Nhằm đảm bảo quyền lợi cho các NĐT, UBCKNN đã yêu cầu HOSE và HASTC cân nhắc, thẩm định kỹ lưỡng, nếu cần có thể tạm ngừng xem xét một số hồ sơ xin niêm yết.
Hiện nay, tính sơ sơ trên hai sàn niêm yết có hơn 30 DN đã nộp hồ sơ và đủ điều kiện niêm yết cổ phiếu. Tuy nhiên, do tác động từ những khó khăn của nền kinh tế, không loại trừ một số đơn vị đã được chấp thuận hoặc đang chờ xét hồ sơ có lợi nhuận âm trong năm 2008.
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho các NĐT, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã yêu cầu HOSE và HASTC cân nhắc, thẩm định kỹ lưỡng, nếu cần có thể tạm ngừng xem xét một số hồ sơ xin niêm yết.
Cụ thể, UBCK đề nghị, đối với các DN có kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh tới hết quý III/2008 bị lỗ hoặc không có trích lập dự phòng theo quy định, HOSE và HASTC cân nhắc, thẩm định kỹ lưỡng, nếu cần thiết tạm ngừng xem xét hồ sơ cho đến khi có kết quả kinh doanh quý IV/2008.
Bà Trần Anh Đào, Giám đốc Phòng quản lý và thẩm định niêm yết, HOSE, cho biết, tính đến thời điểm này, tại Sở có 4 cổ phiếu đang chờ ngày lên sàn gồm Licogi, Basa, khoáng sản Hà Nam và Tôn Hoa Sen, 7 - 8 hồ sơ đã được chấp thuận nguyên tắc và 9 hồ sơ đang được xem xét thẩm định.
Trong số những DN đã được chấp thuận niêm yết chưa có công ty nào bị lỗ lũy kế 3 quý đầu năm, riêng CTCP Basa có lợi nhuận quý III ở hoạt động kinh doanh chính bị âm, HOSE đã yêu cầu DN giải trình để công bố thông tin đến NĐT trước khi niêm yết.
Theo bà Đào, khi xét duyệt hồ sơ niêm yết, HOSE phải rất chú ý tới các trường hợp DN có trích dự phòng tài chính. Song việc xem xét này cũng chỉ có thể lượng hóa được một cách tương đối, bởi nếu DN đầu tư vào cổ phiếu niêm yết thì còn có cơ sở để định giá hợp lý, còn đầu tư cổ phiếu OTC thì chịu. Vì vậy, bên cạnh yếu tố trích lập dự phòng, Sở chú trọng nhiều đến hoạt động kinh doanh chính của DN.
Hiện tại, trong hồ sơ chờ niêm yết, các công ty phải nộp báo cáo kiểm toán năm 2006, 2007 và báo cáo tài chính quý III/2008. Nếu mảng hoạt động chính kém lạc quan, Sở yêu cầu công ty có thêm giải trình, trong đó đưa ra dự kiến kết quả kinh doanh cuối năm, nhằm cung cấp thêm thông tin cho NĐT.
Tại HASTC hiện có 18 công ty được chấp thuận niêm yết đang hoàn tất thủ tục lưu ký và chọn ngày niêm yết, 17 công ty đang nộp hồ sơ xin niêm yết.
Theo đại diện của HASTC, trong những công ty đang chờ niêm yết, không có DN nào bị lỗ trong 3 quý đầu năm; tuy nhiên, trong số hồ sơ chờ duyệt cấp phép có khoảng 2 - 3 công ty ở tình trạng "báo động", HASTC cũng đã có văn bản trả lời, đề nghị DN chờ đợi kết quả kinh doanh quý IV rồi mới xem xét tiếp hồ sơ.
"Ngay từ khi DN nộp hồ sơ, chúng tôi đã tiến hành xem xét ngay điều kiện quy định tại Nghị định 14/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật Chứng khoán và quy chế niêm yết do HASTC ban hành, những DN nào lỗ tính đến thời điểm xem xét gần nhất, tức là quý III/2008, đều phải có giải trình, những công ty có kết quả kinh doanh kém, đơn cử như CTCP Chứng khoán APEC ngay khi nộp hồ sơ HASTC đã từ chối", vị đại diện cho hay.
Như vậy có thể thấy, từ cơ quan quản lý thị trường là UBCK, đến HOSE và HASTC đều có quan điểm "cứng" về chất lượng hàng hóa tung ra thị trường. Đây là việc làm được nhiều quỹ đầu tư đánh giá cao trong thời điểm tìm kiếm sức cầu khó khăn.
Tuy nhiên, chiểu theo các quy định hiện hành là Nghị định 14/2007/NĐ-CP và quy chế hướng dẫn niêm yết của hai cơ quan tổ chức thị trường có thể thấy, nếu DN lãi trong giai đoạn 2006 - 2007 thì dù lỗ trong quý III hoặc lũy kế 3 quý đầu năm 2008, họ vẫn đủ tiêu chuẩn niêm yết ở thời điểm này và đương nhiên, từ chối cấp phép là sai luật.
Đề cập đến vấn đề này, giám đốc một CTCK cho rằng, nếu DN vẫn đủ điều kiện (tính đến thời điểm hiện tại) thì không nên trì hoãn kế hoạch niêm yết của họ, bởi lên sàn vào thời điểm này là đã khá dũng cảm, khi các yếu tố thị trường không thuận lợi như trước; hơn nữa, TTCK càng nhiều hàng hóa càng có thêm sự lựa chọn cho NĐT.
Điều quan trọng ở đây chính là việc những DN có dấu hiệu "báo động" về kết quả lợi nhuận năm 2008 nên được yêu cầu báo cáo giải trình thêm thông tin về hoạt động sản xuất - kinh doanh, những giải pháp DN dự kiến thực hiện để khắc phục, qua đó NĐT nắm được bức tranh về DN để ra quyết định. Thực tế cho thấy, nhiều DN chào sàn thời điểm này như OPC, HLA, cố phiếu rớt giá liên tục và dư bán giá sàn nhiều phiên.
(Theo ĐTCK)
Hiện nay, tính sơ sơ trên hai sàn niêm yết có hơn 30 DN đã nộp hồ sơ và đủ điều kiện niêm yết cổ phiếu. Tuy nhiên, do tác động từ những khó khăn của nền kinh tế, không loại trừ một số đơn vị đã được chấp thuận hoặc đang chờ xét hồ sơ có lợi nhuận âm trong năm 2008.
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho các NĐT, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã yêu cầu HOSE và HASTC cân nhắc, thẩm định kỹ lưỡng, nếu cần có thể tạm ngừng xem xét một số hồ sơ xin niêm yết.
Cụ thể, UBCK đề nghị, đối với các DN có kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh tới hết quý III/2008 bị lỗ hoặc không có trích lập dự phòng theo quy định, HOSE và HASTC cân nhắc, thẩm định kỹ lưỡng, nếu cần thiết tạm ngừng xem xét hồ sơ cho đến khi có kết quả kinh doanh quý IV/2008.
Bà Trần Anh Đào, Giám đốc Phòng quản lý và thẩm định niêm yết, HOSE, cho biết, tính đến thời điểm này, tại Sở có 4 cổ phiếu đang chờ ngày lên sàn gồm Licogi, Basa, khoáng sản Hà Nam và Tôn Hoa Sen, 7 - 8 hồ sơ đã được chấp thuận nguyên tắc và 9 hồ sơ đang được xem xét thẩm định.
Trong số những DN đã được chấp thuận niêm yết chưa có công ty nào bị lỗ lũy kế 3 quý đầu năm, riêng CTCP Basa có lợi nhuận quý III ở hoạt động kinh doanh chính bị âm, HOSE đã yêu cầu DN giải trình để công bố thông tin đến NĐT trước khi niêm yết.
Theo bà Đào, khi xét duyệt hồ sơ niêm yết, HOSE phải rất chú ý tới các trường hợp DN có trích dự phòng tài chính. Song việc xem xét này cũng chỉ có thể lượng hóa được một cách tương đối, bởi nếu DN đầu tư vào cổ phiếu niêm yết thì còn có cơ sở để định giá hợp lý, còn đầu tư cổ phiếu OTC thì chịu. Vì vậy, bên cạnh yếu tố trích lập dự phòng, Sở chú trọng nhiều đến hoạt động kinh doanh chính của DN.
Hiện tại, trong hồ sơ chờ niêm yết, các công ty phải nộp báo cáo kiểm toán năm 2006, 2007 và báo cáo tài chính quý III/2008. Nếu mảng hoạt động chính kém lạc quan, Sở yêu cầu công ty có thêm giải trình, trong đó đưa ra dự kiến kết quả kinh doanh cuối năm, nhằm cung cấp thêm thông tin cho NĐT.
Tại HASTC hiện có 18 công ty được chấp thuận niêm yết đang hoàn tất thủ tục lưu ký và chọn ngày niêm yết, 17 công ty đang nộp hồ sơ xin niêm yết.
Theo đại diện của HASTC, trong những công ty đang chờ niêm yết, không có DN nào bị lỗ trong 3 quý đầu năm; tuy nhiên, trong số hồ sơ chờ duyệt cấp phép có khoảng 2 - 3 công ty ở tình trạng "báo động", HASTC cũng đã có văn bản trả lời, đề nghị DN chờ đợi kết quả kinh doanh quý IV rồi mới xem xét tiếp hồ sơ.
"Ngay từ khi DN nộp hồ sơ, chúng tôi đã tiến hành xem xét ngay điều kiện quy định tại Nghị định 14/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật Chứng khoán và quy chế niêm yết do HASTC ban hành, những DN nào lỗ tính đến thời điểm xem xét gần nhất, tức là quý III/2008, đều phải có giải trình, những công ty có kết quả kinh doanh kém, đơn cử như CTCP Chứng khoán APEC ngay khi nộp hồ sơ HASTC đã từ chối", vị đại diện cho hay.
Như vậy có thể thấy, từ cơ quan quản lý thị trường là UBCK, đến HOSE và HASTC đều có quan điểm "cứng" về chất lượng hàng hóa tung ra thị trường. Đây là việc làm được nhiều quỹ đầu tư đánh giá cao trong thời điểm tìm kiếm sức cầu khó khăn.
Tuy nhiên, chiểu theo các quy định hiện hành là Nghị định 14/2007/NĐ-CP và quy chế hướng dẫn niêm yết của hai cơ quan tổ chức thị trường có thể thấy, nếu DN lãi trong giai đoạn 2006 - 2007 thì dù lỗ trong quý III hoặc lũy kế 3 quý đầu năm 2008, họ vẫn đủ tiêu chuẩn niêm yết ở thời điểm này và đương nhiên, từ chối cấp phép là sai luật.
Đề cập đến vấn đề này, giám đốc một CTCK cho rằng, nếu DN vẫn đủ điều kiện (tính đến thời điểm hiện tại) thì không nên trì hoãn kế hoạch niêm yết của họ, bởi lên sàn vào thời điểm này là đã khá dũng cảm, khi các yếu tố thị trường không thuận lợi như trước; hơn nữa, TTCK càng nhiều hàng hóa càng có thêm sự lựa chọn cho NĐT.
Điều quan trọng ở đây chính là việc những DN có dấu hiệu "báo động" về kết quả lợi nhuận năm 2008 nên được yêu cầu báo cáo giải trình thêm thông tin về hoạt động sản xuất - kinh doanh, những giải pháp DN dự kiến thực hiện để khắc phục, qua đó NĐT nắm được bức tranh về DN để ra quyết định. Thực tế cho thấy, nhiều DN chào sàn thời điểm này như OPC, HLA, cố phiếu rớt giá liên tục và dư bán giá sàn nhiều phiên.
(Theo ĐTCK)
No comments:
Post a Comment