cổ phiếu này tính đến ngày 7.11.2008 đạt khoảng 192,9 nghìn tỉ đồng, chiếm 81,9% tổng giá trị vốn hóa của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường.
Trong 50 cổ phiếu này (có giá trị vốn hóa hiện đạt 669 tỉ đồng trở lên), số cổ phiếu có giá trị vốn hóa từ 2.000 tỉ đồng trở lên có 22 cổ phiếu, với tổng giá trị vốn hóa 161,1 nghìn tỉ đồng, chiếm 68,4% tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường niêm yết. Trong 22 cổ phiếu trên, số cổ phiếu có giá trị vốn hóa từ 5.000 tỉ đồng trở lên có 13 cổ phiếu, với tổng giá trị vốn hóa 131.848 tỉ đồng, chiếm 56% tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường niêm yết. Trong 13 cổ phiếu trên, số cổ phiếu có giá trị vốn hóa từ 10 nghìn tỉ trở lên có 6, với tổng giá trị vốn hóa đạt 78.019 tỉ đồng, chiếm 33,13% tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường. Danh sách 6 cổ phiếu này như sau: DPM, VNB, STB, PVF, ACB, PVD.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng các cổ phiếu trên được gọi bằng cái tên “blue chip”; người viết tạm dùng cụm từ “cổ phiếu đại gia” - trụ cột thị trường để gọi các cổ phiếu này. Có thể thấy, sự tiến/lùi giá các “cổ phiếu đại gia” đã quyết định sự tiến/lùi của chỉ số chung của thị trường chứng khoán. Kỳ vọng tháng 11 cũng trông nhằm vào kỳ vọng các “cổ phiếu đại gia”. Vậy trạng thái của các “cổ phiếu đại gia” này hiện ra sao?
Trước hết, cần kể đến là STB. Đây là cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường lớn thứ 3; cũng là cổ phiếu có khối lượng đang lưu hành và khối lượng lưu hành bình quân lớn nhất trong các loại cổ phiếu trên thị trường. Điều đó có nghĩa là, sự biến động giá của cổ phiếu này có tác động vào loại lớn nhất đến sự biến động của chỉ số chung. STB hiện đang có giá thấp nhất (23.000 đ/cp) trong 17 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất. Điều đó cũng có nghĩa là, cùng một số tiền, có thể mua được nhiều cổ phiếu hơn; giá chỉ cần tăng 1.100 đồng/cp thì tỷ suất lãi đã đạt gần 5%, trong khi các cổ phiếu khác phải tăng nhiều hơn mới đạt tỷ suất lãi như trên. Hệ số P/E của STB hiện là 9,93 lần, thấp hơn mức 12,97 lần của 50 cổ phiếu có giá trị lớn nhất. Giá trị vốn hóa hiện thấp chỉ bằng 76,5% giá trị sổ sách (11.920 tỉ đồng/15.579 tỉ đồng), thấp hơn tỷ lệ tương ứng của một số cổ phiếu khác, chứng tỏ tiềm năng tăng giá sẽ còn lớn. Lợi nhuận đạt khá. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ sở hữu hết tỷ lệ cho phép (30%). Cách đây vài tháng, giá STB bị trồi sụt mạnh chủ yếu do phát hành bổ sung và thưởng với khối lượng lớn; nhưng gần đây đã tăng mạnh, tăng liên tục so với nhiều loại cổ phiếu khác chủ yếu do đón trước thông tin từ ngày 18.11, STB sẽ mua tới 25 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ. Đây là một thông tin tốt để các nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào sự tăng giá nhanh và bền vững của STB trong tháng 11 này và tháng 12 tới.
Thứ hai cần kể đến là SSI. Giá trị vốn hóa thị trường đạt 5.128 tỉ đồng, đứng thứ 13 trong toàn thị trường; khối lượng cổ phiếu đang lưu hành và lưu hành bình quân đứng thứ 12. Giá ở mức vừa phải (38.000 đ/cp). Giá trị vốn hóa thị trường chiếm tỷ lệ rất thấp so với giá trị sổ sách (5.128 tỉ đồng so với 29.563 tỉ đồng). Hệ số P/E là 13,77 lần. Lợi nhuận đạt khá. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đạt 48,27%, cao thứ 3 trong 50 cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhất. Đáng lưu ý, hiện có thông tin nhiều nhà đầu tư tổ chức trong nước đã mua vào với khối lượng lớn và Ngân hàng ANZ đăng ký mua vào hơn 1,3 triệu cổ phiếu từ ngày 3.11.
Thứ ba cần kể đến là ACB. Đây là cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn thứ 5. Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành và khối lượng đang lưu hành bình quân lớn thứ 5. Giá cổ phiếu ở mức vừa phải (42.800 đ/cp). Hệ số P/E hiện chỉ có 5,49 lần, thấp xa so với hệ số chung. Giá trị vốn hóa thị trường thấp chỉ bằng 40,3% so với giá trị sổ sách (11.257 tỉ đồng/27.932 tỉ đồng). Lợi nhuận đạt khá. Nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hết tỷ lệ cho phép (30%). Tuy nhiên, từ ngày 10.11, ACB đã niêm yết bổ sung tới 200 triệu cổ phiếu đã tạo gánh nặng tâm lý cho nhà đầu tư.
Thứ tư là cổ phiếu VNM có sự phục hồi đáng kể. VNM là cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường lớn thứ hai (15.424 tỉ đồng), có khối lượng cổ phiếu đang được lưu hành lớn (175,3 triệu), có hệ số P/E đạt 12,39 lần. Giá trị vốn hóa thị trường còn thấp so với giá trị sổ sách (15.424 tỉ so với 27.324 tỉ đồng). Lợi nhuận đạt khá. Thông tin tốt là tiêu thụ khá.
Thứ năm, các cổ phiếu PPC, VSH cũng có sự phục hồi đáng kể, do sự hấp dẫn của ngành điện. Cổ phiếu PVF mới lên sàn, nhưng đúng vào lúc thị trường lên, nên cũng thuận lợi.
Thế nên kỳ vọng ở tháng 11 cũng chính là kỳ vọng vào các cổ phiếu “đại gia”.
(Theo ThanhNien)
Trong 50 cổ phiếu này (có giá trị vốn hóa hiện đạt 669 tỉ đồng trở lên), số cổ phiếu có giá trị vốn hóa từ 2.000 tỉ đồng trở lên có 22 cổ phiếu, với tổng giá trị vốn hóa 161,1 nghìn tỉ đồng, chiếm 68,4% tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường niêm yết. Trong 22 cổ phiếu trên, số cổ phiếu có giá trị vốn hóa từ 5.000 tỉ đồng trở lên có 13 cổ phiếu, với tổng giá trị vốn hóa 131.848 tỉ đồng, chiếm 56% tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường niêm yết. Trong 13 cổ phiếu trên, số cổ phiếu có giá trị vốn hóa từ 10 nghìn tỉ trở lên có 6, với tổng giá trị vốn hóa đạt 78.019 tỉ đồng, chiếm 33,13% tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường. Danh sách 6 cổ phiếu này như sau: DPM, VNB, STB, PVF, ACB, PVD.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng các cổ phiếu trên được gọi bằng cái tên “blue chip”; người viết tạm dùng cụm từ “cổ phiếu đại gia” - trụ cột thị trường để gọi các cổ phiếu này. Có thể thấy, sự tiến/lùi giá các “cổ phiếu đại gia” đã quyết định sự tiến/lùi của chỉ số chung của thị trường chứng khoán. Kỳ vọng tháng 11 cũng trông nhằm vào kỳ vọng các “cổ phiếu đại gia”. Vậy trạng thái của các “cổ phiếu đại gia” này hiện ra sao?
Trước hết, cần kể đến là STB. Đây là cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường lớn thứ 3; cũng là cổ phiếu có khối lượng đang lưu hành và khối lượng lưu hành bình quân lớn nhất trong các loại cổ phiếu trên thị trường. Điều đó có nghĩa là, sự biến động giá của cổ phiếu này có tác động vào loại lớn nhất đến sự biến động của chỉ số chung. STB hiện đang có giá thấp nhất (23.000 đ/cp) trong 17 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất. Điều đó cũng có nghĩa là, cùng một số tiền, có thể mua được nhiều cổ phiếu hơn; giá chỉ cần tăng 1.100 đồng/cp thì tỷ suất lãi đã đạt gần 5%, trong khi các cổ phiếu khác phải tăng nhiều hơn mới đạt tỷ suất lãi như trên. Hệ số P/E của STB hiện là 9,93 lần, thấp hơn mức 12,97 lần của 50 cổ phiếu có giá trị lớn nhất. Giá trị vốn hóa hiện thấp chỉ bằng 76,5% giá trị sổ sách (11.920 tỉ đồng/15.579 tỉ đồng), thấp hơn tỷ lệ tương ứng của một số cổ phiếu khác, chứng tỏ tiềm năng tăng giá sẽ còn lớn. Lợi nhuận đạt khá. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ sở hữu hết tỷ lệ cho phép (30%). Cách đây vài tháng, giá STB bị trồi sụt mạnh chủ yếu do phát hành bổ sung và thưởng với khối lượng lớn; nhưng gần đây đã tăng mạnh, tăng liên tục so với nhiều loại cổ phiếu khác chủ yếu do đón trước thông tin từ ngày 18.11, STB sẽ mua tới 25 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ. Đây là một thông tin tốt để các nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào sự tăng giá nhanh và bền vững của STB trong tháng 11 này và tháng 12 tới.
Thứ hai cần kể đến là SSI. Giá trị vốn hóa thị trường đạt 5.128 tỉ đồng, đứng thứ 13 trong toàn thị trường; khối lượng cổ phiếu đang lưu hành và lưu hành bình quân đứng thứ 12. Giá ở mức vừa phải (38.000 đ/cp). Giá trị vốn hóa thị trường chiếm tỷ lệ rất thấp so với giá trị sổ sách (5.128 tỉ đồng so với 29.563 tỉ đồng). Hệ số P/E là 13,77 lần. Lợi nhuận đạt khá. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đạt 48,27%, cao thứ 3 trong 50 cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhất. Đáng lưu ý, hiện có thông tin nhiều nhà đầu tư tổ chức trong nước đã mua vào với khối lượng lớn và Ngân hàng ANZ đăng ký mua vào hơn 1,3 triệu cổ phiếu từ ngày 3.11.
Thứ ba cần kể đến là ACB. Đây là cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn thứ 5. Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành và khối lượng đang lưu hành bình quân lớn thứ 5. Giá cổ phiếu ở mức vừa phải (42.800 đ/cp). Hệ số P/E hiện chỉ có 5,49 lần, thấp xa so với hệ số chung. Giá trị vốn hóa thị trường thấp chỉ bằng 40,3% so với giá trị sổ sách (11.257 tỉ đồng/27.932 tỉ đồng). Lợi nhuận đạt khá. Nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hết tỷ lệ cho phép (30%). Tuy nhiên, từ ngày 10.11, ACB đã niêm yết bổ sung tới 200 triệu cổ phiếu đã tạo gánh nặng tâm lý cho nhà đầu tư.
Thứ tư là cổ phiếu VNM có sự phục hồi đáng kể. VNM là cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường lớn thứ hai (15.424 tỉ đồng), có khối lượng cổ phiếu đang được lưu hành lớn (175,3 triệu), có hệ số P/E đạt 12,39 lần. Giá trị vốn hóa thị trường còn thấp so với giá trị sổ sách (15.424 tỉ so với 27.324 tỉ đồng). Lợi nhuận đạt khá. Thông tin tốt là tiêu thụ khá.
Thứ năm, các cổ phiếu PPC, VSH cũng có sự phục hồi đáng kể, do sự hấp dẫn của ngành điện. Cổ phiếu PVF mới lên sàn, nhưng đúng vào lúc thị trường lên, nên cũng thuận lợi.
Thế nên kỳ vọng ở tháng 11 cũng chính là kỳ vọng vào các cổ phiếu “đại gia”.
(Theo ThanhNien)
No comments:
Post a Comment