Ngày 13/11, nhiều thị trường chứng khoán châu Á đã giảm mạnh theo chứng khoán Mỹ, trong đó thị trường Nhật mất 5,25%.
Kịch bản ngày giao dịch này cũng giống như phiên trước đó khi thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lên điểm trong khi các thị trường lớn khác trong khu vực tiếp tục trượt dốc.
Ảnh hưởng từ ngày 12/11của thị trường chứng khoán Phố Wall đã tác động mạnh đến thị trường châu Á. Tuyên bố thay đổi đối tượng nhận hỗ trợ trong gói 700 tỷ USD của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đã tác động mạnh đến lòng tin của giới đầu tư.
Sự thay đổi này khiến họ quan ngại về một “đợt sóng” thứ hai sẽ nổi lên trên thị trường tài chính thế giới và qua đó sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán.
Ngày 13/11, Nhật đã lên tiếng sẽ góp 106 tỷ USD cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để giúp đỡ các nền kinh tế mới nổi trong một nỗ lực mới nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính vốn đang đe dọa thế giới bước vào một đợt suy thoái kinh tế kéo dài.
Theo truyền thông Nhật thông báo, Thủ tướng Nhật Taro Aso sẽ công bố một đề xuất quan trọng trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng tại cuộc họp thượng đỉnh của 7 nước công nghiệp phát triển và 13 nền kinh tế mới nổi (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Brazil,...).
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch ngày 13/11 đã giảm điểm với biên độ lớn và xuống mức thấp nhất trong 2 tuần qua. Cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn tiếp tục mất trên 6% giá trị do đồng Yên lên giá, riêng cổ phiếu của các hãng điện tử như Sony còn bị tác động bởi viễn cảnh lợi nhuận không mấy sáng sủa từ nhiều tập đoàn lớn cùng ngành của Mỹ.
Bên cạnh đó, trong ngày 13/11, truyền thông Nhật đã loan báo về việc ngân hàng lớn thứ hai của nước này - Mizuho Financial Group đang phải tìm cách tăng vốn thêm 3,2 tỷ USD cho hoạt động kinh doanh. Cổ phiếu của Mizuho Financial Group đã mất 6,6%, cổ phiếu Ngân hàng Mitsubishi UFJ Financial Group cũng hạ 3,7%.
Trong phiên này, cổ phiếu của các hãng xuất khẩu lớn giảm điểm mạnh gồm: Cổ phiếu Sony mất 8,7%, cổ phiếu Canon giảm 6,3%, cổ phiếu Panasonic hạ 7,4%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 456,87%, tương đương -5,25%, chốt ở mức 8.238,64. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,19 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Liên quan đến thị trường Trung Quốc, ngày 13/11, Cục Thống kê nước này cho biết, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng Mười đã tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái (mức thấp nhất trong 7 năm qua), thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,4% của tháng Chín.
Với những biến động mạnh của nền kinh tế thế giới, Trung Quốc đã ba lần cắt giảm lãi suất với tổng cộng 81 điểm phần trăm và đang duy trì mặt bằng lãi suất ở mức 6,66%/năm.
Với việc công bố gói kích thích kinh tế trị giá gần 600 tỷ USD mới đây, Trung Quốc đang chú trọng đẩy mạnh tăng trưởng của nền kinh tế vốn “chỉ” tăng 9% trong quý 3/2008.
Trong phiên giao dịch này, chứng khoán Trung Quốc là thị trường duy nhất tạo dấu ấn lạc quan khi chỉ số Shanghai Composite một mình tăng 3,68% giữa màu đỏ bao phủ khắp các thị trường chính trong khu vực.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này giảm 3,85%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 3,15%. Chỉ số Straits Times của Singapore trượt 2,82%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 5,15%.
(Theo VnEconomy)
Kịch bản ngày giao dịch này cũng giống như phiên trước đó khi thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lên điểm trong khi các thị trường lớn khác trong khu vực tiếp tục trượt dốc.
Ảnh hưởng từ ngày 12/11của thị trường chứng khoán Phố Wall đã tác động mạnh đến thị trường châu Á. Tuyên bố thay đổi đối tượng nhận hỗ trợ trong gói 700 tỷ USD của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đã tác động mạnh đến lòng tin của giới đầu tư.
Sự thay đổi này khiến họ quan ngại về một “đợt sóng” thứ hai sẽ nổi lên trên thị trường tài chính thế giới và qua đó sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán.
Ngày 13/11, Nhật đã lên tiếng sẽ góp 106 tỷ USD cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để giúp đỡ các nền kinh tế mới nổi trong một nỗ lực mới nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính vốn đang đe dọa thế giới bước vào một đợt suy thoái kinh tế kéo dài.
Theo truyền thông Nhật thông báo, Thủ tướng Nhật Taro Aso sẽ công bố một đề xuất quan trọng trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng tại cuộc họp thượng đỉnh của 7 nước công nghiệp phát triển và 13 nền kinh tế mới nổi (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Brazil,...).
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch ngày 13/11 đã giảm điểm với biên độ lớn và xuống mức thấp nhất trong 2 tuần qua. Cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn tiếp tục mất trên 6% giá trị do đồng Yên lên giá, riêng cổ phiếu của các hãng điện tử như Sony còn bị tác động bởi viễn cảnh lợi nhuận không mấy sáng sủa từ nhiều tập đoàn lớn cùng ngành của Mỹ.
Bên cạnh đó, trong ngày 13/11, truyền thông Nhật đã loan báo về việc ngân hàng lớn thứ hai của nước này - Mizuho Financial Group đang phải tìm cách tăng vốn thêm 3,2 tỷ USD cho hoạt động kinh doanh. Cổ phiếu của Mizuho Financial Group đã mất 6,6%, cổ phiếu Ngân hàng Mitsubishi UFJ Financial Group cũng hạ 3,7%.
Trong phiên này, cổ phiếu của các hãng xuất khẩu lớn giảm điểm mạnh gồm: Cổ phiếu Sony mất 8,7%, cổ phiếu Canon giảm 6,3%, cổ phiếu Panasonic hạ 7,4%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 456,87%, tương đương -5,25%, chốt ở mức 8.238,64. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,19 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Liên quan đến thị trường Trung Quốc, ngày 13/11, Cục Thống kê nước này cho biết, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng Mười đã tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái (mức thấp nhất trong 7 năm qua), thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,4% của tháng Chín.
Với những biến động mạnh của nền kinh tế thế giới, Trung Quốc đã ba lần cắt giảm lãi suất với tổng cộng 81 điểm phần trăm và đang duy trì mặt bằng lãi suất ở mức 6,66%/năm.
Với việc công bố gói kích thích kinh tế trị giá gần 600 tỷ USD mới đây, Trung Quốc đang chú trọng đẩy mạnh tăng trưởng của nền kinh tế vốn “chỉ” tăng 9% trong quý 3/2008.
Trong phiên giao dịch này, chứng khoán Trung Quốc là thị trường duy nhất tạo dấu ấn lạc quan khi chỉ số Shanghai Composite một mình tăng 3,68% giữa màu đỏ bao phủ khắp các thị trường chính trong khu vực.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này giảm 3,85%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 3,15%. Chỉ số Straits Times của Singapore trượt 2,82%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 5,15%.
(Theo VnEconomy)
No comments:
Post a Comment