VN-Index đã tăng điểm trở lại, bất chấp một “thông lệ” nổi bật trong suốt thời gian qua.
Mốc 340 điểm chính thức bị mất khi VN-Index giảm 7,82 điểm trong đợt 1. Diễn biến này có lẽ không gây bất ngờ với giới đầu tư nói chung, bởi hướng giảm điểm đã định hình từ mốc 379 điểm trước đó; mặt khác, chứng khoán thế giới lại trải qua đợt sụt giảm mạnh, đặc biệt tại thị trường Mỹ.
Với thị trường chứng khoán Việt Nam, tác động của thế giới trở nên nổi bật trong thời gian qua. Từ ngày 15/9, khi thế giới bắt đầu chứng kiến sự đổ vỡ của loạt ngân hàng lớn, tác động đó trở thành một “thông lệ” khó bỏ qua đối với chứng khoán trong nước. Thị trường đã có sự “liên thông” cùng tăng, cùng giảm trong nhiều phiên và không phải là trùng hợp ngẫu nhiên.
Nhưng hôm nay, sau sự sụt giảm nối tiếp trong đợt 1, bất ngờ đã đến khi VN-Index bật trở lại, gỡ gần 8 điểm đã mất trước đó và đảo chiều thành công từ đợt 2. Kết thúc phiên, chỉ số này đã tăng được 3,91 điểm, lên 346,24 điểm; mốc 340 điểm an toàn ở phiên này.
Nhưng để có được kết quả trên, VN-Index phải trải qua sự giằng co, đổi màu nhiều lần trong phiên; có lúc tăng tới 5 điểm. Thị trường vẫn đang thận trọng trong hướng tìm lại đà tăng, nhất là khi có yếu tố bất lợi từ sự sụt giảm của chứng khoán thế giới.
Cũng từ thị trường thế giới, giá dầu đang giảm nhanh gợi mở hy vọng giá bán trong nước sẽ tiếp tục được điều chỉnh. Hiện giá dầu thế giới ở gần mốc 56 USD/thùng, giảm quá sâu so với đỉnh điểm 147 USD/thùng trong tháng 7. Nếu giá xăng dầu trong nước tiếp tục được giảm sẽ là một yếu tố có sự hỗ trợ nhất định cho thị trường chứng khoán.
Còn trong phiên hôm nay, mức điểm VN-Index có được là từ sự nỗ lực trở lại của nhiều cổ phiếu lớn.
Dù không tăng mạnh nhưng DPM và HPG đã cùng hướng hỗ trợ VN-Index; DPM tăng 200 đồng/cổ phiếu, HPG tăng 500 đồng/cổ phiếu. Nhiều cổ phiếu lớn khác cũng tăng giá, thể hiện vai trò của mình trong phiên giằng co mạnh hôm nay. Tiêu biểu là sức tăng trần của VNM, thêm 4.000 đồng/cổ phiếu, chỉ đứng sau DHG (tăng 5.000 đồng/cổ phiếu) về giá trị tuyệt đối.
STB cùng góp sức với mức tăng nhẹ 200 đồng/cổ phiếu và vẫn là cổ phiếu giao dịch mạnh hàng đầu trên sàn (phiên này có hơn 2,8 triệu đơn vị khớp thành công). Bên cạnh đó, PVD, PPC, ITA, VIC, VPL hay những tên tuổi như SJS, SAM đều đồng loạt tăng giá.
Một điểm chung là nhiều cổ phiếu lớn đã tăng giá đẩy VN-Index lên điểm, nhưng mức tăng lại khá thấp, giá trần hạn chế. Đây cũng là diễn biến tăng phổ biến trên sàn hôm nay, cho thấy sự thận trọng lên giá trong thời điểm này.
Ngược lại, 2 cổ phiếu lớn là FPT và PVF hôm nay tiếp tục giảm giá, nhưng mức giảm đã được kìm bớt. FPT giảm nhẹ 500 đồng/cổ phiếu, PVF giảm 700 đồng/cổ phiếu.
Tính chung lượng mã tăng giá đã trở lại áp đảo trên sàn với 88 mã, chỉ còn lại 41 mã giảm và có tới 40 mã lưỡng lự ở giá tham chiếu, trong đó BT6 không có giao dịch.
Đây cũng là phiên chùng về khối lượng giao dịch so với những phiên vừa qua, toàn phiên có gần 16,2 triệu đơn vị với giá trị đạt 631 tỷ đồng; trong đó giao dịch thỏa thuận có hơn 2,8 triệu đơn vị với hơn 263 tỷ đồng.
Đây là phiên thứ hai liên tiếp thị trường chứng kiến giao dịch rất hạn chế tại nhiều cổ phiếu. Nhiều mã chỉ có khối lượng khớp thành công dưới 500 đơn vị; thậm chí có những trường hợp chỉ ở lô tối thiếu 10 đơn vị, hay chỉ được 60 đơn vị…
Sau phiên bán ra mạnh hôm qua, giao dịch của khối đầu tư nước ngoài đã chùng xuống, chỉ bán 2.051.150 cổ phiếu với hơn 100 tỷ đồng và mua vào 986.380 cổ phiếu với 56,7 tỷ đồng. Ngoài ra khối này còn bán ra 22.510 chứng chỉ quỹ và 1,5 triệu trái phiếu.
Trên sàn Hà Nội, sau phiên tăng điểm vào những phút cuối phiên trước, hôm nay chỉ số HASTC-Index lại đảo chiều, giảm 2,37 điểm, còn 110,64 điểm. Trong phiên có thời điểm chỉ số này giảm mạnh xuống dưới 107 điểm. Khối lượng giao dịch cũng giảm mạnh xuống còn gần 7,5 triệu cổ phiếu với gần 207 tỷ đồng.
Đóng cửa, ACB vẫn tiếp tục tăng giá; một số cổ phiếu lớn khác như PVS, KLS, NTP cũng tăng giá. Nhưng ngược lại, nhiều cổ phiếu lớn như BVS, KBC, PVI, VCG vẫn tiếp tục giảm giá. Tính chung tại đây đã có 104 mã tăng giá, 4 mã không có giao dịch, 13 mã ở giá tham chiếu và lượng mã giảm chỉ còn lại 34 thành viên.
Khối ngoại tại đây tiếp tục bán ra nhiều hơn mua vào; giá trị tương ứng là 14,17 tỷ đồng so với 1,5 tỷ đồng.
(Theo VnEconomy)
Mốc 340 điểm chính thức bị mất khi VN-Index giảm 7,82 điểm trong đợt 1. Diễn biến này có lẽ không gây bất ngờ với giới đầu tư nói chung, bởi hướng giảm điểm đã định hình từ mốc 379 điểm trước đó; mặt khác, chứng khoán thế giới lại trải qua đợt sụt giảm mạnh, đặc biệt tại thị trường Mỹ.
Với thị trường chứng khoán Việt Nam, tác động của thế giới trở nên nổi bật trong thời gian qua. Từ ngày 15/9, khi thế giới bắt đầu chứng kiến sự đổ vỡ của loạt ngân hàng lớn, tác động đó trở thành một “thông lệ” khó bỏ qua đối với chứng khoán trong nước. Thị trường đã có sự “liên thông” cùng tăng, cùng giảm trong nhiều phiên và không phải là trùng hợp ngẫu nhiên.
Nhưng hôm nay, sau sự sụt giảm nối tiếp trong đợt 1, bất ngờ đã đến khi VN-Index bật trở lại, gỡ gần 8 điểm đã mất trước đó và đảo chiều thành công từ đợt 2. Kết thúc phiên, chỉ số này đã tăng được 3,91 điểm, lên 346,24 điểm; mốc 340 điểm an toàn ở phiên này.
Nhưng để có được kết quả trên, VN-Index phải trải qua sự giằng co, đổi màu nhiều lần trong phiên; có lúc tăng tới 5 điểm. Thị trường vẫn đang thận trọng trong hướng tìm lại đà tăng, nhất là khi có yếu tố bất lợi từ sự sụt giảm của chứng khoán thế giới.
Cũng từ thị trường thế giới, giá dầu đang giảm nhanh gợi mở hy vọng giá bán trong nước sẽ tiếp tục được điều chỉnh. Hiện giá dầu thế giới ở gần mốc 56 USD/thùng, giảm quá sâu so với đỉnh điểm 147 USD/thùng trong tháng 7. Nếu giá xăng dầu trong nước tiếp tục được giảm sẽ là một yếu tố có sự hỗ trợ nhất định cho thị trường chứng khoán.
Còn trong phiên hôm nay, mức điểm VN-Index có được là từ sự nỗ lực trở lại của nhiều cổ phiếu lớn.
Dù không tăng mạnh nhưng DPM và HPG đã cùng hướng hỗ trợ VN-Index; DPM tăng 200 đồng/cổ phiếu, HPG tăng 500 đồng/cổ phiếu. Nhiều cổ phiếu lớn khác cũng tăng giá, thể hiện vai trò của mình trong phiên giằng co mạnh hôm nay. Tiêu biểu là sức tăng trần của VNM, thêm 4.000 đồng/cổ phiếu, chỉ đứng sau DHG (tăng 5.000 đồng/cổ phiếu) về giá trị tuyệt đối.
STB cùng góp sức với mức tăng nhẹ 200 đồng/cổ phiếu và vẫn là cổ phiếu giao dịch mạnh hàng đầu trên sàn (phiên này có hơn 2,8 triệu đơn vị khớp thành công). Bên cạnh đó, PVD, PPC, ITA, VIC, VPL hay những tên tuổi như SJS, SAM đều đồng loạt tăng giá.
Một điểm chung là nhiều cổ phiếu lớn đã tăng giá đẩy VN-Index lên điểm, nhưng mức tăng lại khá thấp, giá trần hạn chế. Đây cũng là diễn biến tăng phổ biến trên sàn hôm nay, cho thấy sự thận trọng lên giá trong thời điểm này.
Ngược lại, 2 cổ phiếu lớn là FPT và PVF hôm nay tiếp tục giảm giá, nhưng mức giảm đã được kìm bớt. FPT giảm nhẹ 500 đồng/cổ phiếu, PVF giảm 700 đồng/cổ phiếu.
Tính chung lượng mã tăng giá đã trở lại áp đảo trên sàn với 88 mã, chỉ còn lại 41 mã giảm và có tới 40 mã lưỡng lự ở giá tham chiếu, trong đó BT6 không có giao dịch.
Đây cũng là phiên chùng về khối lượng giao dịch so với những phiên vừa qua, toàn phiên có gần 16,2 triệu đơn vị với giá trị đạt 631 tỷ đồng; trong đó giao dịch thỏa thuận có hơn 2,8 triệu đơn vị với hơn 263 tỷ đồng.
Đây là phiên thứ hai liên tiếp thị trường chứng kiến giao dịch rất hạn chế tại nhiều cổ phiếu. Nhiều mã chỉ có khối lượng khớp thành công dưới 500 đơn vị; thậm chí có những trường hợp chỉ ở lô tối thiếu 10 đơn vị, hay chỉ được 60 đơn vị…
Sau phiên bán ra mạnh hôm qua, giao dịch của khối đầu tư nước ngoài đã chùng xuống, chỉ bán 2.051.150 cổ phiếu với hơn 100 tỷ đồng và mua vào 986.380 cổ phiếu với 56,7 tỷ đồng. Ngoài ra khối này còn bán ra 22.510 chứng chỉ quỹ và 1,5 triệu trái phiếu.
Trên sàn Hà Nội, sau phiên tăng điểm vào những phút cuối phiên trước, hôm nay chỉ số HASTC-Index lại đảo chiều, giảm 2,37 điểm, còn 110,64 điểm. Trong phiên có thời điểm chỉ số này giảm mạnh xuống dưới 107 điểm. Khối lượng giao dịch cũng giảm mạnh xuống còn gần 7,5 triệu cổ phiếu với gần 207 tỷ đồng.
Đóng cửa, ACB vẫn tiếp tục tăng giá; một số cổ phiếu lớn khác như PVS, KLS, NTP cũng tăng giá. Nhưng ngược lại, nhiều cổ phiếu lớn như BVS, KBC, PVI, VCG vẫn tiếp tục giảm giá. Tính chung tại đây đã có 104 mã tăng giá, 4 mã không có giao dịch, 13 mã ở giá tham chiếu và lượng mã giảm chỉ còn lại 34 thành viên.
Khối ngoại tại đây tiếp tục bán ra nhiều hơn mua vào; giá trị tương ứng là 14,17 tỷ đồng so với 1,5 tỷ đồng.
(Theo VnEconomy)
No comments:
Post a Comment