Friday, November 20, 2009

Thị trường Mỹ tiếp tục giảm điểm

Nỗi lo thị trường đã tăng điểm quá đà so với triển vọng thực của nền kinh tế trở lại.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 93,87 điểm tương đương 0,9% xuống mức 10.332,44 điểm.

Trong phiên giao dịch, đã có lúc chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ tới 170 điểm. Đây là mức hạ mạnh nhất của chỉ số này tính từ ngày 30/10/2009.

Chỉ số S&P 500 hạ 14,90 điểm tương đương 1,3% xuống mức 1.094,90 điểm, chỉ số Nasdaq hạ 36,32 điểm tương đương 1,7% xuống mức 2.156,82 điểm.

Chỉ số Russell 2000 của các doanh nghiệp nhỏ giảm 14,47 điểm tương đương 2,4% xuống mức 585,68 điểm.

Chỉ số S&P 500 rời xa mốc cao nhất trong 13 tháng ngay cả khi Bộ Lao động Mỹ công bố số lượng người thất nghiệp duy trì ở mức thấp nhất trong 10 tháng, FED tại Philadelphia công bố chỉ số kinh tế chính tăng cao hơn so với dự báo.

Ngoài ra Hiệp hội ngân hàng cho vay thế chấp tại Mỹ công bố tỷ lệ thu hồi nhà vẫn tiếp tục lập kỷ lục mới.

Các chỉ số chính giảm điểm ngay từ đầu phiên, đà giảm điểm duy trì trong suốt phiên. Chốt phiên giao dịch, cả 3 chỉ số chính đều mất điểm.

Cổ phiếu các công ty sản xuất chất bán dẫn thuộc chỉ số S&P 500 hạ 3,77%, mức hạ sâu nhất trong cổ phiếu của 24 nhóm ngành.

Cổ phiếu năng lượng thuộc chỉ số S&P 500 hạ 2,1%, mức cao nhất so với cổ phiếu 10 nhóm ngành khác thuộc chỉ số S&P 500.

Bank of America hạ xếp hạng đối với cổ phiếu các hãng sản xuất chip, cổ phiếu Intel và Texas Instrument vì thế hạ ít nhất 3,4%. Đồng yên tăng giá so với phần lớn các loại tiền tệ khác, chỉ số USD giảm khoảng 0,5%. Cổ phiếu công nghệ giảm 1,6%.

Cổ phiếu ngân hàng giảm điểm sau khi chuyên gia Meredith Whitney cho rằng cổ phiếu các ngân hàng Mỹ hiện đang ở mức quá cao và các tổ chức cho vay còn phụ thuộc nhiều vào chương trình mua chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp của chính phủ.

Khi thị trường chứng khoán mất điểm, nhà đầu tư tìm đến đồng USD và trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ. Chỉ số biến động giao dịch quyền chọn (CBOE) hay còn được cho là chỉ số đo bất ổn trên thị trường chứng khoán Mỹ tăng hơn 4% trong phiên giao dịch hôm qua.

Phiên hôm qua, nhà đầu tư chuyển tiền từ các loại tài sản có độ rủi ro cao như cổ phiếu sang tài sản an toàn hơn như đồng USD và trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ.

Sau khi thị trường tăng điểm ấn tượng trong 8 tháng, nhà đầu tư ngại ngần trong việc chấp nhận thêm rủi ro khi thời điểm cuối năm ngày một đến gần, ngoài ra họ lo ngại về khả năng đà phục hồi kinh tế có thể không được duy trì.

Từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư chủ yếu bán USD và đầu tư tiền vào các loại tài sản có độ rủi ro cao như cổ phiếu và hàng hóa, loại tài sản này có tiềm năng mang lại lợi tức cao hưn.

Chỉ số MSCI của TTCK 23 nước phát triển trong phiên hôm qua giảm 1,7% và như vậy có mức giảm sâu nhất trong 1 tháng.

Phiên hôm qua, chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán các nước mới nổi giảm 1,4%, mức hạ sâu nhất trong 1 tuần. Các chuyên gia hạ xếp hạng đối với cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Braxin.

Số liệu từ Bloomberg cho thấy trong nhóm công ty thuộc chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán 23 nước phát triển, 67% công ty công bố lợi nhuận vượt kỳ vọng của các chuyên gia. Còn trong nhóm công ty thuộc chỉ số S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2009, 80% số công ty đạt lợi nhuận cao hơn kỳ vọng.

Phiên hôm qua, chỉ số FTSE của thị trường Anh giảm 1,4%, chỉ số DAX của thị trường Đức giảm 1,5%. Chỉ số CAC của thị trường Pháp giảm 1,8%. Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật giảm 1,3%.

(Theo Bloomberg,CNNMoney)

No comments:

Khách Truy Cập Trong Ngày

PCR Designs Group

Giải Pháp Kinh Doanh

Thiết Kế Website

Quản Trị Website

Quảng Bá Website

Thương Mại Điện Tử

Câu Chuyện Doanh Nhân