Chứng khoán trên hai sàn giao dịch niêm yết liên tiếp giảm giá. Thị trường giao dịch các loại cổ phiếu (CP) chưa niêm yết (OTC) cũng đang trong tình trạng "ngủ đông", chỉ còn rất ít CP được giao dịch.
Những sàn giao dịch OTC vốn được xem là đông vui và ồn ào tại phố chứng khoán Nguyễn Công Trứ (quận 1, TP.HCM) giờ đã vắng lặng. Một chút khởi sắc ngắn ngủi của 2 sàn niêm yết trong thời gian qua chưa đủ để kéo thị trường OTC lên theo.
Đa phần các loại CP OTC từ ngân hàng đến bất động sản, vận tải, thủy sản,... mất tính thanh khoản khi không có giao dịch. Kể cả với CP của những công ty đầu tư bất động sản có kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm khả quan như Intresco, Năm Bảy Bảy, Licogi 16 và DIC Group. Một nhà đầu tư (NĐT) chuyên "đánh" hàng trên thị trường OTC tên Vân lắc đầu ngao ngán khi được hỏi thăm.
Chị cho biết lúc này không nhiều NĐT quan tâm đến CP OTC. "Ngay cả nhiều CP có tính thanh khoản cao trên sàn niêm yết mà còn sụt giảm giao dịch. Vì vậy nhiều CP trên OTC không hề có giao dịch nào. Ít nhất trong vòng một tháng rồi tôi chưa có giao dịch gì trên OTC", chị Vân nói.
Hiện giao dịch trên thị trường OTC gần như chỉ còn vài loại CP, trong đó có CP của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) và Ngân hàng Quân đội (MB). Những ngày đầu tháng 11, chúng tôi đã thử gửi bán CP của một ngân hàng ở bộ phận môi giới của một công ty chứng khoán tại đường Nguyễn Công Trứ nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu của nhân viên ở đây. Một ít đốm sáng trên thị trường OTC trong thời gian qua được ghi nhận, chẳng hạn như giá CP của MB và Eximbank được giao dịch thành công vẫn không rớt sâu như hồi giữa năm qua.
Cụ thể khi VN-Index phá đáy 366 điểm thì CP Eximbank từ mức 22.500 đồng/CP đã giảm xuống còn 21.800 đồng/CP; CP của MB từ mức 18.000 đồng/CP giảm còn 16.000 - 16.500 đồng/CP. Sau những phiên tăng điểm vừa qua của VN-Index thì giá 2 CP Eximbank và MB tăng trở lại. Hiện giá CP Eximbank được giao dịch ở mức 22.500 - 23.000 đồng/CP; MB từ 17.000 - 17.500 đồng/CP.
Nhìn chung, nhiều NĐT đang e ngại VN-Index vẫn đang tiếp tục xu hướng giảm do vậy họ chưa dám giao dịch trở lại trên thị trường OTC. Ông Vũ Văn Hà - Phó phòng Đầu tư Công ty chứng khoán Âu Việt - nhận định thị trường OTC hiện nay chỉ có các nhà môi giới, một số tổ chức và ngân hàng giao dịch với nhau. "Các NĐT cá nhân không còn mặn mà với CP trên sàn OTC vì tính thanh khoản quá kém. Hơn nữa, khi họ so sánh với giá các CP trên sàn niêm yết thì cũng đã có nhiều CP có giá khá thấp và mua bán lại dễ dàng hơn nên chỉ quan tâm đến CP trên sàn. Vì vậy ngay cả khi thị trường niêm yết tăng trở lại thì giao dịch trên OTC cũng chưa có phản ứng tức thì được", ông Vũ Văn Hà nói.
Một NĐT tên Trung (đang nắm giữ nhiều CP OTC) cho rằng mặt bằng giá thấp hiện nay cũng có thể chấp nhận được nhưng quan trọng nhất là phải có chỗ để giao dịch khi muốn bán ra hoặc mua vào. Nếu cứ tình trạng như thế này thì chắc chắn các công ty chưa niêm yết sẽ khó huy động vốn mà những cuộc đấu giá CP lần đầu ra công chúng cũng khó thành công.
"Tham gia đấu giá rồi mà CP không thể giao dịch được như CP của Vietcombank, Sabeco,... thì NĐT không dại gì bỏ tiền ra mua CP. Vì vậy, thị trường OTC cũng cần phải được xem như một bộ phận của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và cần được khuyến khích phát triển. Tôi hy vọng sàn giao dịch OTC từ Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội sớm được đưa vào hoạt động để chợ OTC sẽ bớt đìu hiu hơn", anh Trung nói.
(Theo ThanhNien)
Những sàn giao dịch OTC vốn được xem là đông vui và ồn ào tại phố chứng khoán Nguyễn Công Trứ (quận 1, TP.HCM) giờ đã vắng lặng. Một chút khởi sắc ngắn ngủi của 2 sàn niêm yết trong thời gian qua chưa đủ để kéo thị trường OTC lên theo.
Đa phần các loại CP OTC từ ngân hàng đến bất động sản, vận tải, thủy sản,... mất tính thanh khoản khi không có giao dịch. Kể cả với CP của những công ty đầu tư bất động sản có kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm khả quan như Intresco, Năm Bảy Bảy, Licogi 16 và DIC Group. Một nhà đầu tư (NĐT) chuyên "đánh" hàng trên thị trường OTC tên Vân lắc đầu ngao ngán khi được hỏi thăm.
Chị cho biết lúc này không nhiều NĐT quan tâm đến CP OTC. "Ngay cả nhiều CP có tính thanh khoản cao trên sàn niêm yết mà còn sụt giảm giao dịch. Vì vậy nhiều CP trên OTC không hề có giao dịch nào. Ít nhất trong vòng một tháng rồi tôi chưa có giao dịch gì trên OTC", chị Vân nói.
Hiện giao dịch trên thị trường OTC gần như chỉ còn vài loại CP, trong đó có CP của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) và Ngân hàng Quân đội (MB). Những ngày đầu tháng 11, chúng tôi đã thử gửi bán CP của một ngân hàng ở bộ phận môi giới của một công ty chứng khoán tại đường Nguyễn Công Trứ nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu của nhân viên ở đây. Một ít đốm sáng trên thị trường OTC trong thời gian qua được ghi nhận, chẳng hạn như giá CP của MB và Eximbank được giao dịch thành công vẫn không rớt sâu như hồi giữa năm qua.
Cụ thể khi VN-Index phá đáy 366 điểm thì CP Eximbank từ mức 22.500 đồng/CP đã giảm xuống còn 21.800 đồng/CP; CP của MB từ mức 18.000 đồng/CP giảm còn 16.000 - 16.500 đồng/CP. Sau những phiên tăng điểm vừa qua của VN-Index thì giá 2 CP Eximbank và MB tăng trở lại. Hiện giá CP Eximbank được giao dịch ở mức 22.500 - 23.000 đồng/CP; MB từ 17.000 - 17.500 đồng/CP.
Nhìn chung, nhiều NĐT đang e ngại VN-Index vẫn đang tiếp tục xu hướng giảm do vậy họ chưa dám giao dịch trở lại trên thị trường OTC. Ông Vũ Văn Hà - Phó phòng Đầu tư Công ty chứng khoán Âu Việt - nhận định thị trường OTC hiện nay chỉ có các nhà môi giới, một số tổ chức và ngân hàng giao dịch với nhau. "Các NĐT cá nhân không còn mặn mà với CP trên sàn OTC vì tính thanh khoản quá kém. Hơn nữa, khi họ so sánh với giá các CP trên sàn niêm yết thì cũng đã có nhiều CP có giá khá thấp và mua bán lại dễ dàng hơn nên chỉ quan tâm đến CP trên sàn. Vì vậy ngay cả khi thị trường niêm yết tăng trở lại thì giao dịch trên OTC cũng chưa có phản ứng tức thì được", ông Vũ Văn Hà nói.
Một NĐT tên Trung (đang nắm giữ nhiều CP OTC) cho rằng mặt bằng giá thấp hiện nay cũng có thể chấp nhận được nhưng quan trọng nhất là phải có chỗ để giao dịch khi muốn bán ra hoặc mua vào. Nếu cứ tình trạng như thế này thì chắc chắn các công ty chưa niêm yết sẽ khó huy động vốn mà những cuộc đấu giá CP lần đầu ra công chúng cũng khó thành công.
"Tham gia đấu giá rồi mà CP không thể giao dịch được như CP của Vietcombank, Sabeco,... thì NĐT không dại gì bỏ tiền ra mua CP. Vì vậy, thị trường OTC cũng cần phải được xem như một bộ phận của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và cần được khuyến khích phát triển. Tôi hy vọng sàn giao dịch OTC từ Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội sớm được đưa vào hoạt động để chợ OTC sẽ bớt đìu hiu hơn", anh Trung nói.
(Theo ThanhNien)
No comments:
Post a Comment